Biện pháp ứng phó của NHTW đối với rủi ro thanh khoản của NHTM

Một phần của tài liệu Hãy phân tích những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương đối với vấn đề này (Trang 31)

I. Giới thiệu chung về NHTW

2) Biện pháp ứng phó của NHTW đối với rủi ro thanh khoản của NHTM

Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro thường gặp và gây ra những hậu quả khôn lường đến ngành ngân hàng cũng như kinh tế của từng nước.Khi các NHTM gặp rủi ro về thanh khoản thì NHTW cần hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM này thông qua các cơng cụ điều hành CSTT.Đối với các NHTM lớn, có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại NHTW.Đối với các NHTM nhỏ khơng có đủ giấy tờ có giá hoặc khơng có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì NHTW hỗ trợ thơng qua cơng cụ tái cấp vốn.

2.1) Ứng phó của NHTW với rủi ro thanh khoản qua nghiệp vụ thị trường mở

Để hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM lớn, NHTW đã thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, nhằm giải quyết những vẫn đề khó khăn mà ngành ngân hàng đang phải đối mặt. Nghiệp vụ thị trường mở có vai trị quan trọng, đây là biện pháp đạt hiệu quả cao :

 Khi thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, THTW đã chủ động diều chỉnh chính sách tiền tệ thơng qua mức cung tiền. Khi NHTW mua bán chứng khoán trên thị trường sẽ làm thay đổi cơ số tiền tệ. Đó là nguồn góc gây nên sự biến động trong cung ứng tiền tệ.

 Biện pháp này đã tạo sự sơi động cho thị trường tài chính, phát triển thị trường tiền tệ, đồng bộ thị trường chứng khoán. NHTW đã mở ra một kênh truyền vốn cho các TCTD, giúp các NHTM có nguồn vốn giải quyết vấn đề thanh khoản.

 NHTW sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để điều chỉnh vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Khi NHTW mua chứng khoán, làm tăng cơ số tiền tệ, qua đó làm tăng lượng tiền cung ứng, làm tăng lượng tiền dự trữ của hệ thống NHTM. Ngược lại, khi NHTW bán chứng khoán, làm thu hẹp cơ số tiền tệ , làm giảm lượng cung ứng tiền, qua đó làm giảm dự trữ của hệ thống NHTM.

Có ba hình thức tái cấp vốn của NHTW để ứng phó với rủi ro thanh khoản của những NHTM vừa và nhỏ là :

 Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng : Đây là hình thức tái cấp vốn của NHTW đối với các NHTM, dựa trên cơ sở các hồ sơ tín dụng mà NHTM đã cho vay đối với khách hàng. Theo nghiệp vụ này, NHTM phải xuất trình cho NHTW hồ sơ tín dụng đã được thẩm định và chấp nhận cho khách hàng vay mà chưa tìm được nguồn vốn cần thiết. Căn cứ vào nhu cầu điều hòa khối cung tiền tệ cũng như nhu cầu vay vốn của NHTM, NHTW thẩm định hồ sơ để chấp nhận hoặc từ chối cho vay.

 Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ khác của NHTM: NHTW cho phép các NHTM vay vốn bằng hình thức chiết khấu và tái chiết khấu. Khi có nhu cầu vay vốn thì NHTM đến các sở giao dịch và làm theo các thủ tục được quy định rõ ràng.

 Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác : là hình thức cho vay của NHTW dành cho các TCTD là ngân hàng xin vay trên cơ sở cầm cố các giấy tờ có giá thuộc sở hữu của các ngân hàng này như : tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, cơng trái, tín phiếu NHTW….

Tái cấp vốn là nghiệp vụ quan trọng của NHTW là một trong những công cụ điều hành CSTT quốc gia, nguồn vốn vay từ nghiệp vụ tái cấp vốn là nguồn vốn không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM, có vai trị cực kì quan trọng khi NHTM gặp rủi ro về thanh khoản và các rủi ro khác.

3) Ứng phó của NHTW về rủi ro tỉ giá hối đối của NHTM

Rủi ro tỉ giá hối đoái cũng xảy ra thường xuyên trong hoạt động ngân hàng, để ứng phó với loại rủi ro này, NHTW đã thực hiện một số biện pháp sau :

3.1) Chính sách chiết khấu

Đây là chính sách mà NHTW bằng cách thay đổi lãi suất cho vay chiết khấu của mình để điều chỉnh tỉ giá hối đối trên thị trường.

Khi muốn tỉ giá hối đoái giảm xuống, NHTW nâng cao lãi suất chiết khấu, làm cho lãi suất thị trường tăng lên, kết quả là làm cho các nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường quốc tế chạy vào trong nước để thu lợi tức cao. Lượng vốn nước ngồi chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu vượt cung ngoại hối, do đó làm cho tỉ giá giảm xuống. Ngược lại, muốn cho tỉ giá hối đối tăng lên thì NHTW sẽ giảm lãi suất chiết khấu xuống làm cho lãi suất thị trường cũng giảm theo và qua nhiều mặt tác động sẽ làm cho tỉ giá hối đối giảm.

3.2) Chính sách hối đối

Đây là chính sách mà NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua bán ngoại hối trên thị trường. Cụ thể là :

Khi tỉ giá lên cao, NHTW tăng cường bán ngoại hối ra thị trường làm cung ngoại hối trên thị trường tăng lên do đó làm giảm bớt căng thẳng về cung cầu ngoại hối trên thị trường và kéo tỉ giá tụt xuống. Còn khi tỉ giá giảm xuống, NHTW sẽ mua

vào ngoại hối, tăng nhu cầu ngoại hối trên thị trường và làm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường dẫn đến tỉ giá hối đối từ rừ tăng lên.

Một hình thức khác của chính sách hối đối đó là việc thành lập quỹ bình ổn hối đối. Nhà nước sẽ thành lập quỹ này dưới hình thức bằng ngoại tệ, vàng hoặc phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn, chủ động mua vào bán ra ngoại tệ để kịp thời can thiệp làm thay đổi quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường, nhằm mục đích điều chỉnh tỉ giá.

Song để thực hiện tốt biện pháp này thì vấn đề quan trọng ở đây là NHTW phải có dự trữ ngoại hối lớn, nếu cán cân thanh toán của một nước bị thiếu hụt thường xun thì khó có đủ số ngoại hối để thực hiện phương pháp này.

3.3) Phá giá tiền tệ

Đây là sự nâng cao một cách chính thức tỉ giá hối đối hay nói cách khác đi đó là việc Nhà nước và NHTW chính thức hạ thấp sức mua đồng tiền nước mình so với ngoại tệ. Phá giá tiền tệ có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và hạn chế nhập khẩu hàng hóa, do vậy nó đã góp phần cải thiện cán cân thương mại, làm cho tỉ giá hối đoái bớt căng thẳng.

3.4) Nâng giá tiền tệ

Đây là việc Nhà nước và NHTW chính thức nâng giá đơn vị tiền tệ của nước mình so với ngoại tệ, làm cho tỉ giá hối đoái giảm xuống. Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ, nghĩa là, nó có tác dụng hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu do đó nó góp phần duy trì ổn định của tỉ giá đảm bảo tí giá khơng tụt xuống.

Trong cuộc chiến tranh thương mại nhằm chiếm lĩnh thị trường bên ngồi, những quốc gia có nền kinh tế phát triển quá “nóng” muốn làm “lạnh” nền kinh tế đi thì có thể dung biện pháp nâng giá tiền tệ để giảm đầu tư vào trong nước và tăng cường chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

Ta có thể xem xét ví dụ trường hợp của Trung Quốc – là một trường hợp

đáng để nghiên cứu. Sau khi nhận ra sự yếu kém của cơ chế quản lý kinh tế theo kế hoạch, Trung Quốc đã thực hiện cải cách kinh tế từ năm 1979. Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, Trung Quốc cũng tiến hành cải cách chính sách tỉ giá. Năm 1994 Bank of China phá giá 50% đồng NDT điều chỉnh mạnh từ 5,8NDT/USD xuống 8,7NDT/USD đồng thời cũng thực hiện chính sách kết hối, bắt buộc các doanh nghiệp và tổ chức xã hội bán nguồn thu ngoại tệ cho các ngân hàng được ủy quyền và không cho phép các tổ chức kinh tế và cá nhân mở tài khoản để lưu giữ ngoại tể. Chỉ đến cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 139,89 tỉ USD, BoC mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ. Sau 13 năm Trung Quốc đã xóa bỏ chính sách kết hối. Ngày nay, Trung Quốc đang thực hiện thí điểm cho phép một số doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu được gửi ngoại tệ từ nước ngoài.

Về quyền quyết định can thiệp thị trường ngoại hối thì một nghiên cứu của BIS cho thấy phần lớn các NHTW dành quyền quyết định những điều chỉnh lớn cho Thống đốc và một số nhỏ NHTW ủy quyền cho các hội đồng như hội đồng điều hành hay hội đồng chính sách tiền tệ.

4) Ứng phó của NHTW về rủi ro lãi suất của NHTM

NHTW có thể quy định cung lãi suất tiền gửi và cho vay buộc các ngân hàng kinh doanh phải thi hành.

Nếu lãi suất tiền gửi cao sẽ thu hút được nhiều tiền gửi làm tăng nguồn vốn cho vay. Ngược lại, khi lãi suất tiền gửi thấp thì làm giảm khả năng mở rộng kinh doanh tín dụng.Song biện pháp này sẽ làm cho NHTM mất tính chủ động linh hoạt trong kinh doanh. Khi muốn tăng khối lượng cho vay, NHTW giảm mức lãi suất cho vay để kích thích các nhà đầu tư vay vốn khi cần hạn chế đầu tư, NHTW ấn định mức lãi suất cao.

Chính những chính sách điều tiết lãi suất này của NHTW đã giúp NHTW kiểm sốt các mức lãi suất trên thị trường tài chính, khơng cho các NHTM tự ý thay đổi lãi suất vì mục tiêu kinh doanh lợi nhuận, quan trọng là nó đã hạn chế rủi ro lãi suất nhằm ổn định hoạt động trong hệ thống NHTM cũng như là ổn định và phát triển kinh tế.

Tuy nhiên , ở mỗi nước, NHTW căn cứ vào luật định, điều kiện và bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, thị trường tài chính – tiền tệ của mỗi nước, cũng như địa vị pháp lý của NHTW, mục tiêu của CSTT ( lạm pháp hoặc đa mục tiêu ) để áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp cho từng thời kì nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ. Tạo điều kiện thuận lợi cho tầng ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế.

NHTW yêu cầu các NHTM quản trị rủi ro lãi suất cần thực hiện một cách tập trung, thống nhất , tách bạch, chứ không chỉ thực hiện xen kẽ trong quản trị huy động vốn và cho vay. Đây là một công việc phức tạp, nên Ban lãnh đạo cần phân công trách nhiệm rõ rang, đảm bảo công việc được thực hiện bởi những nhân viên có năng lực, có kiến thức chun mơn, kinh nghiệm. Ban lãnh đạo cần phải không ngừng học hỏi và ngày càng hồn thiện các kĩ năng của mình, từ đó chủ động đưa ra những chiếc lược quản trị rủi ro đúng đắn, kịp thời, hạn chế tới mức tối đa rủi ro lãi suất cho ngân hàng mình. Mặt khác, NHTW ln giám sát, thanh tra NHTM tránh tình trạng NHTM lợi dụng rủi ro lãi suất để trục lợi.

5) Ứng phó của NHTW đối với rủi ro nguồn vốn của NHTM

Trong nền kinh tế thị trường, để kiểm soát và điều tiết tiền tệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tiền tệ cũng như phòng ngừa, hạn chế khắc phục các rủi ro về nguồn vốn của các NHTM thì NHTW thường sử dụng các cơng cụ như dự trữ bắt buộc, cho NHTM vay vốn, giám sát chặt chẽ các hoạt động của các ngân hàng :

Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro về nguồn vốn thì NHTW quy định NHTM phải có dự trữ bắt buộc (DTBB) . DTBB là một phần số dư tiền gửi mà NHTM phải dự

trữ dưới dạn tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHTW. Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM sử dụng tiền gửi của khách hàng để cho vay, nhưng một khi khoản cho vay này trở thành nợ xấu mà lúc đó khách hàng gửi tiền lại có nhu cầu rút tiền…rủi ro thanh khoản là rất cao. Vì thế DTBB này chính là kho dự trữ lỏng để trợ giúp cho các ngân hàng trong thời kì khủng hoảng về vốn.

Cho các NHTM vay vốn khi NHTM thiếu hụt lượng tiền, điều này giúp cho NHTM giải quyết vấn đề rủi ro về nguồn vốn của mình, tránh ảnh hưởng xấu đến hoạt động thị trường tiền tệ.

6) Ứng phó của NHTW về rủi ro sở hữu chéo của NHTM

Nguy cơ rủi ro sở hữu chéo của các NHTM trên thế giới là rất lớn, vì thế NHTW của mỗi nước đều có những biện pháp khắc phục hoặc phòng ngừa rủi ro sở hữu chéo bao gồm :

NHTW cho phép một ngân hàng mua cổ phiếu ngân hàng khác,các cổ đông được sở hữu cổ phiếu nhiều ngân hàng khác là cần thiết nhưng cũng cần bổ sung những điều kiện quy định nghiêm ngặt như : kiên quyết chấm dứt tình trạng tồn tại một, hai cổ đơng chi phối. Vì vậy, NHTW quy định hiện hành về một cổ đông cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một TCTD, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một TCTD, trừ một số trường hợp đặc biệt. Cổ đông và những người lien quan đến cổ đông không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ. Đặc biệt, nghiêm cấm các cơng ty và tập đồn sở hữu ngân hàng rồi dùng ngân hàng đó để đầu tư vốn.

Luận hóa vấn đề sở hữu chéo, đồng thời tăng cường vai trò và kết hợp chặt chẽ hoạt động của các cơ quan giám sát ngân hàng – bảo hiểm – chứng khốn về một mối, đồng bộ, thơng suốt là rất cần thiết để làm rõ “bức tranh” phức tạp đã hình thành và tìm cách ngăn chặn sự lặp lại sở hữu chéo trong tương lai.

Bên cạnh việc NHTW giám sát chặt chẽ các quy định hạn chế tỉ lệ sở hữu giữa các ngân hàng với nhau, cũng như u cầu các tập đồn phải thối vốn khỏi các tổ chức tài chính. Chính phủ các nước cũng đã sớm nghiên cứu và thành lập them

những định chế tổ chức, những bộ phận độc lập để cảnh báo, kiểm soát và điều tra những vấn đề liên quan đến ngành ngân hàng, tách biệt và kiểm soát chặt chẽ giữa chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng đầu tư và NHTM nhằm chỉ đạo kịp thời, chính xác việc giảm thiểu sở hữu chéo khơng cần thiết.

7) Ứng phó của NHTW đối với rủi ro thuần túy

Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như : thiên tai, hạn hán , lũ lụt….rồi hỏa hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, làm doanh nghiệp gặp khó khăn từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của NHTM . Đối mặt với những vấn đề rủi ro thuần túy này, tùy vào hoàn cảnh mà NHTW sẽ có những biện pháp khác nhau cho từng đối tượng khác nhau như :

 Hỗ trợ cho các khách hàng, doanh nghiệp chịu thiệt hại của rủi ro thuần túy như vay vốn với lãi suất ưu đãi, điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng khác để doanh nghiệp chịu mức lãi thấp…

 Hỗ trợ nguồn vốn cho các NHTM và dùng CSTT để điều tiết lãi suất, tín dụng, thanh khoản của NHTM nhằm mục tiêu là giúp ngân hàng lẫn khách hàng của ngân hàng vượt qua khó khăn…

Những rủi ro thuần túy là không thể tránh khỏi đối với mỗi quốc gia, vì thiên nhiên ln phức tạp và biến đổi khó lường, khơng một ai có thể biết trước mà phịng tránh. NHTW có vai trị là đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho cả doanh nghiệp lẫn NHTM khi họ là nạn nhân của những rủi ro này, việc này có ý nghĩa rất quan trọng trong ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, tránh những cuộc khủng hoảng về tài chính, lạm phát, suy thối….

Ví dụ như ở Nhật Bản xảy ra vụ song thần kinh hoàng cho toàn dân vào 11/03/2011 đã làm cho nước Nhật Bản khốn đốn và ngành ngân hàng cũng không là ngoại

Một phần của tài liệu Hãy phân tích những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương đối với vấn đề này (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w