- Một trong những nguyên nhân làm mức độ thương tích trầm trọng hơn, đó là do nhà trường không có người được đào tạo về công tác y tế học đường và
5.4. Rèn kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội.
dạy học môn Tự nhiên và xã hội.
Trong chương trình Tự nhiên và xã hội lớp 1, một số bài học có nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Đó là các bài: An toàn khi ở nhà (Bài 14); An toàn trên đường đi học (Bài 20)
Với bài 14: An toàn khi ở nhà
Hoạt động 1: Biết cách phòng tránh đứt tay
Tôi yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2 trong sách để trả lời câu hỏi: + Các bạn trong tranh có thể bị gì?
+ Nếu các bạn cắt vào tay 9 ( Hình 1); Nhặt mảnh thủy tinh vỡ (Hình 2) điều gì sẽ xảy ra?
Hình 1 Hình 2
Chỉ sau hơn 1 phút thảo luận, tôi đã nhận được các câu trả lời của học sinh: - Các bạn có thể bị đứt tay, chảy máu do cắt hoa quả và nhặt mảnh thủy tinh vỡ.
Giáo viên kết luận:
+ Khi dùng dao hoặc các đồ dùng dễ vỡ và sắc, nhọn, cần phải rất cẩn thận để không bị đứt tay.
+ Những đồ dùng sắc, nhọn, dễ vỡ (dao, kéo, kim, cốc, bát, đĩa…) phải để xa tầm tay của các en nhỏ.
Hoạt động 2: Tránh chơi gần lửa và những chất gây cháy
Hình 3
Học sinh thảo luận nhón theo các câu hỏi sau: + Bạn gái trong hình có thể gặp tai nạn gì?
+ Điều gì xảy ra khi nếu bạn nhỏ làm đổ đèn dầu?
- Chỉ sau một phút thảo luận, tôi đã nhận được câu trả lời của các em: + Bạn gái có thể gây ra cháy nhà do đánh đổ đèn dầu vì lửa sẽ bén vào màn.
+ Bạn gái có thể bị bỏng lửa.
- Các vật dễ cháy trong hình là: màn, chăn, gối
- Khi dầu hỏa, chăn màn bắt lửa, nguy cơ cháy nhà là rất lớn.
Ngoài hình trong sách giáo khoa, tôi cũng cung cấp cho học sinh những hình ảnh giúp các em có ý thức hơn trong việc phòng cháy như:
Tôi cũng lưu ý cho học sinh một trong những nguyên nhân dễ gây cháy nổ trong gia đình đó là khi đun nấu. Để giúp học sinh hiểu hơn về nguyên nhân này tôi cho các em quan sát hình 4 và hình 5 để biết bếp ở hình nào an toàn hơn trong việc phòng cháy và vì sao?
Hình 4 Hình 5
Học sinh đã đưa ra câu trả lời:
- Bếp hình 5 an toàn cho việc phòng cháy hơn vì mọi đồ dùng được xếp gọn gàng. Các chất dễ bắt lửa như củi, dầu hỏa, ... được để xa bếp.
Tuy nhiên, với những căn bếp hiện đại như hiện nay, nguy cơ hỏa hoạn xuất phát từ nguyên nhân khác. Do vậy, ở hoạt động 1 này, tôi cho các em liên hệ với căn bếp của gia đình các em. Với câu hỏi:
- Bếp của nhà con có nguy cơ xảy ra cháy không? Nguy cơ từ đâu? Học sinh đã trả lời:
- Bếp có thể xảy ra cháy khi quên không tắt bếp ga.
- Khi để các vật dễ cháy như rổ nhựa, bát đĩa nhựa,...ở gần bếp có thể xảy ra cháy nếu các vật đó bắt lửa.
- Bếp bị rò rỉ khí ga. - Chập điện.
Sau đó tôi tổng kết ý kiến của các em và cung cấp thêm cho kiến thức về nguyên nhân cháy. Tôi cho học sinh xem hình ảnh một số vụ cháy lớn để các em nhận biết được hậu quả và thiệt hại do các vụ cháy gây ra
Như vậy, qua hoạt động1, các em đã biết nguyên nhân gây cháy, thiệt hại nếu xảy ra cháy. Đây là một kiến thức quan trọng giúp các em có kỹ năng phòng cháy tốt hơn.
Hoạt động 2: Thảo luận đóng vai.
Với mục tiêu giúp học sinh biết được những việc cần làm để phòng tránh cháy khi ở nhà.
- Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận xa tầm với của các em nhỏ.
Để đạt được mục tiêu này, tôi đã đưa ra 3 tình huống, yêu cầu học sinh thảo luận và có thể sắm vai nêu cách giải quyết:
- Tình huống 1: Em sẽ làm gì khi thấy diêm, bật lửa bị vứt lung tung trong nhà?
Tình huống 3: Bếp nhà em chưa được gọn gàng, em sẽ nói gì với mẹ ( hoặc bà, chị, ...) và làm gì để dọn dẹp, sắp xếp lại các đồ vật trong bếp sao cho tốt cho việc phòng cháy?
- Tình huống 4: Khi đun nấu, em và các mọi người trong gia đình cần làm những việc gì để phòng cháy?
Học sinh trong lớp tôi đã thảo luận rất sôi nổi, khi thể hiện trước lớp, có 2 nhóm đã sắm vai nêu cách giải quyết tình huống 1. Ở tình huống 2, 3 các em đã nêu được nhiều ý kiến. Tổng hợp ý kiến của các em, tôi thấy các em đã biết nhận thức được việc cần làm để phòng cháy trong gia đình như: Cần cất giữ cẩn thận diêm, bật lửa. Nơi cất phải cao trên tầm với của các em nhỏ. Không cho trẻ em nghịch lửa. Bếp cần được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Những vật dễ cháy
như xăng,... cần cất xa bếp đun nấu. Khi đun nấu, không để các vật dễ cháy như đồ nhựa đồ gỗ, ở gần bếp. Đun xong phải khóa ga và tắt bếp....
Tôi cung cấp thêm cho các em một kiến thức quan trọng: Khi xuống bếp, thấy mùi khí ga bất thường. Lúc đó là bếp bị rò rỉ ga. Khi đó em tuyệt đối không được bật bất cứ một thiết bị điện nào; không được sử dụng vật sinh lửa... Thông báo ngay cho người lớn để mở cửa và nhanh chóng rời xa khỏi nhà. Bằng việc cung cấp các tình huống và phương án giải quyết, học sinh trong lớp tôi đã có nhận thức về cách phòng chống cháy nổ. Qua trao đổi với cha mẹ các em, những kiến thức được học các em đã thực hành tại gia đình. Đặc biệt các em thường xuyên nhắc nhở cha mẹ phòng chống nổ khí ga, khóa van ga và tắt bếp sau mỗi lần đun nấu.
Hoạt động 3: Xem phim
Mục tiêu của hoạt động này là các em hiểu được tiêu lệnh chữa cháy.
- Biết được việc cần làm khi xảy ra cháy và có thái độ bình tĩnh khi đang ở trong đám cháy.
Tôi giới thiệu cho các em tiêu lệnh chữa cháy:
Sau đó hướng dẫn cụ thể cho các em biết các việc cần làm khi phát hiện ra đám cháy:
1. Khi xáy ra cháy báo động gấp: Với các em còn nhỏ, khi mình là người phát hiện ra cháy cần báo thật to cho mọi người cùng biết (thét thật to: Cháy! Cháy!...)
2. Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy: Tôi hỏi học sinh để các em tìm hiểu cầu dao điện ở nhà em ở vị trí nào? Con đã bao giờ được mở nó ra để xem chưa? Cầu dao điện tại lớp ở chỗ nào?...
- Tôi hướng dẫn các em thao tác cúp cầu dao điện. - Gọi học sinh lên thực hành thao tác cúp cầu dao điện.
3. Dùng bình chữa cháy, cát và nước để dập tắt đám cháy: Tôi cho các em xem hai loại bình chữa cháy thường dùng là bình bột và bình bọt. Sau đó cho các em xem cách dùng hai loại bình này. Tôi lưu ý các em cân nặng của hai loại bình này (5- 15 kg: rất nặng so với các em ) vì vậy các em không thể sử dụng được mà cần tìm ngay người cứu giúp và nhanh chóng thoát khỏi đám cháy.
4. Gọi đội chữa cháy chuyên nghiệp:
Qua hỏi các em, tôi thấy 100% học sinh trong lớp tôi đều ghi nhớ được số điện thoại này là 114.
Như vậy, qua phần hướng dẫn tiêu lệnh chữa cháy, các em đã biết những việc cần làm ngay khi xảy ra cháy.
Sau đó tôi cho các em xem đoạn phim dạy kỹ năng thoát hiểm khi đang trong đám cháy.
( Một số hình ảnh trong phim)
Sau khi xem đoạn phim, tôi đưa câu hỏi:
- Khi không may có mặt trong đám cháy con phải làm gì? Học sinh của tôi đã biết:
- Không được hoảng loạn.
- Làm theo yêu cầu của người lớn. - Dùng khăn ướt che mũi.
- Nhanh chóng di chuyển khỏi đám cháy.
- Nếu không còn đường đi khỏi đám cháy, phải di chuyển sang phòng không có lửa, đóng chặt tất cả các cửa, dùng vật gây chú ý để gọi lực lượng cứu hộ.
- Khi đi chuyển phải bò sát mặt đất, men theo tường ra cửa. - ...
Qua đoạn phim có hình ảnh sống động, lời hướng dẫn cụ thể, học sinh trong lớp tôi đã biết một số kiến thức nếu không may ở trong đám cháy. Đó là một điều cần thiết cho các em sau này.
Sau khi dạy xong bài học, tôi thấy kỹ năng phòng tránh hỏa hoạn của học sinh trong lớp nâng rõ rệt. Các em hiểu và ghi nhớ được khá tốt các công việc
cần làm để phòng cháy và chữa cháy. Các em cũng được trang bị kỹ năng thoát hiểm nếu ở trong đám cháy.
C. KẾT LUẬN