Các chức năng của NHTW trong nền kinh tế hiện đại

Một phần của tài liệu Hãy phân tích những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương đối với vấn đề này (Trang 25 - 26)

I. Giới thiệu chung về NHTW

2) Các chức năng của NHTW trong nền kinh tế hiện đại

2.1) Chức năng độc quyền phát hành tiền

Đi liền với sự ra đời của NHTW thì tồn bộ việc phát hành tiền được tập trung vào NHTW theo chế độ nhà nước độc hành phát hành tiền của cả nước.

Giấy bạc ngân hàng do NHTW phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp , làm chức năng phương tiện lưu thơng và phương tiện thanh tốn. Để cho giá trị đồng tiền được ổn định, nó địi hỏi việc phát hành tiền phải tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt. Các nguyên tắc đó là :

 Phát hành tiền dựa vào dựa trữ vàng đảm bảo

 Phát hành tiền có đảm bảo bằng hàng hóa

2.2) Chức năng ngân hàng của các ngân hàng

Là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW thực hiện một số nghiệp vụ sau đây :

 Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các NHTM : + tiền gửi dự trữ bắt buộc

+ tiền gửi thanh toán

 Cho vay đối với các NHTM :

+ bổ sung vốn khả dụng cho NHTM

+ Cứu nguy cho các NHTM ( cho người vay vốn cuối cùng)

 Tổ chức thanh toán bù trừ giữa các NHTM

2.3) Chức năng NHTW là ngân hàng của nhà nước

Nói chung NHTW đa số là ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước, được thành lập và hoạt động theo pháp luật. Ở đây, NHTW thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu sau :

 Nhận tiền gửi của kho bạc

 Bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ

 Cho chính phủ vay khi cần thiết

2.4) Chức năng QLNN về lĩnh vực tiền tệ và tín dụng

Đó là các chức năng sau :

 Quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và tín dụng + xây dựng thực thi CSTT

+ phê duyệt , cấp phép và quy định quy chế hoạt động của các NHTM + đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng

+thanh tra kiểm tra hoạt động của hệ thống ngân hàng

 Tư vấn và làm đại lý , đại diện cho chính phủ + cố vấn cho chính phủ về CSTT

+ đại diện cho chính phủ trong các mối quan hệ đối ngoại về tiền

Có thể thấy NHTW là chủ thể quan trọng trên thị trường tiền tệ, NHTW có nhiệm vụ cung cấp cho hệ thống ngân hàng khả năng thanh toán cần thiết để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế. NHTW giám sát hoạt động của các ngân hàng, điều hành vĩ mô thị trường tiền tệ thông qua các công cụ chủ yếu là nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, kiểm sốt hạn mức tín dụng, quản lý lãi suất của các NHTM…làm cho CSTT luôn được thực hiện theo đúng mục tiêu của nó. Tại tất cả các nước, NHTW được sử dụng như một công cụ quan trọng trong điều chỉnh nền kinh tế của nhà nước vì NHTW nắm trong tay các mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất. Dưới đây là một trong những chính sách, biện pháp của NHTW đưa ra để quản lý những rủi ro trong hoạt động tài chính – tiền tệ của các NHTM…

II.Ứng phó của NHTW đối với những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các NHTM của các nước trên thế giới

Hoạt động của các NHTM luôn phải đối mặt nhiều rủi ro trong suốt quá trình hoạt động, ở tất cả các khâu, các lĩnh vực. Kinh nghiệm cho thấy khó có thể né tránh rủi ro mà quan trọng hơn là việc chấp nhân nó và có biện pháp phịng ngừa chúng để đạt được hiệu quả tốt trong quá trình hoạt động dựa trên cơ sở quản lý rủi ro. Để quản lý rủi ro, người ta phân rủi ro thành các loại cơ bản : rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro nguồn vốn, rủi ro lãi suất, rủi ro tỉ giá hối đoái, rủi ro thuần túy, rủi ro sở hữu chéo, rủi ro trong hoạt động kinh doanh.... Trong đó rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản là hai rủi ro dễ gặp nhất và thường là lớn, vì đây là hoạt động cơ bản của NHTM và hoạt động này ngày càng tăng trưởng nhanh theo thời gian. Mặt khác, năng lực quản tri rủi ro cịn nhiều bất cập trong khi mơi trường kinh doanh và pháp luật chưa ổn định…. Do vậy, rủi ro về tín dụng ln là mối đe dọa đến sự an toàn và phát triển bền vững của các NHTM của các quốc gia trên thế giới.

Dưới giác độ quản lý nhà nước thì mục tiêu hoạt động an toàn, lành mạnh của các NHTM là cực kì quan trọng được coi là ưu tiên hang đầu, trước hết là vì sự an tồn của hệ thống tài chính, sau đó là góp phần vào sự tang trưởng và ổn định kinh tế vĩ mơ. Vì vậy NHTW cần quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của các NHTM nhằm ngăn chặn và giảm thiếu tối đa rủi ro có thể xảy ra. Một số hoạt động trong quản lý nhà nước của NHTW là:

Một phần của tài liệu Hãy phân tích những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương đối với vấn đề này (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w