Ứng phó của NHTW về rủi ro tỉ giá hối đoái của NHTM

Một phần của tài liệu Hãy phân tích những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương đối với vấn đề này (Trang 32 - 34)

I. Giới thiệu chung về NHTW

3)Ứng phó của NHTW về rủi ro tỉ giá hối đoái của NHTM

Rủi ro tỉ giá hối đoái cũng xảy ra thường xuyên trong hoạt động ngân hàng, để ứng phó với loại rủi ro này, NHTW đã thực hiện một số biện pháp sau :

3.1) Chính sách chiết khấu

Đây là chính sách mà NHTW bằng cách thay đổi lãi suất cho vay chiết khấu của mình để điều chỉnh tỉ giá hối đoái trên thị trường.

Khi muốn tỉ giá hối đoái giảm xuống, NHTW nâng cao lãi suất chiết khấu, làm cho lãi suất thị trường tăng lên, kết quả là làm cho các nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường quốc tế chạy vào trong nước để thu lợi tức cao. Lượng vốn nước ngoài chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu vượt cung ngoại hối, do đó làm cho tỉ giá giảm xuống. Ngược lại, muốn cho tỉ giá hối đoái tăng lên thì NHTW sẽ giảm lãi suất chiết khấu xuống làm cho lãi suất thị trường cũng giảm theo và qua nhiều mặt tác động sẽ làm cho tỉ giá hối đoái giảm.

3.2) Chính sách hối đoái

Đây là chính sách mà NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua bán ngoại hối trên thị trường. Cụ thể là :

Khi tỉ giá lên cao, NHTW tăng cường bán ngoại hối ra thị trường làm cung ngoại hối trên thị trường tăng lên do đó làm giảm bớt căng thẳng về cung cầu ngoại hối trên thị trường và kéo tỉ giá tụt xuống. Còn khi tỉ giá giảm xuống, NHTW sẽ mua

vào ngoại hối, tăng nhu cầu ngoại hối trên thị trường và làm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường dẫn đến tỉ giá hối đoái từ rừ tăng lên.

Một hình thức khác của chính sách hối đoái đó là việc thành lập quỹ bình ổn hối đoái. Nhà nước sẽ thành lập quỹ này dưới hình thức bằng ngoại tệ, vàng hoặc phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn, chủ động mua vào bán ra ngoại tệ để kịp thời can thiệp làm thay đổi quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường, nhằm mục đích điều chỉnh tỉ giá.

Song để thực hiện tốt biện pháp này thì vấn đề quan trọng ở đây là NHTW phải có dự trữ ngoại hối lớn, nếu cán cân thanh toán của một nước bị thiếu hụt thường xuyên thì khó có đủ số ngoại hối để thực hiện phương pháp này.

3.3) Phá giá tiền tệ

Đây là sự nâng cao một cách chính thức tỉ giá hối đoái hay nói cách khác đi đó là việc Nhà nước và NHTW chính thức hạ thấp sức mua đồng tiền nước mình so với ngoại tệ. Phá giá tiền tệ có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và hạn chế nhập khẩu hàng hóa, do vậy nó đã góp phần cải thiện cán cân thương mại, làm cho tỉ giá hối đoái bớt căng thẳng.

3.4) Nâng giá tiền tệ

Đây là việc Nhà nước và NHTW chính thức nâng giá đơn vị tiền tệ của nước mình so với ngoại tệ, làm cho tỉ giá hối đoái giảm xuống. Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ, nghĩa là, nó có tác dụng hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu do đó nó góp phần duy trì ổn định của tỉ giá đảm bảo tí giá không tụt xuống.

Trong cuộc chiến tranh thương mại nhằm chiếm lĩnh thị trường bên ngoài, những quốc gia có nền kinh tế phát triển quá “nóng” muốn làm “lạnh” nền kinh tế đi thì có thể dung biện pháp nâng giá tiền tệ để giảm đầu tư vào trong nước và tăng cường chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

Ta có thể xem xét ví dụ trường hợp của Trung Quốc – là một trường hợp

đáng để nghiên cứu. Sau khi nhận ra sự yếu kém của cơ chế quản lý kinh tế theo kế hoạch, Trung Quốc đã thực hiện cải cách kinh tế từ năm 1979. Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, Trung Quốc cũng tiến hành cải cách chính sách tỉ giá. Năm 1994 Bank of China phá giá 50% đồng NDT điều chỉnh mạnh từ 5,8NDT/USD xuống 8,7NDT/USD đồng thời cũng thực hiện chính sách kết hối, bắt buộc các doanh nghiệp và tổ chức xã hội bán nguồn thu ngoại tệ cho các ngân hàng được ủy quyền và không cho phép các tổ chức kinh tế và cá nhân mở tài khoản để lưu giữ ngoại tể. Chỉ đến cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 139,89 tỉ USD, BoC mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ. Sau 13 năm Trung Quốc đã xóa bỏ chính sách kết hối. Ngày nay, Trung Quốc đang thực hiện thí điểm cho phép một số doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu được gửi ngoại tệ từ nước ngoài.

Về quyền quyết định can thiệp thị trường ngoại hối thì một nghiên cứu của BIS cho thấy phần lớn các NHTW dành quyền quyết định những điều chỉnh lớn cho Thống đốc và một số nhỏ NHTW ủy quyền cho các hội đồng như hội đồng điều hành hay hội đồng chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu Hãy phân tích những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương đối với vấn đề này (Trang 32 - 34)