PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep (Trang 76 - 79)

- Những ảnh hưởng tiêu cực

1 Quan hệ sản xuất, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, với tư liệu sản xuất

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Như vậy, có thể khẳng định rằng phẩm chất đạo đức của người lao động có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của người lao động người, nà còn cho cả doanh nghiệp. Vì các phẩm chất đạo đức không những tạo cho người lao động có một việc làm ổn định, đem lại thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Đồng thời, việc quan tâm giáo dục các phẩm chất đạo đức cho người lao động còn giúp cho doanh nghiệp có lợ nhuận cao, doanh thu lớn do năng suất lao động tăng cao. Đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại và phát triển. Sống trong xã hội ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó đảm bảo cho sự tồn tại,phát triển của chính mình và cộng đồng. Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức. Đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội

Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là công ty lớn, với số lượng lao động nhiều. Song, nhìn chung người lao động trong công ty đều có nhận thấy rõ tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, vẫn còn một số lao động thiếu những hiểu biết cần thiết trong vấn đề này, chính vì vậy mà đôi khi việc giáo dục các phẩm chất đạo đức cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, thái độ của người lao động tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn về các phẩm chất đạo đức cũng ở mức độ cao. Người lao động có thái độ tương đối tốt về các phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, việc biểu hiện của các phẩm chất đạo đức ở người lao động còn ở mức độ thấp.

2. Kiến nghị

lao động thuộc các nghành, các lĩnh vực khác nhau cần nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức người lao động, xem xét, đánh giá đúng đắn mặt tích cực và mặt tiêu cực trong đời sống tâm lý, phẩm chất đạo đức, lối sống của người lao động. Xây dựng nội quy trong lao động, có chủ trương phù hợp để phát huy mặt tích cực, đấu tranh khắc phục những yếu kém, ảnh hưởng đến quá trình hình thành phẩm chất đạo đức của người lao động.

- Tổ chức đa dạng và phong phú hơn nữa các các chương trình, các hoạt động khác nhau để người lao động lĩnh hội được hệ thống tri thức cơ bản về các loại hình lao động phổ biến, giúp người lao động nắm vững nguyên tắc chung của lao động, những kỹ năng sử dụng công cụ lao động. hình thành những cơ sở ban đầu của phẩm chất người lao động trong thời đại mới những thói quen và kỹ năng lao động tập thể, kết hợp lao động trí óc, lao động chân tay, giữ gìn vệ sinh lao động.

Đối với các doanh nghiệp có thể phối hợp với các hệ thống phát thanh, truyền hình tại địa phương, từ đó giúp người lao động tiếp cận những thông tin về việc giáo dục đạo đức. cũng có thể trong quá trình làm việc doanh nghiệp nên có những bài phổ biến, nêu gương các tấm gương điển hình trong giáo dục đạo đức tới người lao động. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong giáo dục đạo đức tại doanh nghiệp cũng chính là giúp cho người lao động nhận thức được tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức, đó là sự đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp cần có những phương pháp tuyên truyền để cho người lao động hiểu một cách dễ dàng nhất.

Cần tu dưỡng các phẩm chất đạo đức, đặc biệt là tính năng động sáng tạo. Đây là yếu tố rất cần thiết đối với nhà quản lý lao động. Bởi đối với những nhà quản lý, để áp dụng các biện pháp giáo dục đạo đức cho người lao động đạt hiệu quả thì cần thiết phải có phẩm chất đạo đức tốt.

Thường xuyên củng cố, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, có kế hoạch cụ thể trong việc giáo dục đạo đức cho người lao động.

* Đối với người lao động:

Phẩm chất đạo đức có vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội, nó đảm bảo cho việc lao động đạt hiệu quả, nâng cao năng suất lao động. chính vì thế, người lao động cần phải nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức, từ đó có biểu hiện tốt hơn về các phẩm chất đạo đức.

Tiến hành hoạt động lao động một cách có kế hoạch, có tổ chức khoa học, yêu cầu việc lao động phải có nề nếp, kỉ luật và nỗ lực ý chí, tích cực tự giác cao. Tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, lao đông sáng tạo để có đủ trình độ, năng lực . Từ đó thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình, khắc phục những tư tưởng vụ lợi, ích kỷ, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, lợi ích xã hội.

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w