1 Kỹ năng tự nhận thức là gì?

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng sống qua môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 29 - 31)

- Giúp các em kiểm soát được cảm xúc khi giao tiếp:

3. 1 Kỹ năng tự nhận thức là gì?

Tự nhận thức là khả năng hiểu biết, đánh giá được bản thân mình về tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu... Kỹ năng tự nhận thức giúp chúng ta hiểu biết đúng đắn mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, yêu thích điều gì, ghét điều gì, có thể thành công trong lĩnh vực nào, ....

Một học sinh có kỹ năng tự nhận thức có thể:

- Nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của mình trong và ngoài nhà trường.

- Nhận thức được khả năng đặc biệt của mình. - Nhận thức được tình cảm và giá trị của mình. - Kết nối các thế mạnh của mình với các hoạt động.

- Hiểu được khó khăn của mình và biết khắc phục những khó khăn đó.

3.2. Thực trạng việc tự nhận thức của học sinh trong lớp:

Các em đã có những hiểu biết tương đối về điểm mạnh, điểm yếu hay sở thích của bản thân. Tuy nhiên việc bộc lộ những khả năng, điểm mạnh, điểm yếu còn hạn chế. Việc kết nối khả năng của bản thân với các hoạt động để lựa chọn công việc, hoạt động chưa tốt. Mặt khác, tâm lý dấu dốt, che đậy điểm yếu của các em là khá phổ biến. Do vậy, việc khắc phục khó khăn của bản thân cũng chưa thực sự hiệu quả.

3.3. Tại sao phải rèn kỹ năng tự nhận thức cho học sinh:

Kỹ năng tự nhận thức giúp học sinh biết xác định mục tiêu học tập, tìm ra các học tập mà mình yêu thích từ đó giúp học tập tốt hơn. Kỹ năng này cũng giúp các em nhận ra được năng lực và phẩm chất của bản thân để xác định hoạt động học tập phù hợp.

Kỹ năng tự nhận thức cũng giúp học sinh hiểu hơn về bạn bè và mọi người xung quanh nhờ đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp và hợp tác.

Tự nhận thức giúp học sinh làm chủ hành vi và điều khiển cảm xúc của bản thân.

3.4. Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức thông qua môn Tự nhiên và xã hội.

Trong chủ đề con người và sức khỏe, tôi giúp các em hiểu được đặc điểm cấu tạo của bản thân, biết được những việc cần làm để phát triển năng lực của bản thân như các công việc tự phục vụ, các việc tự giữ gìn sức khỏe cho mình...Học sinh nhận thức được về những thói quen, sở thích có lợi hay có hại với sức khỏe bản thân để thực hiện đúng.

Ví dụ Dạy bài 3: Nhận biết các vật xung quanh Hoạt động 1: Thí nghiệm

- Tôi chuẩn bị một cốc nước nóng, yêu cầu học sinh lên chạm tay vào vào cốc nước, yêu cầu học sinh nhận xét về phản ứng của cơ thể khi chạm tay vào cốc nước đó.

- Cung cấp kiến thức cho học biết: Con biết cốc nước nóng là do da. Khi tay chạm vào vật nóng (hay lạnh) mà rụt tay lại được gọi là phản xạ. Tôi cho học sinh nêu các phản xạ thường gặp và cung cấp cho học sinh thêm một số phản xạ khác. Qua đó học sinh thấy được có những phản xạ là tự nhiên, có những phản xạ là do rèn luyện. Ví dụ về phản xạ tự nhiên: ngáp khi buồn ngủ, chớp mắt khi ruồi bay vào,.. Phản xạ do rèn luyện: Chào thầy cô và người lớn tuổi, nhặt rác rơi ở sân trường,...

Qua bài học, tôi giúp các em nhận thức được kiến thức về nhận biết các vật xung quanh qua các giác quan. Cơ quan thần kinh điều khiển các hoạt động giác quan. Qua đó việc hình thành năng lực, phẩm chất cho các em qua rèn luyện một số phản xạ tốt để bảo vệ sức khỏe và môi trường sống.

Với bài 11: Gia đình

Tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu gia đình nhà bạn Lan; Gia đình nhà bạn Minh (hoạt động 1) và học sinh kể cho các bạn nghe về gia đình của mình (hoạt động 2); Đóng vai để biết cách cư xử với họ hàng của mình (hoạt động 3) và các em sẽ có nhận thức vị trí, vai trò của mình trong gia đình. Các em sẽ có tình cảm, thái độ phù hợp với gia đình . Việc cho các bạn trong lớp nhận xét phần trình bày, giới thiệu của học sinh cũng giúp các em cảm nhận được suy nghĩ của bạn về mình (Tự tin chưa? Quan tâm đến mọi người trong gia đình chưa? Có sáng tạo không?...) từ đó giúp các em hiểu thêm về bản thân.

Với bài 15: Lớp học

Trong hoạt động liên hệ: Em thích môn học nào? Tại sao?

Tôi đã cho các em được trình bày về sở thích cá nhân trong lĩnh vực học tập của mình. Khi học sinh kể trước lớp, tôi nêu thêm gợi mở để học sinh nhận

thức được những điểm mạnh của bản thân em như: ”cô thấy con nói to, rõ ràng”, hay ‘’ con rất cố gắng ” , ...

Qua bài học đó, học sinh trong lớp tôi thấy tự tin hơn về bản thân mình trong hoạt động học tập và rèn luyện ở trường. Các em cũng thấy tự tin hơn về những điểm thế mạnh của mình trong các môn học và được bạn bè ghi nhận. Bằng cách lồng ghép giáo dục như vậy, qua từng bài học, các em đã có những nhận thức ban đầu về bản thân. Các em biết được sở thích, thói quen của mình có tốt không để điều chỉnh. Các em còn nhận thức được vị trí của mình trong lớp, trong trường, trong gia đình, họ hàng và ngoài xã hội để điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp. Trong học tập, các em cũng bộc lộ được thế mạnh của bản thân, điểm yếu chưa hoàn thiện để tiếp tục rèn luyện.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng sống qua môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w