Sơ đồ khối bên phát

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật ofdm và ứng dụng trong hệ thống wimax (Trang 75 - 76)

Chương 5: Mô phỏng hệ thống WiMAX

Ở bên phát gồm các khối tạo dữ liệu ngẫu nhiên, khối mã hóa kênh FEC và điều chế, khối tạo IFFT tạo gói, khối mã hóa không gian-thời gian và khối phát OFDM . Các khối mã hóa kênh đƣợc thiết kế để cải thiện hiệu năng thông tin bằng việc cho phép tín hiệu phát chống lại tốt hơn các tác động làm suy hao kênh truyền nhƣ nhiễu hoặc pha đinh. Ngoài ra mã hóa kênh còn có thể sửa lỗi ban đầu nhờ vào khối FEC. Lợi ích của mã hoá kênh là giảm tỉ lệ lỗi bit, thực hiện giới hạn công suất và giới hạn độ rộng băng tần kênh bằng cách thêm một mã thừa vào dữ liệu đƣợc phát. Trong chuẩn IEEE 802.16d, mã hoá kênh bao gồm ngẫu nhiên hóa, sửa lỗi trƣớc FEC, và khối chèn. Khối FEC bao gồm mã hoá Reed-Solomon, mã xoắn và chia cột đƣợc sử dụng để điều chỉnh tốc độ dữ liệu khác nhau. Đây là các khối bắt buộc trong chuẩn 802.16d.

Điều chế trong chƣơng trình này là điều chế số, là quá trình dùng dữ liệu số để thay đổi tín hiệu sóng mang để phát qua kênh truyền. Với một hệ thống OFDM, thay đổi của pha và biên độ có thể đƣợc thực hiện nhƣng tần số thì không thay đổi bởi vì các tín hiệu sóng mang phải có tính trực giao với nhau. Điều chế sử dụng trong chuẩn 802.16d là BPSK, QPSK, 16-QAM và 64-QAM. Trong chƣơng trình mô phỏng này dùng tất cả các bộ điều chế trên với tốc độ mã hóa khác nhau.

Khối phát OFDM bao gồm ba phần: tạo khung OFDM, tạo tín hiệu OFDM bằng cách thực hiện IFFT, và chèn chuỗi CP trƣớc các ký tự OFDM.

Hệ thống WiMAX đƣợc mô phỏng là hệ thống MISO, nhiễu trên kênh truyền đƣợc mô phỏng bằng khối AWGN. Trong đó tham số tỷ lệ SNR có thể thay đổi để có những kết quả khác nhau.

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật ofdm và ứng dụng trong hệ thống wimax (Trang 75 - 76)