Các biện pháp hạn chế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.doc (Trang 61 - 63)

- Tình hình ngân sách: đối với các quốc gia đang phát triển, những mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai, giữa khả năng thanh toán của

3.2.1.1. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu

Chính sách hạn chế nhập khẩu nhằm mục đích cố gắng dịch chuyển chi tiêu nội địa từ hàng hoá nớc ngoài vào hàng hoá trong nớc. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu bao gồm: thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, yêu cầu bắt buộc kết hối ngoại tệ, cấm nhập khẩu, yêu cầu giấy phép nhập khẩu... Tác dụng của các biện pháp này là làm giảm số lợng hay giá trị nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, ban đầu nó có tác động trực tiếp cải thiện cán cân thơng mại nói riêng và cán cân vãng lai nói chung. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng làm giảm thiếu hụt cán cân vãng lai lúc ban đầu. Nhng sau đó, do giảm nhập khẩu, ngời tiêu dùng trong nớc sẽ quay sang mua hàng hoá sản xuất trong nớc làm tăng tổng cầu đối với nền kinh tế dẫn đến sản lợng và thu nhập quốc dân tăng lên. Thu nhập quốc dân tăng sẽ làm cho nhập khẩu tăng và cuối cùng làm cho sự cải thiện cán cân vãng lai ban đầu giảm đi.

Trong những năm 90, chính phủ Việt Nam đã sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu chặt chẽ nh thuế quan, hạn ngạch và tỷ lệ kết hối ngoại tệ. Các biện pháp này đã làm tốc độ nhập khẩu giảm mạnh và có tác dụng làm giảm thâm hụt thơng mại, cải thiện đáng kể cán cân thanh toán. Song trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, do luồng vốn đầu t vào trong nớc ngày càng tăng mạnh kèm theo nhu cầu nhập khẩu lớn để tăng trởng kinh tế nên Chính phủ đã phải thực hiện một số nới

lỏng trong chính sách hạn chế nhập khẩu. Thêm nữa, Việt Nam đang tăng cờng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nên việc sử dụng các hạn chế thơng mại sẽ dần dần đ- ợc lại bỏ. Mốc chấm dứt các hạn chế thơng mại là năm 2006 đối với hàng hoá của các nớc ASEAN và năm 2020 đối với hàng hoá của các nớc APEC. Nh vậy, trong t- ơng lai, việc sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu sẽ rất khó thực hiện và có thể không thể thực hiện đợc nữa.

Tuy vậy, khi cha đến thời điểm thực hiện tự do hoá thơng mại thì Chính phủ cũng nên có những biện pháp hạn chế nhập khẩu phù hợp để giảm bớt tình trạng nhập siêu hiện nay. Bên cạnh những nới lỏng trong nhập khẩu để đảm bảo mục tiêu tăng trởng kinh tế thì những biện pháp tăng cờng quản lý hàng nhập khẩu cũng khá quan trọng trong giai đoạn này. Để vừa đảm đợc các mục tiêu kinh tế, vừa giảm bớt đợc tình trạng nhập siêu trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần thực hiện những việc sau: thứ nhất là u tiên nhập khẩu vật t, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc; thứ hai là khuyến khích gia tăng sử dụng vật t, thiết bị trong nớc đã sản xuất đợc để tiết kiệm ngoại tệ và phát triển hàng hoá sản xuất trong nớc; thứ ba là thúc đẩy phát triển sản xuất nguyên liệu thay thế nhập khẩu nh bông, nguyên liệu thuốc lá, ngô, đậu tơng, đa nguyên liệu...và áp dụng các công cụ thuế mới nhằm giảm kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này; thứ t là hạn chế tối đa việc nhập khẩu hàng tiêu dùng và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu ô tô và linh kiện xe hai bánh gắn máy; thứ năm là thực hiện chính sách giảm chi ngoại tệ nhập khẩu đối với một số ngành dịch vụ có nhập khẩu các loại trang thiết bị chuyên dụng, thiết bị và vật liệu rẻ tiền mau hỏng mà tập trung tạo điều kiện sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu...

Nói chung, những biện pháp hạn chế nhập khẩu chỉ là tạm thời, hiệu quả không cao và có thể ảnh hởng đến tốc độ tăng trởng kinh tế. Khi Việt Nam dần tiến tới tự do hoá thơng mại thì việc hạn chế nhập khẩu là rất khó thực hiện, nhất là khi nền kinh tế đang trên đà tăng trởng cao. Trong tình thế hiện nay, để giảm đợc thâm hụt thơng mại, Việt Nam có thể tập trung vào các biện pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ xuất khẩu thay vì việc tập trung để giảm nhập khẩu nh trớc đây.

Một phần của tài liệu Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.doc (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w