Nguyên lý hoạt động của mạng chuyển mạch burst quang

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT HỢP BURST TRONG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 2: CHUYỂN MẠCH BURST QUANG

2.1.3 Nguyên lý hoạt động của mạng chuyển mạch burst quang

Khác với chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói, thông tin người dùng được tập hợp vào các burst có chiều dài cố định hoặc thay đổi. Khi truyền burst thì cơ chế cũng thật là đặc biệt. Trước tiên gói tin điều khiển sẽ được gửi đi, gói tin này sẽ giành trước tài nguyên. Với giao thức TAW, là phương pháp đăng ký hai chiều có xác nhận, nút chuyển mạch cần nhận được bản tin xác nhận thiết lập kết nối thì burst dữ liệu mới được gửi đi. Còn với TAG, là phương pháp đăng ký một chiều, burst dữ liệu được gửi đi sau một khoảng thời trễ, mà không cần nhận được bản tin xác nhận thiết lập kết nối.

Một điểm rất hay trong cơ chế của OBS đó là chỉ sử dụng một gói điều khiển để chuyển thành công một burst có độ dài từ một tới vài gói tin. Phần mào đầu điều khiển rất nhỏ đã làm tăng hiệu quả truyền tin. Từ đó vừa tận dụng tối đa tài nguyên vừa tăng tôc độ truyền. Chuyển mạch burst quang (OBS) thường sử dụng báo hiệu ngoài băng, tức là gói tin điều khiển được truyền đi trên một kênh bước sóng riêng biệt, như vậy gói điều khiển và burst dữ liệu kết hợp với nhau không chặt chẽ tại một thời điểm. Tức là chúng bị phân chia tại nút OBS nguồn bởi thời gian trễ (offset time). Thời gian trễ này có giá trị lớn bằng tổng thời gian xử lý gói điều khiển tại các nút trung gian trên đường truyền dẫn. Chính việc làm trễ này sẽ đảm bảo burst dữ liệu không cần phải đệm tại bất kỳ nút trung gian nào, mà được truyền dẫn trong suốt từ nút OBS nguồn tới nút OBS đích.

Mặt khác, cũng có một cách khác mà giao thức OBS có thể không sử dụng thời gian trễ tại nút nguồn, nhưng ngược lại, nó yêu cầu burst dữ liệu tại

gian nhỏ nhất cần thiết để xử lý một gói điều khiển và thời gian cấu hình chuyển mạch tại nút trung gian. Nhờ đó mà khối chuyển mạch có đủ thời gian để phân tích thông tin định tuyến trong gói điều khiển và thực hiện chuyển mạch burst dữ liệu.

Trong OBS, bước sóng của một liên kết mà burst sử dụng sẽ bị giải phóng ngay lập tức sau khi burst đi qua liên kết đó, đồng thời tự động đăng ký hay giải phóng băng thông đã đăng ký. Điều này có nghĩa là các burst từ các nguồn khác nhau tới các đích khác nhau có thể cùng tận dụng một cách hiệu quả độ rộng băng của cùng một bước sóng trên một liên kết theo kiểu ghép kênh thống kê phân chia theo thời gian. Trong trường hợp gói điều khiển đăng ký bước sóng tại một nút trung gian sai, burst sẽ không được định tuyến và nó sẽ bị mất. Không phải tất cả các giao thức OBS đều giống nhau, một số giao tức OBS hỗ trợ cho truyền dẫn một cách tin cậy (giao thức TAW).Khi có một bản tin không xác nhận được gửi trở về nút nguồn, gói điều khiển và burst sẽ được gửi lại.

2.2 Tổ hợp Burst

Tổ hợp burst là tiến trình tập hợp và đóng các gói ở nút biên đầu vào từ các lớp cao hơn thành các burst để truyền tải vào mạng OBS. Khi các gói tin đi đến từ lớp cao hơn, chúng được lưu đệm trong các bộ nhớ đệm điện và được phân loại theo địa chỉ và loại dịch vụ. Việc tổ hợp burst sẽ quyết định khi nào tạo ra một burst và gửi burst đó vào mạng OBS. Hai phương pháp tổ hợp burst phổ biến nhất là tổ hợp burst dựa trên bộ định thời và tổ hợp burst dựa trên mức ngưỡng.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT HỢP BURST TRONG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG (Trang 27 - 28)