Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh NH đâù tư và phát triển Hà Tây (Trang 63)

2.3.2.1 Hạn chế

Qua phân tích trên có thể thấy hiện nay tỷ trọng cho vay đối với DNNQD của chi nhánh còn thấp. Tỷ trọng cho vay và mối tương quan giữa nguồn vốn huy động và hoạt động sử dụng vốn chưa tương xứng với tiềm năng của NH và khách hàng.

DNNQD còn bị phân biệt đối xử thông qua lãi suất, bị hạn chế về khoản tiền vay, thời hạn vay, loại tiền vay. Cụ thể ở chính sách khách hàng phân biệt cho vay đối với DNNQD và DNNN ở lãi suất và tài sản đảm bảo.

Đối với DNNN có thể cho vay không có tài sản đảm bảo đến 35%, được thực hiện một số nghiệp vụ bảo lãnh, L/C, ký quỹ tối đa không quá 10%.

Còn đối với DNNQD thì khi mở L/C phải ký quỹ 100%, nếu có bảo lãnh và có tài sản đảm bảo thì không được quá 10%.

- Chủ yếu các DNNQD mới chỉ tiếp cận với các khoản vay theo hình thức ngắn hạn, cho vay theo món, hoặc cho vay trung hạn theo dự án đơn chiếc, có yêu cầu cao về tài sản đảm bảo, thời gian vay lâu, có khi làm mất cơ hội của DN.

- DNNQD chưa được tiếp xúc với các khoản cho vay bằng ngoại tệ.

- Các điểm giao dịch của NH mới chỉ tập trung ở thành phố Hà Đông, chưa đến tận các khu vực tập trung nhiều DNNQD, gây mất thời gian và chi phí đi lại giao dịch cho cả DN lẫn NH.

- Quy trình nghiệp vụ của NH đã được chuẩn hóa, tuy nhiên đòi hỏi DN phải trình nhiều hồ sơ, giấy tờ gây lúng túng cho các DN lần đầu đi vay, hoặc tổ chức quản lý DN không chuyên nghiệp.

2.3.2.2 Nguyên nhân

- a)Nguyên nhân từ phía NH:

- Do đặc thù NH là trước đây có truyền thống tốt về cho vay các tổng công ty lớn của nhà nước, các DNNN khác, đã tạo sự ổn định, uy tín, chuyên môn hóa, hình thành được một nền khách hàng truyền thống. Địa bàn và quy mô định hình từ khi thành lập chi nhánh, do đó hầu hết khách hàng là các DN SXKD trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, công nghiệp xây lắp xây dựng và tập trung chủ yếu tại thành phố Hà Đông và khu vực giáp ranh Hà Nội và quận Thanh Xuân-Hà Nội. Hầu hết các DN là các đơn vị của tổng cty VINACONEX, tổng công ty Sông Đà, tổng công ty Cơ khí, ….. thuộc bộ xây dựng.

- Công tác marketing, quảng bá của NH chưa được thực hiện một cách rộng rãi. Các NH ngoài quốc doanh, cổ phần có chính sách quảng cáo tốt như NH các DNNQD (VPBank) ngay ở tên NH đã xác định khách hàng mục tiêu là DNNQD, thủ tục vay nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện hơn, do không bị kiểm soát quá ngặt nghèo theo quy trình chuẩn ISO…., hoặc chưa thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ, đầy đủ như BIDV, nên tạo được cảm tình của các DNNQD.

- Cho vay DNNQD của các NHTM quốc doanh trước đây tập trung chủ yếu ở 2 NH: NH Công thương Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam và gần đây là NH Phục vụ người nghèo (nay là NH Chính sách xã hội), bởi các NH này có chi nhánh xuống tận đơn vị cấp huyện, cấp xã. Còn các phòng, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm của chi nhánh NH ĐT&PT Hà Tây mới tập trung ở thành phố Hà Đông. Hiện chi nhánh mới đang triển khai một điểm giao dịch ở khu vực làng nghề La Phù.

Nhìn nhận cả trên phương diện hoạt động tín dụng trong hệ thống và cả trên địa bàn thì cơ bản màng lưới và con người của chi nhánh còn quá mỏng

- Thực tế đến 31/12/2006, toàn chi nhánh có 22 cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng, chiếm tỷ trọng 22% trên tổng số cán bộ công nhân viên, chiếm tỷ trọng khoảng 3%/ tổng số cán bộ trực tiếp cho vay của các TCTD trên địa bàn.Tổ thẩm định và quản lý tín dụng 2 người, trong khi tiềm năng và yêu cầu đòi hỏi của thị trường lại quá lớn, chính vì vậy để đáp ứng được yêu cầu công tác và mở rộng đầu tư tín dụng theo hướng chuyển dịch đối với DNNQD. 100% cán bộ tín dụng chi nhánh có trình độ đại học, chủ yếu là các trường khối kinh tế, tài chính và thương mại, có kiến thức về vi tính, ngoại ngữ để làm việc trên máy, tuy nhiên còn hạn chế về chuyên ngành và am hiểu thị trường. Cán bộ trẻ đôi khi còn rập khuôn theo quy trình cho vay, chưa tự tin khi cho vay món lớn nên chưa linh động trong cho vay. Cán bộ tín dụng chưa có động lực trong cho vay đối với DNNQD vì chưa có chế độ thưởng theo số khách hàng cho vay, dư nợ hay ra chỉ tiêu cụ thể từng cán bộ. Trong khi các món vay của DNNQD hầu hết là món vay nhỏ lẻ, mất nhiều thời gian hướng dẫn DN làm các thủ tục vay, hầu hết phải tự thu thập số lượng thông tin lớn, không đồng bộ về DN, chủ yếu là các khách hàng mới, chưa có cơ sở khẳng định uy tín đối với NH.

- Hệ thống mạng lưới của chi nhánh có 1 chi nhánh cấp 1 ở Hà Đông, trên tổng số 7 chi nhánh NH thương mại cấp 1, 1 NH chính sách xã hội, 4 NH ngoài quốc doanh, cổ phần, 1 Quỹ tín dụng nhân dân trung ương và 75 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên toàn tỉnh: Chỉ chiếm tỷ lệ 1,4% so với tổng số mạng lưới cấp tín dụng trên địa bàn.

- Phần lớn các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tây là những DN vừa và nhỏ, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là làng nghề truyền thống như may tre đan, dệt, đồ gỗ….. các sản phẩm này các DN này chủ yếu là đặt hàng tại các làng nghề sau đó thu gom, sơ chế, đóng gói để bán hoặc xuất khẩu qua một số công ty khác nên không có các loại chứng từ như hợp đồng đầu vào, đầu ra, hóa đơn theo quy định của bộ tài chính để chứng minh về việc mua và bán các loại sản phẩm.

- Tài sản thế chấp của các DN trên không đủ, phần lớn đất chủ yếu là đất thuê 30 hoặc 50 năm và DN trả tiền thuê đất hàng năm không tính được giá trị, các tài sản trên đất chủ yếu là nhà xưởng giá trị rất thấp vốn tự có rất ít, chủ yếu là vốn vay, không đủ tài sản đảm bảo theo quy định.

- Một số đối tác của các công ty chỉ có đơn đặt hàng từ phía đối tác nước ngoài fax sang mà không có hợp đồng kinh tế được ký kết, đối với NH không nắm đc thông tin cụ thể của phía đối tác nước ngoài gây khó khăn trong việc tiếp cận các phương án SXKD.

- Các DN đăng ký kinh doanh có vốn tự có rất thấp, nhu cầu kinh doanh của các dn thì rất lớn, phần lớn các DN này chưa đáp ứng đủ các điều kiện của luật DN.

- Hiện nay các DNNQD chủ yếu hoạt động kinh doanh mang tính chất gia đình nên việc hạch toán kế toán thường không chính xác, không đầy đủ, gây khó khăn cho NH trong việc kiểm tra đánh giá khả năng tài chính, xếp loại khách hàng.

- Chủ yếu các DN là mới thành lập, phạm vi hoạt động chưa rộng, chưa có nhiều kinh nghiệm về kinh doanh và tài chính, năng suất lao động thấp, giá trị thương mại, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp, chủ yếu hoạt động sản xuất truyền thống, không đủ khả năng tham gia SXKD ở các ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi tập trung vốn lớn, công nghệ cao, bản thân các DN chưa có chiến lược lâu dài, một số DN khi đăng ký kinh doanh không trung thực, trong hoạt động có biểu hiện trốn thuế, gian lận thương mại….gây nhiều lo ngại cho NH.

Một số DNNQD vẫn chưa hiểu đúng bản chất, ý nghĩa của đăng ký kinh doanh, hiểu sai lệch hoặc lợi dụng sự thông thoáng của luật DN để kê khai đăng ký kinh doanh không trung thực, đăng ký kinh doanh nhưng thực tế hoạt động không đúng với nội dung đăng ký thậm chí còn cố tình vi phạm pháp luật mua bán hóa đơn, tiếp tay cho việc trốn thuế, hoàn thuế khống hoặc gian lận thương mại gây thiệt hại cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Do vậy, gây tâm lý lo ngại đối với NH khi tiếp cận với DNNQD. Hơn nữa, trình độ quản lý của các chủ DNNQD còn yếu, nhân viên thiếu kỹ năng, thiếu kiến thức tiếp thị và thiếu thông tin, kinh nghiệm quản lý và sản xuất mang tính truyền thống, trình độ người lao động thấp và phần lớn là lao động thủ công, không

được qua đào tạo một cách bài bản, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, thiếu mặt bằng sản xuất….cho nên các DN này gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của NH.

Mặc dù có những DN kinh doanh tốt, đạt doanh số và nộp thuế rất cao nhưng NH vẫn không dám mạnh dạn cho vay, nhất là đối với khoản vay lớn không có tài sản thế chấp (đặc biệt là sau vụ án Minh Phụng - EPCo). Ngoài ra, còn không ít DNNQD khác lừa đảo, chây ì trả nợ...

- Một kênh thông tin đánh giá DN là thông qua cơ quan thuế, tuy nhiên ý thức tự giác chấp hành luật thuế thu nhập DN của một số DN chưa cao, thể hiện không kê khai đăng ký thuế, không nộp tờ khai thuế, không nộp tờ khai quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Một số DN báo cáo số liệu không trung thực, cố tình bỏ sót doanh thu, khai tăng chi phí nhằm trốn thuế thu nhập DN sau quyết toán. Hàng trăm DN mua hoá đơn rồi bỏ trốn, bán hoá đơn kiếm lời (còn gọi là DN “ma”), một số DN mua bán hoá đơn, sử dụng hoá đơn của DN bỏ trốn gây thất thu ngân sách đồng thời tiếp tay cho tham ô, tham nhũng v.v... Một số DN có hành vi chây ỳ cố tình không nộp thuế, không chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan thuế. Do đó NH khó đánh giá được DN, và chưa tin tưởng cho vay đối với DNNQD.

- Các nguyên nhân khác:

Môi trường kinh tế xã hội chuyển đổi chưa lâu, hiện đang còn nhiều bất cập trong chính sách, cơ chế, luật pháp, thiếu môi trường pháp lý cho DN và NH, hội nhập quốc tế gây cho NH nhiều sự cạnh tranh, cũng như hàng hóa trong bối cảnh hội nhập tạo nhiều sức ép cho bản thân các DN. Nền kinh tế nước ta mới chuyển đổi chưa lâu, các cơ chế, chính sách, nền tảng pháp lý còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên không có được sự ổn định cao vì vậy vẫn còn nhiều nhà đầu tư còn ngần ngại, chưa mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào các dự án lớn, thời gian dài khiến cho việc mở rộng cho vay của NH gặp khó khăn. Đặc biệt tình hình kinh tế xã hội nước ta trong năm 2005 có nhiều diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến hoạt động của NH như hạn hán, thiếu điện, dịch cúm gia cầm, chỉ số giá tăng….và trong năm 2007, những vấn đề trên được cảnh báo là sẽ có nhiều diễn biến mới phức tạp hơn, trong khi đó, các DN nước ta vốn đã hạn chế về vốn, kỹ thuật, công nghệ lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại, hàng nhập khẩu nên cũng có nhiều DN làm ăn thua lỗ. sản xuất không phát triển… Do vậy, một mặt làm cho nhu cầu vay vốn của NH giảm sút đồng thời hạn chế hoạt động cho vay của NH.

Bên cạnh đó, việc mở rộng hội nhập quốc tế, một mặt tạo điều kiện cho NH và các DN có cơ hội phát triển, mặt khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt đông SXKD của NH và khách hàng. Đối với NH, việc mở cửa hội nhập tất yếu tới việc hình thành

và phát triển của các loại hình NH khác, cạnh tranh thị phần với NH. Đối với các DN, cơ chế cạnh tranh khốc liệt sẽ đẩy một số DN với tình trạng thua lỗ, phá sản do không cạnh tranh được với hàng nhập ngoại, chất lượng cao, giá rẻ. Sự giảm sút hiệu quả SXKD của các DN làm hạn chế việc cho vay của NH đối với các DNNQD.

Môi trường pháp lý: Về cơ bản, cơ chế chính sách và pháp luật của nhà nước và chính phủ ban hành đã tạo ra môi trường pháp lý tương đối hoàn chỉnh tác động mạnh đến quá trình SXKD của DN và hoạt động NH. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập làm hạn chế việc cho vay của NH cũng như việc tiếp cận vốn của các DNNQD. Môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động NH còn thiếu, không ổn định và đồng bộ. Cơ chế, chính sách của nhà nước, của các bộ ngành, NH nhà nước trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi quan trọng, theo hướng tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi hơn để các NH thương mại có thể phát huy tối đa nội lực trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Bên cạnh đó, luật DN ban hành cùng với những tư tưởng mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh sau đăng ký kinh doanh của các DN vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Môi trường kinh doanh sau đăng ký kinh doanh như vốn, mặt bằng kinh doanh, lao động, kỹ thuật, công nghệ, chính sách thuế….chưa có sự cải thiện nhiều, tình trạng phân biệt đối xử giữa DN nhà nước và DNNQD vẫn còn tồn tại.

- Sự cạnh tranh của các TCTD khác trên địa bàn:

NH nông nghiệp với hệ thống chi nhánh dày đặc, đến tận xã, phường, có truyền thống trong cho vay đối với làng nghề, khi các hộ sản xuất làng nghề hiện nay làm ăn tốt đã chuyển sang thành lập công ty, DN tư nhân, đây là một lợi thế của NH nông nghiệp khi đã có nền khách hàng truyền thống, sẵn có.

NH công thương với lợi thế chuyên nghiệp trong cho vay đối với các DN thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.

Các NH cổ phần khác thì có phong cách làm việc nhanh nhẹn, thông thoáng hơn, chủ động cho vay, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI CHI NHÁNH NH ĐT&PT HÀ TÂY.

3.1. Định hướng cho vay các DNNQD tại chi nhánh trong thời gian tới

3.1.1 Định hướng cho vay các DNNQD tại chi nhánh trong thời gian tới

Trong thời gian gần đây, nhiều NH đã nhận thức được tiềm năng của các DNNQD, vì vậy, các NH đã bắt tay vào xây dựng chương trình tín dụng đối với các DN này. Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Tây cũng vậy, chi nhánh đã nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, định hướng hoạt động tín dụng đối với khách hàng ngoài quốc doanh và mở rộng cho vay DNNQD đang là mục tiêu hoạt động chiến lược của chi nhánh trong thời gian tới. Nội dung định hướng cụ thể như sau:

- Tăng cường công tác tiếp thị, tích cực tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng ngoài quốc doanh. Đồng thời thường xuyên gặp gỡ khách hàng truyền thống nhằm phát triển mạng lưới khách hàng một cách có hiệu quả.

- Đẩy mạnh cho vay đối với các DNNQD có hoạt động SXKD hiệu quả, dự án sản xuất có tính khả thi, có nhu cầu vốn tín dụng NH và tài sản đảm bảo, có uy tín trên thị trường…. Đặc biệt, tích cực tìm kiếm các khách hàng DNQD có hoạt động xuất nhập khẩu, ở các khu công nghiệp.

- Tập trung cho những lĩnh vực, khu vực ngành nghề, địa bàn có nhiều DNNQD hoạt động. Phát triển mạng lưới tín dụng tại các khu-cụm công nghiệp gắn với bán lẻ tại các làng nghề, khu đô thị và khu dân cư có thu nhập cao

- Mở rộng và tăng thị phần hoạt động tín dụng, đảm bảo tăng trưởng quy mô phù hợp với năng lực tài chính và khả năng kiểm soát rủi ro.

- Bên cạnh tăng trưởng phải đi đôi với an toàn trong hoạt động tín dụng, vì vậy, mở

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh NH đâù tư và phát triển Hà Tây (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w