2.1.1.Tình hình kinh tế xã hội Hà Tây
- Tình hình kinh tế-xã hội.
Hà Tây là một tỉnh đồng bằng Sông Hồng, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm miền bắc. Hà Tây có diện tích 2.193 km²( đứng thứ 5 so với cả nước. Gồm một thành phố Hà Đông (nâng cấp từ thị xã Hà Đông tháng 12 năm 2006) và 1 thị xã Sơn Tây; 12 huyện và 324 xã. Dân số đến 31/12/2005 là 2.515.410 người, dự kiến năm 2006 là 2.560.000 người (đứng thứ 47 so với cả nước). Toàn tỉnh có khoảng 549.000 hộ, trong đó: hộ nông thôn là 411.750 hộ (chiếm 75%), hộ thành thị và cán bộ công nhân viên chức là 137.250 hộ (chiếm 25%). Thu nhập bình quân là 4,5 triệu đồng/người/năm (tương đương 300USD).
- Về cơ cấu kinh tế:
- Công nghiệp, xây dựng: chiếm khoảng 38-45% - Nông lâm nghiệp, thủy sản: 25-32%
- Thương mại dịch vụ: 27-33% - Các khu công nghiệp:
- Cụm công nghiệp.
Đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Tây đã và đang triển khai xây dựng 21 cụm công nghiệp, 3 cụm triển khai mới từ năm 2006 trên tổng số 30 cụm công nghiệp theo quy hoạch, tập trung hầu hết tại các huyện, thị xã có khả năng thu hút đầu tư lớn như: Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thường Tín,….. Tổng diện tích đã xây dựng và giao cho các nhà đầu tư thứ phát khoảng 320ha, thu hút gần 10.000 lao động.
Khu công nghiệp trung ương: Khu công nghệ cao Hòa Lạc huyện Thạch Thất-Hà Tây Khu công nghiệp của tỉnh: Khu công nghiệp Phú Cát-huyện Thạch Thất, Quốc Oai- Hà Tây, Cụm công nghiệp An Khánh-huyện Hoài Đức-Hà Tây và 23 cụm rải rác tại các huyện trong tỉnh.
7 cụm công nghiệp đã và đang xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, cơ bản giao đất cho các nhà đầu tư thứ phát lấp đầy diện tích.
14 cụm công nghiệp đang tiến hành giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật một phần diện tích cụm công nghiệp và tiến hành đồng thời thu hút đầu tư, giao đất cho các nhà đầu tư thứ phát.
- Các điểm công nghiệp:
Đến hết năm 2006, trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai xây dựng 63 điểm công nghiệp làng nghề, trong đó 51 điểm đang triển khai dở dang, 12 điểm nhỏ lẻ quy mô 1-2 ha, các hộ đã xây dựng nhà xưởng trước khi quy hoạch điểm công nghiệp. Riêng năm 2006, triển khai xây dựng mới 12 điểm công nghiệp trên toàn tỉnh, tập trung tại các làng nghề có nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất. Kết quả xây dựng các điểm công nghiệp đến nay đã hoàn thành xây dựng hạ tầng và giao đất cho 1.084 hộ sản xuất, 85 DN làng nghề với diện tích 115ha.
Các khu đô thị mới:
Khu đô thị mới Văn Quán-Yên Phúc-Hà Đông Khu đô thị mới Mỗ Lao-Văn Mỗ-Hà Đông Khu đô thị mới Nam An Khánh-Hoài Đức Khu đô thị mới Bắc An Khánh-Hoài Đức Tình hình phát triển kinh tế.
- Các làng nghề truyền thống
Tổng số làng nghề được công nhận của tỉnh Hà Tây là 240 làng trên tổng số 1.180 làng có nghề. Đến hết năm 2006 đã bố trí mặt bằng sản xuất cho khoảng 2.000 ha. . Nhờ vậy, các làng nghề có bước đột biến về cơ cấu kinh tế: sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp, lao động và số hộ tham gia làm nghề đều chiếm tỷ trọng trên 50% các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Trong đó có 567 cơ sở tư nhân, tổ hợp, DN công nghiệp ngoài quốc doanh là hạt nhân tìm kiếm nguồn hàng, tổ chức gia công sản xuất và thu gom tiêu thụ sản phẩm ở các làng xã. Khu vực kinh tế làng nghề đã giải quyết việc làm ổn định cho 185 nghìn lao động.
Năm 2005-2006
Do có nhiều thuận lợi kể trên, trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội của tỉnh đã chuyển biến rất tích cực với GDP năm 2005 là: 14.955 tỷ, năm 2006 đạt 16.827 tỷ. Tốc độ tăng trưởng năm 2005 đạt: 11.14%, tốc độ tăng trưởng năm 2006 đạt 12.52%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2004 là 4.005 tỷ đồng, năm 2005 tăng
19.8% đạt 4.797.8 tỷ đồng, năm 2006 tiếp tục tăng 28% đạt 6.140 tỷ đồng. Thu ngân sách tỉnh năm 2005 đạt 1.650 tỷ, năm 2006 đạt 2.045 tỷ.
Cơ cấu kinh tế đã có nhiều chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp- xây dựng tăng dần (năm 2005 là 38.4% đến năm 2006 là 40.04%), dịch vụ du lịch chiếm 30.4%, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 31.4% năm 2005 xuống còn 29.56% năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 78.1 triệu USD, 2005 đạt 94.6 triệu USD, năm 2006 là 112 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh bao gồm: gạo, quần áo, hàng thủ công mỹ nghệ, giầy dép….Kim ngạch nhập khẩu năm 2004 là 111 triệu USD, năm 2005 là 129.5 triệu USD, năm 2006 tăng 16.4% đạt 143.9 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thuốc chữa bệnh, nguyên liệu sản xuất thuốc, nguyên phụ liệu hàng may mặc, giày dép, máy móc thiết bị…..
Năm 2005 tỉnh có 1.826 DN SXKD với số vốn đăng ký hơn 3.665 tỷ đồng.
Một thành tựu đáng chú ý nhất trong năm 2006 của Hà Tây là đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt gần 875 triệu USD đưa Hà Tây lên vị trí thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .Điều này có được là do năm 2006 cách thu hút đầu tư của tỉnh đã có nhiều đổi khác so với những năm năm trước, tức là giải phóng xong mặt bằng mới mời gọi đầu tư và chỉ cấp giấy chứng nhận đầu tư khi có mặt bằng.
Tính đến hết năm 2006 trên địa bàn tỉnh có 75 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký 1.414,3 triệu USD .
Năm 2006 Hà Tây đã cấp giấy phép đầu tư cho 3 dự án trong số 10 dự án FDI lớn nhất của cả nước. Đó là dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử này do tập đoàn Meiko của Nhật đầu tư 100% vốn (300 triệu USD) tại Khu công nghiệp Phùng Xá, Hà Tây, dự án liên doanh khu đô thị An Khánh (Giai đoạn I: 211,9 triệu USD)và dự án khu chung cư quốc tế Booyung (171 triệu USD) được đặt tại khu đô thị mới Mỗ Lao, thị xã Hà Đông, Hà Tây.
Bên cạnh đó việc thu hút vốn đầu tư trong nước cũng đạt nhiều thành công rực rỡ, đạt 4.000 tỉ, gấp 2,4 lần năm 2005. Do môi trường đầu tư của tỉnh được cải thiện, trong năm, tỉnh đã chấp thuận cho 101 dự án đầu tư trong nước, tăng 140.4% so với năm 2005, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 4.000 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2006, tổng số có 450 dự án đầu tư trong nước xin thuê đất đầu tư, trong đó có 192 dự án đã đi vào SXKD (chiếm 42,6%), 102 dự án đang trong giai đoạn xây dựng (chiếm 22,6%) và 156 dự án chưa triển khai thực hiện hoặc chưa được giao đất (chiếm 34,6%). Số DNNQD tại khu vực này là gần 200 DN.
Tuy nhiên cũng có một vài khó khăn của tỉnh mà hoạt động NH cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng như, dân số sống ở nông thôn còn khá nhiều, quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa cần nhiều đất nông nghiệp, làm cho một bộ phận thanh niên nông thôn chủ yếu có trình độ thấp không có việc làm, là tỉnh bán sơn địa, ở vùng núi có một số dân tộc sinh sống như dân tộc Thái, Mèo…, sự phát triển còn chưa đồng đều giữa các vùng, tỉnh nằm trong vùng phân lũ sông Hồng hàng năm phải thực hiện kế hoạch phân lũ, phòng chống bão, tỉnh có đàn gà lớn trong cả nước do đó chịu nhiều ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm…..
Tình hình hoạt động của các TCTD trên địa bàn.
Hệ thống các NHTM nhà nước.
NHĐT&PT, NH Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, NH Phát Triển.
NHNo&PTNTvới lợi thế lớn về màng lưới NH 4 cấp linh hoạt,rộng lớn, lực lượng lao động đông đảo, tập trung vào khối khách hàng làng nghề, hộ cá thể, chi phối thị trường tài chính nông thôn, có những chiến lược quảng bá hình ảnh rầm rộ, bài bản NH Công Thương có lợi thế là quan hệ mật thiết với các khách hàng công nghiệp, thương mại, DN vừa và nhỏ đô thị
Hệ thống các NHTM ngoài quốc doanh.
- NH Techcombank, NH TMCP Quốc Tế, NH cổ phần Á Châu, chi nhánh NHTMCP Đông Á, NH Sài Gòn Thương Tín, NH TMCP Quân Đội, nổi bật với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, có các điểm giao dịch khang trang, lãi suất huy động hấp dẫn thường cao hơn từ 0.05% đến 0.07%, bộ máy gọn nhẹ, công nghệ hiện đại, hơn nữa bước đầu đã tạo được niềm tin đối với khách hàng;
Hệ thống tổ chức tài chính khác.
NH Chính Sách Xã Hội, Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Trung Ương-chi nhánh tỉnh Hà Tây, Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc-NHNo& PTNT, hệ thống Quỹ Tín Dụng Nhân Dân cơ sở (72 quỹ nằm tại các xã), hệ thống Kho Bạc Nhà Nước, hệ thống tiết kiệm và dịch vụ bưu điện, hệ thống bảo hiểm (4 đơn vị), quỹ hỗ trợ của tỉnh Hà Tây. - Tình hình hoạt động của các ngân hàng và TCTD trên địa bàn.
Trong thời gian qua và giai đoạn từ năm 2005, các NHTM và TCTD đã phát triển và tăng thêm cả về số lượng các chi nhánh và hệ thống màng lưới của mình, mục đích là chiếm lĩnh thị phần về huy động, tín dụng, phát triển hệ thống dịch vụ, đặc biệt là các mạng lưới của NHNo&PTNT.
Tính cạnh tranh luôn luôn xẩy ra và thực sự gay gắt trên tất cả các lĩnh vực: Đặc biệt hiện tại các NHTMCP đang thành lập thêm nhiều chi nhánh tại Hà Tây và có nhiều dịch vụ mới hiện đang phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Trên địa bàn Hà Tây hiện nay có: 121 DN nhà nước.
DN có vốn đầu tư nước ngoài: 59 và 250 chi nhánh, văn phòng DN khác
Công ty TNHH: 1.430 Cty cổ phần: 260 DN tư nhân: 590
Năm 2004, khối kinh tế ngoài quốc doanh của tỉnh Hà Tây phát triển mạnh nhất từ trước đến nay, giá trị sản xuất đạt 3.540,6 tỷ đồng, bằng 49% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp toàn tỉnh.
Chỉ riêng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiêu thủ công nghiệp (CN-TTCN) đã có không ít DN, doanh nhân khối ngoài quốc doanh vươn lên khẳng định mình. Một số DN điển hình như công ty TNHH hóa mỹ phẩm Hòa Hợp có sản lượng năm 2005 đạt 3.500 tấn sản phẩm với doanh thu đạt 18 tỷ đồng, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho 70 lao động. Công ty TNHH Sông Công - Hà Đông có mức tăng trưởng bình quân đạt 25-30%. Từ 55 lao động với mức lương hàng năm chỉ đạt 450.000 đồng/tháng đến nay có gần 400 lao động mức thu nhập bình quân hàng tháng đạt 1,2 triệu đồng.
Và một số DNNQD khác có uy tín trên thương trường như: Côn phanh Minh Ngọc, cơ khí Đại Dương, chế biến thực phẩm Minh Dương, bao bì Đống Đa... Theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì trong 5 năm gần đây số DN sản xuất CN-TTCN đã tăng gấp 5 lần với trên 1.000 DN, trong đó có tới 850 DNNQD. Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 8371,8 tỷ đồng thì khối công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 4466,5 tỷ đồng, tăng 30,8% so với năm 2004.
Tuy nhiên, nhìn chung các DN trên địa bàn Hà Tây hoạt động quy mô nhỏ, tình hình tài chính chưa mạnh, các sản phẩm có sức cạnh tranh còn hạn chế trên thị trường.