Cơ sở lý luận về các phẩm chất đạo đức cá nhân * Tính trung thực

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep (Trang 35 - 45)

- Những ảnh hưởng tiêu cực

1.2.2.2. Cơ sở lý luận về các phẩm chất đạo đức cá nhân * Tính trung thực

* Tính trung thực

- . Khái niệm

Tính trung thực là một phẩm chất đạo đức cơ bản của các cá nhân là sự tôn trọng lẽ phải, sự thật và chân lý trong các quan hệ xã hội, thái độ thiện chí, dũng cảm đấu tranh vì cái thiện, cái tốt đẹp của chủ thể đạo đức.

Nội dung chủ yếu của tính trung thực là thái độ khách quan, tình yêu chân lý, dám nói thẳng, dàm nhìn thẳng vào sự thật, dám đấu tranh cho sự thật. Nó đối lập hoàn toàn với sự dối trá, thói đạo đức giả và khác với tính tò mò hiếu kỳ. Tính trung thực đòi hỏi con người phải sống thẳng thắn, thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thân và của xã hội. Tính trung thực là một phẩm chất đầu tiên đối với cá nhân. Con người muốn hoàn thiện về nhân cách không thể không có tính trung thực.

-Ý nghĩa của tính trung thực

Tính trung thực là một trong những đặc trưng cơ bản tạo nên phẩm chất đạo đức của cá nhân. Mặt khác tính trung thực là cơ sở để xây dựng niềm tin, lòng chung thủy và những nội dung đạo đức tốt đẹp khác như tính cao thượng, vị tha, dũng cảm…Như vậy tiêu chuẩn để đánh giá con người có đạo đức là tính trung thực. Vì tính trung thực là bản chất tốt đẹp của đạo đức, nó là thước đo để đánh giá con người xấu hay tốt. Nhờ có tính trung thực mà trong quan hệ xã hội con người tạo được niềm tin, dám dũng cảm đương đầu với mọi thử thách và đem lại lợi ích cho xã hội.

Tính trung thực là một đức tính quý giá, phù hợp với đạo lý làm người, nó trở thành nhu cầu của toàn xã hội, là tinh hoa văn hóa và là truyền thống cao quí của đạo đức xã hội. Nhân dân ta cũng như nhân dân các dân tộc trên thế giới đều quan niệm làm người sống phải trung thực mới là người tốt. Trong các tiêu chuẩn để đánh giá phẩm hạnh của mỗi người, người ta vẫn đề cao tính trung thực được coi là tiêu chuẩn rất cần thiết, là một yêu cầu rất cơ bản và phổ biến của xã hội. Vì thế khi tuyển chọn nhân viên, cất nhắc đề bạt cán bộ, thì tiêu chuẩn để chọn đầu tiên là người có đức tính trung thực.

Thiếu đi tính trung thực, con người sẽ bị thoái hóa về phẩn chất đạo đức, sẽ trở thành kẻ dối trá, đạo đức giả, ba hoa, khoác lác…Những đức tính đó sẽ đem lại thiệt hại cho xã hội, cho mọi người và cho chính bản thân người đó. Trung thực là một đức tính rất quý báu và cần thiết đối với mỗi người, đồng thời nó có ý nghĩa rất quan trọng tronng xã hội, nên phải thật sự quan tâm giáo dực tính trung thực sâu rộng cho thế hệ trẻ.

*Tính nguyên tắc.

Tính nguyên tắc là một phẩm cất đạo đức của con người, nét cốt yếu của tính nguyên tắc là hành động chủ thể đạo đức phải phù hợp và tuân thủ lẽ phải theo đạo lý và chân lý, phải đảm bảo tính khách quan, chính xác và không vụ lợi.

- Ý nghĩa của tính nguyên tắc

Tính nguyên tắc của đạo đức không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt tư tưởng mà luôn luôn gắn liền với hành động. Nên người ta thường nói: sống và làm việc phải có nguyên tắc. Tính nguyên tắc có ý nghĩa là hành động, hành vi phải phù hợp với tư tưởng cơ bản, tư tưởng chỉ đạo hoặc quy tắc chủ yếu của hành động. Tính nguyên tắc mà đạo đức đề cập đến hành vi của con người phải phù hợp và tuân theo lẽ phải, theo đạo lý và chân lý; nghĩa là phải bảo đảm được tính khách quan, chính xác, thực sự trong sáng, không vụ lợi. Vì thế, về ttính nguyên tắc của đạo đức có thể nói gọn lại, đó là sự biểu hiện của tính trung thực trong mọi hành động của con người.

Tính nguyên tắc của đạo đức đối lập hoàn toàn với hành vi vô nguyên tắc, ngoan cố, bảo thủ, gàn bướng và cơ hội. Tính vô nguyên tắc thường nảy sinh vì non kém về bản lĩnh, về phẩm chất chính trị, kém hiểu biết, hoặc có

sự thoả hiệp. Tính cơ hội cũng có nguồn gốc từ chủ nghĩa cá nhân, từ động cơ vụ lợi, hiếu danh, ích kỉ và những động cơ hèn kém khác như: Xu nịnh, bợ đỡ hoặc thể hiện sự thiếu năng lực làm việc của con người. Tính gàn bướng, bảo thủ thường có nguồn gốc từ sự chủ quan, kiêu căng, sợ sự thật, sợ người khác giỏi hơn mình. Nói chung, những tính cách trên là đối lập với tính nguyên tắc, cần phải loại bỏ khỏi đời sống xã hội.

Tính nguyên tắc cũng không có nghĩa là bất di bất dịch, không thay đổi, nhất thành bất biến. Tính nguyên tắc tuyệt nhiên không loại trừ khả năng thay đổi, nó khác với chủ nghĩa giáo điều. Trong thực tế con người con người có thể thay đổi được nguyên tắc sống của mình khi thấy được những sự sai trái, không hợp lý của những nguyên tắc cũ mà nó đã xác lập. Vì thế có thể loại bỏ những

nguyên tắc sai trái và đưa ra những nguyên tắc mới phù hợp. Ví dụ, nguyên tắc bình đẳng nam - nữ trong quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội trước đây cần phải thay đổi phù hợp với thời đại ngày nay. Tính nguyên tắc còn bao hàm cả tính tích cực tự giác, tinh thần trách nhiệm của cá nhân trước tập thể và trước xã hội. Với những nội dung như trên thì tính nguyên tắc có ý nghĩa rất rộng lớn đối với cuộc sống con người và xã hội.

Tính nguyên tắc giúp con người khẳng định được tính tích cực của xã hội, nó là cơ sở và động lực để giúp con người vươn tới những giá trị đạo đức ngày càng cao. Điều này có nghĩa là tính nguyên tắc của con người không phải ngẫu nhiên hình thành, mà phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện và có sự đấu tranh của con người để bảo vệ những mặt tích cực, tiến bộ trong các mối quan hệ xã hội. Quá trình đó cũng là sự thử thách, rèn luyện cho con người ngày một trưởng thành lớn lên và chiến thắng những hành động xấu xa, thấp hèn, tiêu cực trong cuộc sống để kích thích con người vươn tới cái tốt đẹp và làm những điều có lợi ích cho xã hội.

Tính nguyên tắc của đạo đức còn là điều kiện, là cơ sở để đạo đức cá nhân phát triển. Điều đó được thể hiện ở chỗ, con người sống có tính nguyên tắc bao giờ cũng giữ được bản lĩnh, cốt cách của mình, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, không có cơ hội, sống nhiệt tình, chân thực và công hiến nhiều cho xã hội, đồng thời có tinh thần giúp đỡ người khác một cách tự giác và có trách nhiệm cao trước tập thể xã hội.

Nhờ có tính nguyên tắc mà những chân lý và giá trị cao quý của đạo đức được bảo vệ và phát triển trong xã hội. Trong cuộc sống, con người có nhiều mặt tốt, tích cực và tiến bộ là nhờ có tính nguyên tắc của đạo đức. Những giá trị đạo đức như lương tâm, tính trung thực, tình yêu lao động…Là những giá trị cao quý, trở thành nguyên tắc sống của những con người có đạo đức. Tính nguyên

tắc của đạo đức có ý nghĩa rộng lớn như vậy, nên chúng ta cần quán triệt đầy đủ trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ.

* Thái độ đối với lao động

- Vai trò của lao động trong đời sống đạo đức

Ở bất cứ thời đại nào, người có sức lao động mà không chịu lao động sẽ bị xã hội cho là những kẻ ăn bám, lười biến là vô lương tâm, vô đạo đức. Lao động là một hiện tượng phổ biến trong xã hội, đồng thời nó là tiêu chuẩn có giá trị đầu tiên và cao cả nhất của đời sống đạo đức. Như một số nhà nghiên cứu đã nói: lao động là điều thiện bậc nhất, là ngọn nguồn của hạnh phúc con người.

Giá trị của lao động đối với sự tồn tại của con người và xã hội loài người nói chung, đối với đời sống đạo đức nói riêng, được thể hiện trên những phương diện sau đây:

Một là, lao động là một hiện tượng phổ biến trong xã hội, là một hành vi

lịch sử đầu tiên của con người, vì nhờ có lao động con người muốn tồn tại được. Đồng thời, lao động bao quát toàn bộ cuộc sống hạnh phúc của con người, vì nó là phương tiện, là điều kiện để đảm bảo cuộc sống hạnh phúc của con người. Cuộc sống của con người là lao động cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Lao động luôn luôn là nhu cầu, là khát vọng và nguồn cảm hứng của con người. Chính nhờ có lao động sản xuất mà làm cho con người trở thành người.

Hai là, lao động đã đem lại cho con người biết bao cái cần thiết hằng

ngày: Lương thực, thực phẩm, đồ dùng, phương tiện sinh hoạt, nhà ở…Tóm lại lao động đã và đang tạo ra của cải vật chất và tinh thần để thõa mãn mọi nhu cầu của con người, có cuộc sống ấm no, đầy đơng sung sướng và hạnh phúc. Ở nơi nào con người không lao động, lười biếng, hoặc bị thiên nhiên gây hạn hán, bão lụt…,thì sống cảnh đói rét, mức sinh hoạt thấp. Nếu kẻ nào có những hành vi bóc lột, trấn át hoặc chiếm đoạt thành quả lao động của người khác, bị coi là gian ác vô nhân đạo.

Lao động còn tạo ra những phúc lợi để giúp con người cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt, thỏa mãn những nhu cầu về tinh thần như văn hóa, học tập, sáng tạo, khám phá, giao lưu…làm có mối quan hê gần nhau và sống vì nhau hơn. Chỉ có lao động mới thực sự có tác dụng củng cố tình cảm cộng đồng; giai cấp, tình yêu con người, tôn vinh và hoàn thiện tính người. Nhờ có thành quả của lao động mà con người có điều kiện tương trợ lẫn nhau thông qua phúc lợi lao động để trợ cấp cho trẻ em, người già, người tàn tật, những bà mẹ liệt sỹ, những người không có khả năng lao động…

- Ý nghĩa của lao động

Về mặt kinh tế: Lao động và sức lao động là nguồn gốc của mọi của cải, là

“cha sinh”của mọi thứ của cải trên đời. Nhờ có lao động mà giống nòi không bị tiêu diệt, đời sống của con người biến đổi và phát triển là do lao động tạo nên tất cả. Vì thế, lao động được coi là nguồn gốc, là cơ sở, là phương thức tồn tại và phát triển của xã hội, nó luôn là hoạt động có mục đích của con người, là ngọn nguồn của no ấm, dồi dào về của cải vật chất, là sự phồn thịnh và văn minh của xã hội loài người. Vì, một lẽ:

“Có làm thì mới có ăn

Không dưng, ai dễ đem phần cho ta”

Đời sống của con người tồn tại, biến đổi và phát triển là do lao động tạo nên tất cả. Vì thế, lao động được coi là nguồn gốc, là cơ sở là phương thức tồn tại và phát triển của xã hội, nó luôn luôn là hoạt động có mục đích của con người, là ngon nguồn của sự no ấm, dồi dào về của cải vật chất, là sự phồn thịnh và văn minh của xã hội.

Về mặt trí tuệ: Trong quá trình lao động đã kích thích tư duy sáng tạo của

con người. Con người có ý thức nên hiểu rõ mục đích lao động của mình, nên họ luôn luôn tìm tòi, khám phá cái mới. Con người luôn phát minh nhiều sáng kiến

về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thay cho sự tiêu hao thế lực, giải phóng cho con người khỏi mọi sự nặng nhọc trong quá trình lao đông, khuyến khích mọi người nghiên cứu, tìm tòi để không ngừng nâng cao năng suất lao động. Cho đến nay loài người loài người đã trải qua biết bao cuộc cách mạng trong sản xuất: từ thủ công lên cơ khí, từ cơ khí đến tự động hóa, đến nay là thời đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ với nhiều phát minh, sáng chế vĩ đại. Như vậy giá trị của lao động là ở chỗ nó tạo ra năng lực phát triển của tư duy, sáng tạo kích thích sự tìm tòi khám phá của con người. Mặt khác lao động còn giúp cho con người nói chung cũng như các nhà khoa học nói riêng có được những phẩm chất và đạo đức tốt đẹp: trung thực hăng say nhiệt tình, dũng cảm có tinh thần trách nhiệm. Thông qua lao động đã hình thành ở họ thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ.

Về mặt thẩm mỹ: Trong lao động nghĩa là quan niệm về cái đẹp của con

người thường so sánh với lao động. Quan niệm của nhân dân ta giữa cái đẹp bên trong (nội dung) và cái vẻ ngoài (hình thức) thì bao giờ cũng chú trọng về nội dung nhiều hơn. Giá trị thẩm mỹ của lao động còn ở chỗ, lao động là nguồn của mọi sự thích thú, khoái cảm, hưởng thụ chiêm ngưỡng cái đẹp. Tư thế, cử chỉ, hành động, lời nói

và đặc tính cách biệt là tính cách của con người trở thành cái đẹp, cái thẩm mỹ chỉ có thể được hình thành trong lao động. Chính vì vậy ông cha ta thường nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.Không trực tiếp lao động, cũng như không biết trân trọng những giá trị của lao động thì không có quan niệm thẩm mỹ lành mạnh. Đồng thời, giá trị thẩm mỹ của lao động còn ở chỗ, nó khơi dậy trong con người những tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, phát triển về mặt lý trí và tư duy, làm hài hòa những năng lực tinh thần, loại bỏ những cái phàm tục, đưa đến cho con người niềm vui trí tuệ. Đó là giá trị thẩm mỹ của lao động

Về mặt đạo đức của người lao động: Đạo đức của người lao động được

biểu hiện trên hai bình diện cơ bản: sự thiện tâm, thiện ý và bổ sung, hình thành và phát triển những năng lực đạo đức của con người.

Trong cuộc sống, chúng ta muốn giúp đỡ người khác nếu chỉ bộc lộ sự thương cảm và thiện tâm thì chưa đủ; tình thương phải được chuyển thành hành động cụ thể, bằng những khả năng về vật chất hoặc năng lực trí tuệ cần thiết. Vì lao động là phương tiện để con người có mối quan hệ gần gũi và giúp đỡ lẫn nhau.

Ở bình diện giáo dục của lao động là ở chỗ, thông qua lao động mà con người cảm thụ và thể hiện được những giá trị đạo đức cao đẹp như sự thương yêu, chăm sóc lẫn nhau hay lòng biết ơn, sự kính trọng, thức về phẩm giá hạnh phúc, trách nhiệm. Mặt khác, tình yêu lao động có tác dụng cải tạo con người xấu trở thành con người lương thiện, người có ích cho xã hội . Chính lao động đã nảy sinh, phát triển nhiều mặt tốt của đạo đức, phát triển ý thức nghĩa vụ, làm cho lương tâm con người trong sạch, không hoen ố. Giá trị đạo đức của lao động đã đem lại sự giác ngộ về lý tưởng đạo đức, bồi đắp và củng cố những tính cách của con người. Trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, lao động cũng chứa đựng những nội dung nhân đạo cao cả, bởi vì khác với các xã hội có đối kháng giai cấp, lao động dưới chủ nghĩa xã hội hoàn toàn được giải phóng.

* Không ngừng học tập - Khái niệm

Theo nghĩa rộng: Học tập là sự học hỏi, tìm kiếm kiến thức, kinh nghiệm của loài người, là hiện tượng có tính chất xã hội và là hoạt động cơ bản bao trùm, bao quát hầu hết cuộc sống con người, là điều kiện quan trọng cho con người trưởng thành về nhận thức.

Theo nghĩa hẹp: Học tập là học kiến thức văn hóa, con người sử dụng các thao tác của tư duy tiếp thu tri thức văn hóa, kỹ thuật để phục vụ cuộc sống con người và xã hội.

-. Ý nghĩa của học tập đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

Học tập không ngừng, không nghỉ là một trong những đức tính cao quý

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep (Trang 35 - 45)

w