Thực trạng các phẩm chất đạo đức của người lao động tại công ty cổ phần mía đường Lam sơn – Thanh Hóa

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep (Trang 53 - 64)

- Những ảnh hưởng tiêu cực

2.2. Thực trạng các phẩm chất đạo đức của người lao động tại công ty cổ phần mía đường Lam sơn – Thanh Hóa

phần mía đường Lam sơn – Thanh Hóa

Để nghiên cứu thực trạng các phẩm chất đạo đức của người lao động tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh Hoá, việc tìm hiểu nhận thức của người lao động là rất cần thiết. Bởi nhận thức có ảnh hưởng to lớn đến việc hình thành và giáo dục các phẩm chất đạo đức. Chính vì vậy mà nội dung trước tiên được đề cập đến trong phần thực trạng là nhận thức của người lao động về các phẩm chất đạo đức.

2.2.1.Mức độ nhận thức của người lao động tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn về các phẩm chất đạo đức

Nhậnthức của người lao động tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn về các phẩm chất đạo đức

Sau khi tiến hành trưng cầu ý kiến của 181 khách thể là người lao động của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, trong đó có: 45 khách thể là người lao động có trình độ chưa tốt nghiệp THPT; 42 người tốt nghiệp THPT; 27 công nhân kỹ thuật; 42 khách thể có trình độ trung cấp và 25 khách thể có trình độ cao đẳng, đai học. Thu thập các ý kiến và sử lý các số liệu thô bằng cách phân tích cụ thể từng câu trả lời của khách thể. Chúng tôi xây dựng nội dung trưng cầu ý kiến ở khía cạnh nhận thức về những biểu hiện của các phẩm chất đạo đức ở Câu 2 với nội dung:

Câu 2. Theo ông (bà) phẩm chất đạo đức của người lao động bao gồm những phẩm chất nào? Hãy đánh dấu (x) vào ô mà ông (bà) lựa chon.

a. Trung thực, thật thà; Tính nguyên tắc, kỷ luật; Lòng nhân ái

b. Trung thực thật thà; tính nguyên tắc, kỷ luật; lòng nhân ái; Quý trọng danh dự.

c. Tính trung thực, thật thà; tính nguyên tắc, kỷ luật; Lòng nhân ái; quí trọng danh dự; thái độ lao động đúng đắn.

d. Trung thực, thật thà; tính nguyên tắc, kỷ luật; lòng nhân ái; tôn trọng danh dự; thái độ lao động đúng đắn; không ngừng học tập; giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.

Qua đó phân tích đánh giá mức hiểu biết khác nhau của người lao động trong công ty về biểu hiện của các phẩm chất đạo đức, xem người lao động hiểu biết về phẩm chất nào là tốt nhất và còn hạn chế về nhận thức ở chế độ nào. Bằng cách đó, sau khi tổng hợp tôi đã thu thập được được kết quả bảng số liệu như sau:

Bảng 4: Nhận thức của người lao động tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh hoá về các phẩm chất đạo đức

STT Trình độ lao động

Các mức độ

Đúng Sai

1 Chưa tốt nghiệp THPT 11 22,1 34 77,9 2 Tốt nghiệp THPT 17 40,5 25 59.5 3 Công nhân kỹ thuật 19 70,4 8 29,6 4 Trung cấp 30 71,4 12 28,6 5 Đại học, Cao đẳng 21 84 4 16 6 Chung 98 54,1 83 45,9 Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhìn chung người lao động đã có nhận thức tương đối đầy đủ về các phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, con số đó vẫn còn chưa cao. Về kiến thức chung đối với các phẩm chất đạo đức người lao động đã được điều tra có nhận thức chưa được cao, nhận thức đúng về các phẩm chất đạo đức bao gồm 7 phẩm chất đạo đức cơ bản, đó là: Tính trung thực, thật thà; tính nguyên tắc; lòng nhân ái; quý trọng danh dự; thái độ lao động đúng đắn; không ngừng học tập và giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Với số người có nhận thức đúng 98 người trên tổng số 181 người, (tương ứng với 54,1%), số người có nhận thức sai, nhận thức chưa đầy đủ là 83 người (chiếm 45,9%).

Sở dĩ, người lao động có trình độ cao đẳng, đai học tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là do nhiều yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến nhận thức của họ. Vì họ luôn coi rèn luyện và nâng cao phẩm chất đạo đức, là việc làm cần thiết. Do đó mà họ có nhận thức cao về những biểu hiện của các phẩm chất đạo đức.

Với người lao động ở trình độ chưa tốt nghiệp THPT, việc nhận thức về các phẩm chất đạo đức ở mức độ thấp nhất, số lao động trả lời đúng là 11/ 45 người (chiếm 22,1%), số người trả lời sai cao với 34/45 (chiếm 77,9%). Như vậy, còn nhiều người lao động chưa tốt nghiệp THPT nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về các phẩm chất đạo đức. Người lao động có trình độ chưa tốt nghiệp THPT có nhận thức thấp về các phẩm chất đạo đức là do một trong những nguyên nhân, do cuộc sống phải lo toan, bươn trải để nuôi sống bản thân và gia đình. Vì vậy, mà họ không được bồi dưỡng nâng cao nhận thức về các lĩnh vực khác nhau, trong đó có việc nhận thức về những biểu hiện của các phẩm chất.

Với nhận thức của lao động tốt nghiệp THPT về các phẩm chất đạo đức có phần khả quan hơn: có 11/42 người trả lời đúng, (chiếm 40,5%). Mặc dù người lao động tốt nghiệp THPT có nhận thức cao hơn về các phẩm chất đạo đức so với người lao động chưa tốt nghiệp THPT, tuy nhiên con số những người nhận thức sai lệch vẫn còn tương đối nhiều có 25/42 người, (chiếm 59,5%)

Nhận thức của công nhân kỹ thuật và người lao động có trình độ trung cấp, có thể nói là khá tốt. Đối với công nhân kỹ thuật nhận thức đúng về các phẩm chất đạo đức là 19/27 người được hỏi (chiếm tỷ lệ 70,4%); Lao động trung

cấp trả lời đúng là 30/42 người (chiếm 71,4%); Công nhân kỹ thuật nhận thức sai là 8/27 người (chiếm 29,6%).

Như vậy có thể kết luận rằng, mặc dù là những người lao động trực tiếp sản xuất kinh doanhạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp ở những trình độ lao động khác nhau. Tuy nhiên, những kiến thức đạo đức về các phẩm chất đạo đức của người lao động vẫn còn nhiều hạn chế, đa số người lao động chưa nhận thức được hoặc nhận thức chưa đầy đủ về các phẩm chất đạo đức . Sở dĩ, nhận thức của người lao động về các phẩm chất đạo đức còn thấp là do, phẩm chất đạo đức chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có kinh nghiệm của cá nhân vfa hoạt động thực tiễn của người lao động.

Nhận thức của người lao động tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức

Để khảo sát mức độ nhận thức của người lao động tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh Hoá về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức, tôi lựa chon ngẫu nhiên trong 181 khách thể là người lao động. Chúng tôi đưa ra câu hỏi là Câu 3 trong phần phụ luc, nội dung câu hỏi như sau:

Ông (bà) đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức. Hãy đánh dấu (x) vào ô mà ông bà lựa chọn.

Chúng tôi đưa ra 4 mức độ khác nhau và thu được kết quả:

Bảng 5a. nhận thức của người lao động về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức Các phẩm chất đạo đức M ức độ

Trình độ người lao động Chung

1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % SL % Tính trung thực 1 9 20.0 20 47.6 16 59.2 25 59.5 21 50.0 91 50.3 2 10 22.2 19 45.2 4 14.8 11 26.2 1 2.4 45 24.8 3 21 46.7 3 7.1 1 3.7 4 9.5 3 7.1 32 17.7 4 5 11.1 0 0 6 22.2 2 4.8 0 0 13 7.2 Tính 1 22 48.8 17 40.5 15 55.5 35 83.3 24 57.1 113 62.5 2 18 40.0 19 45.2 10 37.0 4 9.5 1 2.4 52 28.7

nguyên tắc 3 4 8.9 1 2.4 2 7.4 1 2.4 0 0 8 4.4 4 1 2.2 5 11.9 0 0 2 4.8 0 0 8 4.4 Lòng nhân ái 1 25 55.6 11 26.2 7 33.3 21 50.0 12 28.6 76 42.0 2 11 24.4 9 21.4 2 7.4 5 11.9 1 2.4 28 15.4 3 3 6.7 1 2.4 11 40.7 5 11.9 12 28.6 32 17.7 4 6 13.3 21 50.0 7 25.9 11 26.2 0 0 45 24.9 Quý trọng danh dự 1 10 22.2 6 14.3 4 14.8 11 26.2 5 18.5 36 19.9 2 25 55.6 9 21.4 3 11.1 9 21.4 6 22.2 52 28.7 3 5 11.1 15 35.7 11 40.7 8 19.1 4 14.8 43 23.8 4 5 11.1 12 28.6 9 33.3 14 33.3 10 40.0 50 27.6 Thái độ lao động 1 11 24.4 7 16.7 4 14.8 12 28.6 5 18.5 39 21.5 2 9 20 3 7.1 0 0 7 16.7 3 11.1 22 12.2 3 8 17.7 10 23.8 0 0 9 21.4 8 32.0 35 19.3 4 17 37.7 22 52.4 23 85.2 14 33.3 9 33.3 85 47.0 Không ngừng học tập 1 19 42.3 18 42.8 6 22.2 25 59.5 9 33.3 77 42.5 2 9 20 10 23.8 18 66.7 11 26.1 10 40.7 58 32 3 6 13.3 4 9.5 3 11.1 3 7.2 6 18.5 22 12.2 4 11 24.4 10 23.8 0 0 3 7.2 0 0 24 13.3 Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường 1 21 46.7 18 42.9 18 66.7 19 45.2 19 76 95 52.5 2 10 22.2 6 14.3 6 22.2 13 31.0 6 24 41 22.7 3 9 20 16 38.1 3 11.1 5 11.9 0 0 33 18.2 4 5 11.1 2 4.8 0 0 5 11.9 0 0 12 6.6 Chú thích nội dung bảng 4a Trình độ người lao động: 1. Chưa tốt nghiệp THPT 2. Tốt nghiệp THPT 3. Công nhân kỹ thuật 4. Trung cấp

5. Đại học, Cao đẳng

1. Rất Quan trọng 2. Quan trọng 3. Ít quan trọng 3. Không quan trọng

Từ kết quả bảng 3 chúng tôi nhận thấy rằng:

Nhìn chung, người lao động tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn cho rằng các phẩm chất đạo đức là rất quan trọng là 37.1%, Quan trọng là 23.2% và không quan trọng là 23.1%, ít quan trọng là 16.6% . Có thể nói rằng nhận thức của người lao động tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức ở mức thấp.

Đối với tính trung thực, thật thà có 91/181 người (chiếm tỷ lệ 50.3%), cho rằng, phẩm chất này là rất quan trọng; có 45/181 người trả lời quan trọng (chiếm tỷ lệ 24.8). Người lao động tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn cho rằng tính nguyên tắc trong lao động là phẩm chất đạo đức được người lao động đánh giá ở mức độ quan trọng tương đối cao, có tới 113/181 người được hỏi trả lời là rất quan trọng (chiếm tỷ lệ 62,5%), trả lời quan trọng 52 (chiếm tỷ lệ 28.7%). Ở mức độ lựa chọn mà người lao động cho rằng không quan trọng cao nhất là thái độ trong lao động có tới 85 người được hỏi trả lời không quan trọng (chiếm tỷ lệ 47.0%) và 35 lượt người cho rằng ít quan trọng.

Đối với phẩm chất đạo đức: giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường người lao động cũng có nhận thức tương đối cao về tầm quan trọng của phẩm chất đao đức này, có 95 lượt người được hỏi trả lời rất quan trọng (tương ứng với tỷ lệ 52.5%) và không quan trọng là 12 lượt người trả lời (chiếm tỷ lệ 6.6%).

Sở dĩ, đa số người lao động lại cho rằng tính trung thực, tính nguyên tắc, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường là do ngiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến là do phẩm chất đạo đức của người lao động được hình thành, chịu tác động chi phối của các yếu tố khác nhau, trong đó hoạt động lao động của người

lao động, cũng như kinh nghiệm lịch sử của bản thân chi phối mạnh mẽ đến nhận thức của họ về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức. Ngày nay trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu người lao động phải có tác phong công nghiệp cao, mới có thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Cũng trong quá trình lao động các phẩm chất đạo đức này tác động trực tiếp đến hiệu quả lao động, nguồn thu nhập của người lao động và một việc làm ổn định do vậy mà nhận thức của người lao động về các phẩm chất này tương đối là cao.

Khi được trò chuyện với chị (Đ .T .A) một người lao động tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, chúng tôi đã được biết suy nghĩ của chị: “Khi mình đi làm đối với bản thân mình, mình đặt lên trên hàng đầu là việc đi làm phải đúng gi. Mình thường phải thức dậy trước 30 phút để chuẩn bị, để không muôn giờ làm”

Anh (N .V. T) “tôi cho rằng một người lao động trước hết phải tuân thủ tốt quy định tai nơi làm việc, cũng như việc đi làm phải đúng giờ. Có rất nhiều người có tư tưởng việc đi làm là mang tính đối phó, trong giờ làm việc không tập trung, chỉ lo chuyện trò”

Trên đây chỉ là một vài ví dụ, nhưng cũng cho ta thấy một điều rằng nhận thức của người lao động thường tập trung vào một số phẩm chất có liên quan trực tiếp đến việc làm của người lao động. Nếu như người lao động không có tính nguyên tắc trong công việc, thường xuyên đi muộn về sớm, trong giờ làm việc không tập trung làm việc, thiếu trung thực…thì có thể bị sa thải, mức thu nhập của sẽ bị giảm sút, do bị phạt trừ vào một số khoản thu nhập. Nó tác động trực tiếp đến chính bản thân người lao động và gia đình của họ. Do vậy mà họ cho rằng đây là những phẩm chất đặc biệt là quan trọng.

Cùng với những phẩm chất đạo đức được người lao động nhận thức là quan trọng, thì có một số phẩm chất người lao động còn có nhận thức thấp về tầm quan trọng. Ở các phẩm chất cụ thể chúng tôi nhận thấy như sau:

Đối với phẩm chất đạo đức lòng nhân ái. Đã từ ngàn đỡi xưa, đây là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm nó vẫn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay. Tuy nhiên, qua điều tra nghiên cứu số người cho rằng không quan trọng cao: có 50 người (chiếm tỷ lệ 27.6%) và 43 người (chiếm tỷ lệ 23.8%) trả lời ít quan trọng. Qua số liệu náy ta có thể thể thấy nhận thức của người lao động về tầm quan trong của phẩm chất đạo đức lòng nhân ái còn tương đối là thấp.

Quý trọng danh dự: có 36 người trả lời rất quan trọng (chiếm 19.9%), quan trọng là 52 người (chiếm 28.75%). Ít quan trọng là 43 người (chiếm 23.8%) và không quan trọng là 50 người (chiếm tỷ lệ 27.6%)

Thái độ lao động: Có 39 người trả lời rất quan trọng (chiếm tỷ lệ 21.5%), quan trọng là 22 lượt người trả lời (chiếm 12.2%), ít quan trọng là 35 người (chiếm 19.3%) và không quan trọng là 85 lượt người (chiếm tỷ lệ 47.0%). Có thể nói thái độ lao động là một phẩm chất đạo đức rất quan trọng trong quá trình lao động. Thái độ lao động đúng đắn nhằm thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Khi hỏi về phẩm chất này, thì đa số người lao động được hỏi đều trả lời là không và ít quan trọng.

Không ngừng học tập có 77/181 người trả lời rất quan trọng (chiếm 42.8%) và quan trọng là 58 lượt người trả lời (chiếm 32%). Số người cho rằng không quan trọng là 24 (chiếm 13.3%) . Ở phẩm chất này người lao động đánh giá tầm quan trọng cao hơn so với phẩm chất thái độ trong lao động. Không chỉ riêng người lao động tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn mà người lao động ở các cơ quan doanh nghiệp khác cũng nhận thức được tầm quan trọng của phẩm chất này. Vì người lao động làm việc trong điều kiện khoa học kỹ thuật có những bước tiến vượt bậc, nếu người lao động không ngừng học tập sẽ dần trở nên tụt hậu. Mặt khác, đối với những người lao động khi đã đảm bảo thoả mãn nhu cầu nuôi sống bản thân và gia đình thì họ còn có nhu cầu cao hơn, đố là nhu cầu

khẳng định giá trị bản thân. Chỉ có việc không ngừng học tập thì người lao động mới có thể thoả mãn được nhu cầu đó, được đồng nghiệp người lãnh đạo đánh giá cao năng lực làm việc của mình.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng nhận thức giữa những người lao động về tầm quan trọng của của các phẩm chất đạo đức của người lao động là có sự khác nhau. Đặc biệt sự chênh lệch ấy biểu hiện ở tất cả các phẩm chất đạo đức.

Bảng 5b. Nhận thức của người lao động ở các trình độ về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w