CHƯƠNG 2: CHUYỂN MẠCH BURST QUANG
2.3.2 Phương thứcđiều khiển theo kiểu TAW (Tell-And-Wait)
Phương thức TAW có cách thức hoạt động khác với phương thức TAG, một burst sẽ chỉ được phát lên mạng bởi một nút OBS đầu vào khi chắc chắn có một đường quang ảo đã được thiết lập thông qua mạng tới nút đầu ra. Đường quang ảo được định nghĩa là một sự liên kết các bước sóng theo một trật tự xác định, từng kết nối liên tiếp nhau trong khoảng thời gian thiết lập cho trước. Chính vì đặc điểm này mà ta thấy phương thức điều khiển TAW phù hợp cho mô hình chuyển mạch kênh truyền thống hơn là mô hình chuyển mạch burst.
Khi mà một nút biên nguồn có một burst cần phát đi, nó thực hiện gửi trên bước sóng điều khiển một bản tin điều khiển thiết lập tới nút biên đích, bản tin này nhằm để đăng ký trước một bước sóng burst trên mỗi liên kết dọc theo tuyến đường đi từ nút biên nguồn tới nút biên đích. Tại các nút trung gian sau, khi thu bản tin điều khiển thì khối điều khiển thực hiện đăng ký một bước sóng burst còn rỗi được định tuyến tới đầu ra. Và sau khi burst được truyền qua từng
kết nối sẽ có một bản tin giải phóng kết nối được gửi đi để giải phóng bước sóng đã đăng ký tại kết nối đó.
Nếu quá trình thiết lập là không thành công tại một nút OBS trung gian nào đó thì ngay lập tức sẽ có một bản tin thông báo không thành công được gửi về từ nút cuối cùng cấu hình thành công trường chuyển mạch và burst sẽ không được phát đi. Nếu không thì bản tin thông báo sẽ bị trễ đi một khoảng thời gian nào đó tại nút biên đích trước khi gửi về nút biên nguồn.
Điểm đặc biệt của phương thức này là thực hiện thiết lập toàn bộ tuyến quang trước khi truyền dẫn burst. Các burst mất có thể được khôi phục lại bằng việc sử dụng giao thức lớp cao hay giao thức lớp kênh quang.
Ta có hình vẽ mô tả quá trình đăng ký tài nguyên theo phương thức TAW:
Hình 2.7: Mô tả quá trình đăng ký tài nguyên theo phương thức TAW