Tổ hợp burst dựa trên mức ngưỡng

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT HỢP BURST TRONG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 2: CHUYỂN MẠCH BURST QUANG

2.2.2 Tổ hợp burst dựa trên mức ngưỡng

Trong phương pháp tổ hợp burst dựa trên mức ngưỡng, số lượng các burst bị giới hạn hay chiều dài của các burst là bằng nhau. Cụ thể là khi khi kích thước của các gói tin trong hàng đợi đạt đến một giá trị ngưỡng L, các gói tin được tổ hợp thành burst và lập lịch để truyền đi. Phương pháp tổ hợp burst này không đảm bảo về thời gian trễ tổ hợp burst.

Hình 2.5: Tổ hợp burst dựa trên mức ngưỡng

Một vấn đề đặt ra cho việc tổ hợp burst là làm sao tìm ra giá trị của bộ định thời và kích thước ngưỡng để tối thiểu hóa xác suất mất gói trong mạng OBS. Nếu như mức ngưỡng quá thấp dẫn đến kích thước burst nhỏ, số lượng burst truyền trong mạng sẽ nhiều dẫn đến xác suất xảy ra xung đột ở các nút lõi cao, nhưng số lượng gói trung bình bị mất do xung đột lại nhỏ. Thêm vào đó số lượng burst nhiều sẽ làm tăng áp lực lên mặt bằng điều khiển do phải xử lý nhiều các gói tin điều khiển của mỗi burst dữ liệu. Nếu thời gian cấu hình cho mỗi nút chuyển mạch không được bỏ qua, các burst ngắn sẽ khiến cho việc sử dụng tài nguyên một cách kém hiệu quả do phải mất nhiều thời gian chuyển mạch. Ngược lại, khi mức ngưỡng lớn dẫn đến kích thước burst lớn, số lượng burst vào mạng sẽ nhỏ, do đó xác suất xảy ra xung đột sẽ nhỏ nhưng số lượng gói trung bình bị mất do xung đột sẽ lớn.

Vì thế, cần có một sự cân bằng giữa số lượng xung đột và số lượng gói mất trung bình tại mỗi lần xung đột. Do đó, hoạt động của mạng OBS sẽ được cải thiện khi các gói đến được tổ hợp thành burst với một kích thước tối ưu.

Tương tự, phương pháp tổ hợp burst dựa trên bộ định thời cũng cần giá trị tối ưu về mặt thời gian.

Việc lựa chọn phương pháp tổ hợp burst tùy thuộc vào loại lưu lượng được truyền đi. Phương pháp tổ hợp burst dựa trên bộ định thời thích hợp với các lưu lượng nhạy cảm về mặt thời gian như các dịch vụ thời gian thực như thoại, truyền tải video vì thời gian trễ tổ hợp burst bị giới hạn. Nếu không có giới hạn về độ trễ, phương pháp tổ hợp burst dựa trên mức ngưỡng phù hợp cho các dịch vụ không yêu cầu thời gian thực như truyền số liệu, và cho phép điều khiển được số lượng gói bị mất trong mỗi lần xung đột.

Sau khi một burst được tạo ra sử dụng các phương pháp được nói ở trên, burst được lưu đệm trong hàng đợi trong một khoảng thời gian trước khi truyền đi sao cho gói tin điều khiển của burst đó có đủ thời gian để dự trữ tài nguyên. Trong thời gian này, các gói tin khác có thể tiếp tục đến nút biên. Việc thêm các gói tin này vào burst là không chấp nhận được vì tài nguyên cho burst lúc đầu được dự trữ căn cứ vào chiều dài của burst có trong gói tin điều khiển. Để các gói tin này cho các burst ở đằng sau có khả năng tăng trễ trung bình trong trường hợp lưu lượng lớn.

Theo Yang Chen, Chunming Quiao và Xiang Yu, một cách để giảm thiểu trễ là thực hiện dự đoán chiều dài burst: Gói tin điều khiển sẽ mang thông tin về chiều dài Burst là L + f(t) thay vì là L với L là chiều dài chính xác của burst khi gói tin điều khiển được gửi đi, f(t) là chiều dài dự đoán của các gói tin đi đến trong khoảng thời gian trễvà được tính toán dựa trên tốc độ trung bình của lưu lượng tới. Giả sử chiều dài thực sự của các gói tin đi đến là l(t). Nếu f(t) > l(t), chiều dài của burst khi truyền vào nút lõi là L + l(t), tài nguyên dự trữ cho burst sẽ bị lãng phí. Nếu f(t) < l(t), chiều dài của burst khi truyền vào nút lõi là L + f(t). Một phần gói tin có chiều dài l(t) – f(t) sẽ được ghép vào để truyền trên các burst phía sau. Nếu f(t) = l(t) là trường hợp lý tưởng nhất khi đó việc dự trữ tài nguyên cho burst sẽ là tối ưu và không tăng trễ.

2.3 Các phương thức điều khiển trong mạng chuyển mạch burst quang

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT HỢP BURST TRONG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w