Khoản mục dự trữ chính thức (nguồn bù đắp)

Một phần của tài liệu Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.doc (Trang 54 - 57)

1990 1991 1992 1993 1994 1995 Tài khoản vốn

2.2.3. Khoản mục dự trữ chính thức (nguồn bù đắp)

Trong những năm 90, cán cân vốn và tài chính đã không đủ để bù đắp cho thiếu hụt cán cân vãng lai. Kết quả là cán cân tổng thể của Việt Nam luôn bị thâm hụt. Để tài trợ cho khoản thiếu hụt đó, Việt Nam đã phải sử dụng đến những luồng vốn khác nh sử dụng tín dụng của Quỹ, hoãn nợ, thay đổi nợ quá hạn. Việt Nam đã phải xin hoãn nợ và giảm nợ trong thời gian này. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của Việt Nam là rất thấp. Tuy nhiên, trong một số năm, tổng nguồn tài trợ đó không đủ để bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán nhng nó cũng góp phần mang lại một sự tăng lên trong dự trữ quốc tế của Việt Nam, khoảng vài trăm triệu mỗi năm. Tính đến năm 1998, tổng dự trữ quốc tế của Việt Nam khoảng trên 2 tỷ USD.

Từ năm 1999 đến nay, do cán cân vãng lai có xu hớng đợc cải thiện và cán cân vốn đã có khả năng tài trợ cho những khoản thiếu hụt trong cán cân vãng lai nên cán cân tổng thể của Việt Nam đã trở nên thặng d. Mức thặng d cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2003 là khoảng 1,3 tỷ USD và có khả năng tiếp tục thặng d trong năm 2004. Các khoản thặng d này đã góp phần làm tổng dự trữ quốc tế của Việt Nam tăng mạnh. Điều này sẽ gây áp lực đối với chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái của Việt Nam.

Kết luận

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đợc chính thức thiết lập từ năm 1990 theo Pháp lệnh Ngân hàng. Nhờ có sự chủ trì của NHNN Việt Nam phối hợp cùng với các Bộ, các Ngành mà chất lợng các nguồn số liệu thống kê càng ngày càng đợc nâng cao. Bảng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đã trở thành một công cụ hữu ích giúp Chính phủ đa ra các chính sách hữu hiệu trong việc điều chỉnh các hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung nhằm thúc đẩy tăng trởng kinh tế và nâng cao vị thế tài chính của Việt Nam trên trờng quốc tế.

Trong suốt những năm 1990-1998, cán cân thanh toán của Việt Nam luôn thiếu hụt. Nguyên nhân chính là do thâm hụt tài khoản vãng lai khá lớn và phải thanh toán các khoản nợ nớc ngoài từ trớc năm 1990. Các biện pháp xin hoãn nợ, giảm nợ để bù đắp cho thiếu hụt cán cân vãng lai trong thời gian này đã làm giảm sút uy tín của Việt Nam trên thị trờng tài chính quốc tế. Tuy nhiên, từ năm 1999 đến nay, cán cân thanh toán của Việt Nam đã dần dần đợc cải thiện và trở nên thặng d. Sở dĩ có sự thặng d này là do nguồn vốn đầu t nớc ngoài và lợng kiều hối chuyển vào Việt Nam tăng mạnh đã tài trợ cho sự thiếu hụt của cán cân vãng lai. Còn cán cân thơng mại của Việt Nam thì vẫn thâm hụt đến mức kỷ lục. Kết quả là cán cân vãng lai có dấu hiệu xấu đi trong hai năm gần đây.

Trong những năm qua, để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, Việt Nam chủ yếu sử dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp nh hạn chế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu bao gồm: thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu... Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu nh: mở rộng thị trờng xuất khẩu, giảm và xoá bỏ thuế xuất khẩu, xoá bỏ hạn ngạch xuất khẩu, cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia vào xuất khẩu... Để hạn chế các luồng t bản ra, Chính phủ đã áp dụng các biện pháp quản lý ngoại hối chặt chẽ nh quy định về kết hối ngoại tệ. Để khuyến khích luồng vốn vào, Chính phủ bỏ thuế đối với kiều hối chuyển về nớc và tích cực đàm phán vay các vốn ODA, khuyến khích FDI. Nhng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các biện pháp mà Việt Nam áp dụng để điều chỉnh cán cân thanh toán nh hạn chế nhập khẩu, quản lý ngoại

hối... không còn phù hợp nữa. Bởi vậy, hiện nay Việt Nam đã có những biện pháp tích cực nhằm thu hút các nguồn lực tài chính vào trong nớc thúc đẩy tăng trởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán nh thực hiện chính sách thu hút kiều hối thông thoáng, nới lỏng nhập khẩu, cải thiện môi trờng đầu t, cải cách thủ tục tài chính, tiếp tục thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực... Các biện pháp này b- ớc đầu đã phát huy tác dụng làm cho cán cân thanh toán đợc cải thiện đáng kể. Song Chính phủ cũng cần chú ý đến tình hình nhập khẩu tăng mạnh hiện nay để có những biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy lùi tình trạng nhập siêu, cải thiện cán cân thơng mại. Hơn nữa, Việt Nam cần phải xây dựng chiến lợc vay và trả nợ nớc ngoài hợp lý để tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Điều này sẽ giúp ổn định cán cân vốn nhằm bù đắp cho khoản thiếu hụt của cán cân vãng lai. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu t thì mới cải thiện đợc cán cân vãng lai trong tơng lai.

Chơng 3

Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.doc (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w