Hoàn thiện đánh giá công việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam (Trang 50 - 52)

Trong quy chế trả lương của công ty chưa đề cập đến vấn đề đánh giá công việc, mà công việc này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng với việc xây dựng hệ thống trả công của doanh nghiệp. Mục đích cơ bản của đánh giá công việc là để loại trừ những sự không công bằng trong trả công tồn tại do những cấu trúc tiền công không hợp lý.

Để đánh giá công việc đòi hỏi phải có một chương trình đánh giá được thiết kế và thực hiện cẩn thận. Điều kiện để một chương trình đánh giá thành công là doanh nghiệp phải xây dựng được một hệ thống các văn bản mô tả công việc (bao gồm cả những yêu cầu đối với công việc) đầy đủ và chi tiết vũng như phải thành lập một hội đồng đánh giá công việc bao gồm những người am hiểu công việc. Kết quả đánh giá công việc là hội đồng đánh giá sẽ đưa ra được hệ thống thứ bậc về giá trị công việc

Có nhiều hệ thống đánh giá khác nhau:

- Phương pháp xếp hạng: hội đồng đánh giá sẽ xếp hạng các công việc từ cao nhất đến thấp nhất về giá trị. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản. Nhưng có nhược điểm đó là việc đo lường không được chính xác, khó áp dụng trong các tổ chức có một số lượng lớn công việc.

- Phương pháp phân loại: đầu tiên phải xác lập một số lượng đã xác định trước các hạng, hay các loại công việc. Sau đó các bản mô tả khái quát cho các công việc được viết ra rồi đem so sánh bản mô tả của công việc đó với các bản mô tả của các hạng và sau đó nó được xếp vào hạng phù hợp. Ưu điểm là đã tiêu chuẩn hóa tiền công cho các công việc tương tự nhau và duy trì một sự chênh lệch về trả côg giữa các công việc trong một tổ chức đặc biệt

lớn. Nhược điểm là tính ổn định của nó làm cho nó không thích ứng được với những yếu tố như sự chênh lệch tiền công giữa các vùng.

- Phương pháp cho điểm: bao gồm phân tích nội dung của các công việc từ bản mô tả công việc và sau đó phân phối một số điểm cho các yếu tố cụ thể. Số điểm phân chia vào mỗi công việc xác định khoảng mức tiền công trả cho công việc đó.

- Phương pháp so sánh yếu tố: mỗi công việc được sắp xếp thứ tự theo nhiều lần (theo từng yếu tố thù lao) và nhờ đó nó sẽ nhận được một giá trị tiền tương ứng. Phương pháp này phức tạp hơn do đó nó không được sử dựng nhiều như phương pháp cho điểm.

Trong thực tế nghiên cứu, nhận thấy việc xây dựng các bản mô tả công việc tại công ty vẫn còn rất sơ lược vì vậy em xin đưa ra một bản mẫu mô tả công việc đối với chức danh Chánh văn phòng Tổng hợp

Ví dụ: Bản mô tả công việc

1. Chức danh: Chánh văn phòng tổng hợp 2. Báo cáo với: Phó tổng giám đốc

3. Các nhiệm vụ chính:

- Quản lý chỉ đạo chung mọi hoạt động của phòng tổng hợp - Kiểm tra quy trình kiểm soát hồ sơ và quản lý hồ sơ - Công tác quản lý dụng cụ hành chính

- Tiếp khách đối ngoại- chính sách xã hội

- Tổ chức nâng bậc lương đối với khối gián tiếp, cán bộ quản lý - Quản lý mua sắm trang thiết bị văn phòng nội thất, tài sản - Hoạt động nhà ăn tập thể, nhà trẻ

- Quản lý hồ sơ của tòan bộ nhân viên và người lao động trong công ty 4. Các nhiệm vụ phụ:

- Phụ trách công tác đào tạo, lập kế hoạch đào tạo theo nhu cầu hàng năm

- Hợp tác đào tạo khoa học kỹ thuật tham quan trực tiếp với nước ngoài 5. Các yêu cầu của công việc

- Trình độ học vấn cần thiết : tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế - Kỹ năng: sử dụng thành thạo tiếng Anh, vi tính văn phòng, giao tiếp tốt, sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu lao động

- Kiến thức: có kiến thức cơ bản về quản lý nhân sự, hiểu biết về các chính sách và các quy định của Nhà nước về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (nồi hơi và thiết bị áp lực)., hiểu biết về pháp luật và các quy định về lao động.

- Kinh nghiệm: có ít nhất từ 5-10 năm làm công việc tương tự

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam (Trang 50 - 52)