Giao thức JIT (Just-In-Time)

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT HỢP BURST TRONG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 2: CHUYỂN MẠCH BURST QUANG

2.4.1 Giao thức JIT (Just-In-Time)

Đây là hình vẽ mô tả quá trình hoạt động của giao thức này:

Hình 2.8: Mô tả quá trình hoạt động của giao thức JIT

Giao thức JIT là một trong những giao thức đăng ký tài nguyên theo kiểu đăng ký trực tiếp. Với giao thức này một bước sóng được đăng ký cho một

burst ngay sau khi bản tin thiết lập tương ứng của burst đó đến. Nếu bước sóng không được đăng ký tại thời điểm đó, thì bản tin thiết lập được loại bỏ và burst tương ứng cũng bị loại bỏ theo.

Với t là thời điểm bản tin thiết lập đến một nút chuyển mạch nào đó theo đường từ nguồn tới đích. Ta thấy rằng tiến trình xử lý bản tin thiết lập được hoàn thành tại thời điểm t+Tsetup, ngay lập tức một bước sóng đã được đăng ký cho burst, và một quá trình cấu hình kết nối chéo quang (OXC: Optical Cross- connect) chuyển mạch burst được bắt đầu. Khi quá trình này hoàn thành tại thời điểm t+Tsetup+Toxc, OXC đã sẵn sàng để mang burst. Một điều quan trọng đó là burst sẽ không đến nút OBS đang xét cho tới thời điểm t+Toffset. Như vậy là, các bước sóng còn rỗi trong một khoảng thời gian bằng Toffset-Tsetup-Toxc. Cho nên giá trị thời gian trễ được giảm đi dọc theo các nút trên đường đi từ nút nguồn tới nút đích, càng đi tới các nút OBS gần phía đích hơn, thì khoảng thời gian rỗi giữa thời điểm mà cấu hình chuyển mạch (kết nối chuyển mạch) đã được thiết lập và burst đến càng ngắn. Ta có hình vẽ:

Hình 2.9: Mô tả hoạt động của một bước sóng tại nút OBS

Hình vẽ trên đưa ra một cách mô tả khác về hoạt động của JIT hiệu quả hơn. Với việc xem xét hoạt động của một bước sóng ra tại nút OBS. Mỗi bước sóng như vậy có thể có hai trạng thái: được cung cấp (reserved) và rỗi (free). Hình 2.9 chỉ ra rằng hai burst liên tiếp i và i+1 được truyền dẫn thành công trên cùng một bước sóng ra. Chúng ta cũng có thể thấy rằng, bản tin thiết lập tương ứng với burst thứ i đến tại thời điểm t1, khi đó giả sử rằng bước sóng đó đang rỗi. Bản tin thiết lập được chấp nhận, và trạng thái của bước sóng chuyển sang trạng thái đã được cung cấp, sau khoảng thời gian bằng thời gian trễ thì bít đầu tiên của burst đến tại thời điểm t2. Bít cuối cùng của burst tới tại thời điểm t3. Tại thời điểm đó trạng thái của bước sóng ngay lập tức được thiết lập trở lại trạng thái rỗi. Chú ý rằng, bất cứ bản tin thiết lập nào tới trong khoảng thời gian giữa t1 và t3 trạng thái của bước sóng là đang được cung cấp thì đều bị

loại bỏ. Vì vậy, bước sóng không thể được cung cấp để phục vụ một kết nối khác. Độ dài khoảng thời gian t3-t1, trong khoảng thời gian đó các bản tin thiết lập mới đến đều bị loại bỏ, bằng tổng giá trị thời gian trễ và độ dài burst thứ i.

Bây giờ cho rằng, bản tin thiết lập cho bước sóng này đến tại thời điểm t4>t3, trong khi bước sóng vẫn còn rỗi. Do đó burst tương ứng với bản tin thiết lập này là burst thứ i+1 được bước sóng này vận chuyển thành công; chú ý rằng burst này có thể không phải là burst thứ i+1 đến nút đang xét, có thể một vài bản tin thiết lập (s) đã bị loại bỏ do tới chuyển mạch trước thời điểm t3. Sau một khoảng thời gian bằng thời gian trễ, burst đến tại thời điểm t5, và sự truyền dẫn nó kết thúc tại thời điểm t6, tại thời điểm đó bước sóng được thiết lập là trạng thái rỗi lại một lần nữa.

Như hình 2.9, sự đăng ký trực tiếp là khá đơn giản. Thời gian được phân chia ra thành các khoảng phân biệt, khoảng thời gian đã được cung cấp và theo sau đó là khoảng thời gian rỗi. Độ dài của khoảng thời gian được cung cấp băng độ dài burst cộng với thời gian trễ tương ứng. Trong khi đó thì thời gian rỗi bằng từ đó cho tới thời điểm trước khi bản tin thiết lập tiếp theo đến. Sự phục vụ trên mỗi bước sóng cũng theo kiểu FCFS (first-come, first-service), trong đó burst được phục vụ theo đúng thứ tự mà các bản tin thiết lập tới chuyển mạch.

Trong giao thức này có một khoảng thời gian mà ở đó bước sóng đã được cung cấp nhưng vẫn chưa có thông tin để truyền. Điều này là một sự lãng phí tài nguyên mạng đáng kể. Tồn tại trường hợp trên thực tế bước sóng đang rỗi nhưng những gói điều khiển đến tại thời điểm này lại không được chấp nhận. Ta cần quản lý thời gian trễ burst một cách chặt chẽ để khắc phục tình trạng lãng phí đó, người ta đưa ra giao thức JET như là một phương pháp hiệu quả hơn trong vấn đề quản lý thời gian trễ. JET sẽ được trình bày ở phần sau.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT HỢP BURST TRONG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG (Trang 33 - 35)