Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU” potx (Trang 27 - 31)

Thị trường của Hải Châu có thể chia thành 4 khu vực: thị trường miền Bắc, thị trường miền Trung, thị trường miền Nam và thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ chính của Hải Châu là thị trường miền Bắc, Trung, Nam, còn thì trường xuất khẩu là rất thấp. Việc phân chia khu vực thị trường theo vùng là cần thiết bởi mỗi khu vực địa lý đều có những đặc điểm về văn hoá, kinh tế riêng. Do đó nhu cầu mỗi vùng về sản phẩm bánh kẹo là khác nhau đồng thời khả năng mà công ty bánh kẹo Hải Châu có thể đáp ứng nhu cầu này cũng không giống nhau

Bảng 6: Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường.(2001- 2003)

2001 2002 2003 2004 Tốc độ tăng STT Sản phẩm SL (tấn) % SL (tấn) % SL (tấn) % SL (tấn) % 02/01 (%) 03/02 (%) 04/03 (%) 1 Miền Bắc 11353,7 76,8 11.783,5 73,34 12.255,3 70,32 12.892,2 63,75 3,78 4% 5,2% 2 Miền Trung 3029,9 20,5 3.865,7 24,06 4.705,6 27 6.674,8 33,01 27,6 33% 41,8% 3 Miền Nam 290,8 1,96 306,3 1,9 339,9 1,95 490,2 2,42 5,33 11% 44,2% 4 Xuất khẩu 102,2 0,74 111,5 0,7 127,2 0,73 165,8 0,82 9,0 14% 30,3% Tổng 14776,3 100 16.067 100 17.428 100 20.227,5 100 8,73 8,5% 16,1% (Nguồn: Phòng KHVT)

Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung tình hình tiêu thụ sản phẩm ở cả 4 khu vực đều tăng và thị trường chủ yếu của Công ty là Miền Bắc với tỷ trọng 63,75% và Miền Trung (33,01%). Mặc dù Miền Bắc là thị trường chủ yếu nhưng tốc độ tăng của năm 2004 so với 2003 là không cao

(tăng 5,2%). Nguyên nhân, một phần là do sản phẩm của Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thành thị, thêm vào đó tại thị trường Miền Bắc có rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như Kinh Đô, Hải Hà…

Còn đối với thị trường Miền Trung, một thị trường tiềm năng của Công ty có tốc độ tăng trưởng cao (tăng 41,8%) của năm 2003 so với năm 2004. Như vậy tình hình tiêu thụ tại thị trường này là tốt. Như vậy sản phẩm của Công ty tại thị trường này là khá phù hợp với người tiêu dùng.

Còn đối với thị trường Miền Nam và xuất khẩu, tỷ trọng của năm 2003 so với năm 2004 cũng tăng nhưng hai thị trường này còn chiếm một tỷ trọng quá nhỏ so với 4 khu vực thị trường của Công ty.

Đi vào cụ thể từng thị trường như sau: a. Thị trường Miền Bắc.

Miền Bắc là thị trường chủ yếu của Công ty bánh kẹo Hải Châu. Sản lượng tiêu thụ ở thị trường này là 12.892,209 tấn chiếm 63,75% tổng sản lượng tiêu thụ toàn Công ty. Tại thị trường này Công ty có ưu thế về giao thông vân tải, giảm được cước chi phí vận chuyển, thông tin liên lạc….Tình hình cụ thể như sau:

Bảng 7: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của thị trường miền Bắc năm 2004.

Đơn vị: tấn

Sản phẩm

Thị trường Bánh Kẹo Bột canh Tổng số

1. Hà Nội 346,698 113,509 1.998,295 2.458,502 2. Hải Phòng 324,533 51,735 313,979 690,247 3. Thái Bình 324,244 11,231 43,579 379,054 4. Nam Định 364,377 12,332 48,799 425,508 5. Hưng yên 150,523 31,189 47,003 228,715 6. Quảng Ninh 321,221 71,032 167,657 559,91 7. Thái Nguyên 215,928 72,356 276,335 564,619 8. Bắc Cạn 41,685 5,344 7,350 54,379 9. Hoà Bình 117,672 42,509 148,458 308,639 10. Lào Cai 51,201 13,612 72,985 137,798 ……… ….. ……. …….. …….. Khu vực miền Bắc 1.461,41 1.622,74 9.808,065 12.892,209 (Nguồn: Phòng KHVT)

*Thị trường Hà Nội:

Sản phẩm Hải Châu được tiêu thụ tại thủ đô Hà Nội nhiều hơn bất cứ tỉnh thành nào trong cả nước. Cụ thể: Năm 2003 tổng sản phẩm tiêu thụ ở Hà Nội là 2.458,502 tấn chiếm 19,06% tiêu thụ các tỉnh miền Bắc, chiếm 12,15% tổng sản lượng tiêu thụ toàn Công ty.

Tại thị trường Hà Nội sản phẩm bột canh được tiêu thụ mạnh nhất, cụ thể năm 2004 là 1.998,295 tấn chiếm 19,62% tổng sản lượng tiêu thụ bột canh của cả Công ty, chiếm 20,1% tổng sản lượng bột canh của miền Bắc. Tuy nhiên tại thị trường này thì sản lượng tiêu thụ bánh và kẹo còn chưa cao. Nguyên nhân một phần là do sản phẩm bánh, kẹo của Công ty chưa đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người Hà Nội, vì họ thường thích những sản phẩm không chỉ chất lượng mà mẫu mã, hình thức của sản phẩm bánh kẹo phải đẹp…Vì vậy, muốn giữ vững và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường này thì Công ty không những phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà còn phải chu ý quan tâm hơn nữa đến thị hiếu người tiêu dùng.

* Thị trường các tỉnh miền Bắc( trừ Hà Nội): Đây là thị trường tiềm năng và đem lại doanh thu cao bởi địa bàn rộng lớn với thị hiếu tiêu dùng phù hợp với các sản phẩm của Công ty.

Nhìn chung mức tiêu thụ sản phẩm Hải Châu tại thị trường đồng bằng Bắc bộ thì cao hơn so với các tỉnh thuộc khu vực Tây bắc vì các tỉnh thuộc khu vực Tây bắc dân số ít thêm vào đó là mức sống người dân thấp do vậy khả năng tiêu thụ tại thị trường này không cao. Tiêu thụ cao nhất tại thị trường Tây bắc là Hoà Bình với sản lượng là 308,639, trong khi sản lượng tiêu thụ tại Hải Phòng, một tỉnh thuộc khu vực Bắc bộ là 690,246 tấn .

b.Thị trường Miền Trung.

Thị trường miền Trung chiếm một vị trí quan trọng của Công ty trong giai đoạn hiện nay và là một thị trường tiềm năng trong tương lai. Năm 2004, Công ty bánh kẹo Hải Châu cung cấp 6674,867 tấn sản phẩm, chiếm 335 tổng sản lượng tiêu tụ toan Công ty,đáp ứng nhu cầu khách hàng Miền Trung. Tình hình cụ thể như sau:

Bảng 8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của thị trường miền Trung năm 2004 Đơn vị: Tấn Sản phẩm Thị trường Bánh Kẹo Bột canh Tổng số 1. Thanh Hoá 4.463,719 81,924 57,289 4602,932 2. Nghệ An 637,580 147,601 135,910 921,091 3. Hà Tĩnh 221,408 27,033 34,671 283,112 4. Quảng Bình 41,862 21,515 3,613 66,99 ………

Khu vực miền Trung 5.976,29 433,07 265,507 6.674,867

(Nguồn: Phòng KHVT)

Sản phẩm Hải Châu chủ yếu được tiêu thụ tại 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Mức tiêu thụ kẹo và bột canh tại Nghệ An cao nhất nhưng bánh Hải Châu lại tiêu thụ nhiều ở Thanh Hoá với sản lượng là 4.463,719 tấn bánh. Các tỉnh khác, mức tiêu thụ sản phẩm Hải Châu thấp. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần tập trung mở rộng thị phần tại khu vực miền Trung.

c. Thị trường Miền Nam

Cho tới thời điểm hiện nay, công ty bánh kẹo Hải Châu vẫn chưa phát triển mạnh ở thị trường miền Nam nên sản lượng tiêu thụ ở thị trường này còn rất khiêm tốn là 490,249 tấn, chỉ chiếm 2,42% tổng sản lượng tiêu thụ. Nguyên nhân một phần là do tập quán tiêu dùng của người miền Nam là ưa ngọt, thích những loại bánh mang hương vị khác nhau. Bánh kẹo Hải Châu có ưu thế về độ ngọt, tuy nhiên về phương diện kiểu cách, hương vị, khối lượng chưa phong phú và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân nơi đây. Mặt khác, đây là thị trường có nhiều đối thủ mạnh như Công ty đường Biên Hoà, Kinh Đô, Vinabico…nên việc xâm nhập thị trường là khó khăn. Hy vọng rằng trong một tương lai không xa công ty có thể khai thác tốt thị

trường miền Nam tạo nên sức bật phá mới trong kinh doanh.

d. Thị trường xuất khẩu:

Bánh kẹo Hải Châu chủ yếu là tiêu thụ ở trong nước, nên thị trường ngoài nước là rất nhỏ chỉ chiếm 0,82% tổng sản lượng tiêu thụ toàn Công ty

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU” potx (Trang 27 - 31)