Rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Hãy phân tích những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương đối với vấn đề này (Trang 45 - 48)

Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng khơng đáng kể, nhiều ngân hàng đã lao vào cuộc đua cho vay tiêu dùng thơng qua nhiều hình thức, với lãi suất cho vay cực thấp, thậm chí thấp hơn cả lãi suất huy động. Tình trạng này diễn ra phổ biến tại các NHTM ở Việt Nam dẫn đến nguy cơ gia tăng rủi ro lãi suất trong các NHTM. Đây là loại rủi ro có ảnh hưởng khá lớn và thường xun vì hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM Việt Nam vẫn là oạt động cho vay và tỷ lệ thu lợi nhuận từ lãi suất chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn tu của ncác NHTM. Thêm vào đó là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại cũng làm cho mức lãi suất ln biến động.

Có ngân hàng, mỗi nhân viên có trong tay danh sách hàng trăm khách hàng cá nhân và hàng ngày họ phải gọi điện cho từng người mời chào gói tín dụng

1) Thực trạng rủi ro lãi suất ở Việt Nam

Ở Việt Nam, rủi ro lãi suất đang có xu hướng gia tăng do chính sách thu hút vốn đầu tư của các NHTM.

Các NHTM đua ngau giảm lãi suất hoặc trá hình giảm lãi suất bằng các chương trình trúng thưởng, quà tặng cho khách hàng.

Theo tính tốn của các nhà kinh tế thì lãi suất thực tế của các NHTM hiện nay thấp hơn cả lãi suất trần đối với lãi suất cho vay.

2) Một số ví dụ điển hình:

Ở Việt Nam cuộc đua “phá đáy lãi suất” đang nóng dần khi mới đây nhất, Oceanbank đã tung ra mức lãi vay tiêu dùng chỉ còn 5,91% cho khách hàng vay mua nhà, mua xe,.. Khách hàng có thể lựa chọn phương án lãi suất 5,91% cho 6 tháng đầu năm hay 9,97% áp dụng cho 12 tháng đầu tiên. Chưa hết ngân hàng này cịn khuyến mãi tặng thẻ có 2 triệu đồng để khách chi tiêu, mua sắm.

Trước đó từ đầu tháng 7/2013, Techcombank đã tung ra chương trình cho vay ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân vay mua bất động sản, mua ô tô, xây nhà,… với lãi suất 5,99%/năm. Song song với chương trình này, từ đầu tháng 9, ngân hàng lại tặng 300 sổ tiết kiệm trị giá 500.000 đồng/ sổ cho khách hàng cùng với cơ hội trúng thưởng ô tô.

Nhiều ngân hàng khác cũng không chịu kém cạnh khi đưa ra lãi suất xuống cực thấp đối với cho vay tiêu dùng. Chẳng hạn, SHB có chương trình cho cá nhân vay vốn với lãi suất 5,88%/ năm cố định 3 tháng đầu tiên, cịn với lãi suất 8,68%/ năm thì được cố định 6 tháng.

Ngân hàng Phương Đơng cũng tung ra nhiều gói cho vay tiêu dùng: khách hàng cá nhân mua xe ô tô với lãi suất 5,99%/ năm trong 3 tháng đầu và 12,49% trong 9 tháng tiếp theo.

Sacombank có chương trình ưu đãi cho khách hàng mua để mua, xây, sửa bất động sản; theo đó, 3 tháng đầu tiên, lãi suất được áp dụng ở mức 6,99%/ năm, 9 tháng tiếp theo là 11,99%/ năm.

3) Giải pháp ứng phó của NHTW Việt Nam

Kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tài sản và có dư nợ tín dụng.

Quản lí, giám sát chặt chẽ chính sách lãi suất của các NHTM.

Điều chỉnh lãi suất trần và lãi suất sàn.

Hỗ trợ vốn cho các NHTM dưới nhiều hình thức như: cho phép các NHTM hưởng lãi của tiền mặt bắt buộc mà các NHTM nộp tại NHTW,…

4) Bài học kinh nghiệm cho các NHTM ở Việt Nam

Các NHTM cần có sự quản lý chặt chẽ, có chiến lược kinh doanh đúng đắn, lâu dài. Khơng vì mục đích trước mắt mà qn đi lâu dài.

Cần thực hiện theo các quy định, chính sách của chính phủ, khơng nên luồn lách, trá hình đê luồn lách.

Kiềm chế tốc độ tăng trưởng và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tài sản có và dư nợ tín dụng để đảm bảo an toàn tăng trưởng và hệu quả tăng trưởng kinh tế theo quy mô. Việc mở rộng quy mô hoạt động phải gắn liền với việc cải thiện tương xứng về năng lực quản trị, kiểm soát hoạt động.

Một phần của tài liệu Hãy phân tích những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương đối với vấn đề này (Trang 45 - 48)