Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu Nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI.doc (Trang 70)

3. Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty:

4.5.2Nguyên nhân khách quan:

4.5.2.1 Thiếu vốn trong quá trình kinh doanh:

Là doanh nghiệp có tiềm lực tương đối lớn, nguồn vốn kinh doanh tăng đều qua các năm nhưng với đặc điểm kinh doanh đa dạng các mặt hàng, mục tiêu phát triển trong tương lai TOCONTAP luôn cần một lượng vốn lớn. Có nhiều khách hàng đặt hàng của TOCONTAP dưới hình thức nhận hàng rồi mới thanh toán sau điều này đồng nghĩa với việc TOCONTAP phải dùng tiền của mình để chi trả cho lượng hàng nhập khẩu gây tồn đọng và thiếu vốn kinh doanh.

Mặt khác, để có vốn tất yếu doanh nghiệp sẽ tìm nguồn vay để bổ sung vốn đó là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Nhưng

hoạt động vay vốn không diễn ra đơn giản và nhanh chóng, nó cần rất nhiều thủ tục, điều kiện vay vốn và mất nhiều thời gian mới có thể vay vốn được, lãi suất vay vốn ngắn hạn cao.

4.5.2.2. Cạnh tranh ngày một gay gắt:

Việc Việt Nam gia nhập WTO và tiến hành thực hiện lộ trình cắt giảm thuế đối với một số mặt hàng trong đó có rượu vang đã làm cho thị trường rượu vang trở nên sôi động hơn, nhiều doanh nghiệp chuyên doanh nhập khẩu rượu vang ra đời trở thành đối thủ cạnh tranh của TOCONTAP trên thị trường. Lộ trình này bao gồm hai giai đoạn, giai đoạn một từ 100% xuống còn 80% vào tháng 1/2004; giai đoạn hai từ 80% xuống còn 70% vào thời điểm 1/2005, từ năm 2006 Việt nam thực sự có một thị trường rượu vang sôi động. Ngoài ra, trong nước có một số công ty đã tự mình sản xuất được những loại rượu vang với chất lượng trung bình và giá cả hợp lý đáp ứng được nhu cầu của những người thuộc tầng lớp bình dân.

Kết Luận: Hoạt động nhập khẩu rượu vang của TOCONTAP mặc dù

đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được chú trọng, chưa có một chiến lược kinh doanh đầy đủ nhằm khai thác hết nhu cầu thị trường ngày một gia tăng như hiện nay. Rượu vang là một mặt hàng đặc biệt, cần phải có những tác động thêm từ chính những nhà cung cấp để khơi tạo nhu cầu từ phía người tiêu dùng mới. Nhưng các hoạt động phân phối và xúc tiến bán của TOCONTAP lại không được đầu tư đúng mức. Doanh nghiệp cần phải nhìn nhận và có chiến lược mới đối với mặt hàng này.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÔNG TY

1 Phương hướng, nhiệm vụ phát triển của công ty trong thời gian tới:

Kế hoạch phát triển của ngành thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và phương hướng phát triển của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP nói riêng hoà nhập với chiến lược phát triển của ngành kinh tế Việt Nam theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập với ASEAN, khu vực và giao lưu quốc tế. Sự phát triển của công ty gắn liền với sự phát triển của ngành kinh doanh xuất nhập khẩu, gắn liền với tiến trình hội nhập của Việt Nam. Trong thời gian tới, công ty vẫn duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh với kế hoạch đặt ra ngày càng cao.

Với sự ban hành và có hiệu lực của luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài của nước cộng hoà XHCN Việt Nam và hệ thống các văn bản chính sách dưới luật về đổi mới công tác xuất nhập khẩu trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên chính thức WTO, có vị trí vai trò ngày càng cao trong khối ASEAN, quan hệ ngoại giao và buôn bán với Hoa Kỳ được mở rộng khi Hiệp định thương mại Việt– Mỹ được ký kết vào tháng 7 năm 2000 cùng với yêu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển công tác xuất nhập khẩu, công ty có phương hướng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh cụ thể như sau:

1.1 Về thị trường:

- Tiếp tục duy trì và tăng cường quan hệ buôn bán với các thị trường truyền thống của công ty.

- Tìm hiểu và tiến tới ký kết hợp đồng với chủ hàng mới. Ngoài việc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, công ty còn đẩy mạnh các hình thức xuất nhập khẩu khác như: uỷ thác, tạm nhập, tái xuất, gia công… nhằm mở rộng

thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu tạo ưu thế cạnh tranh, tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá và nâng cao thu nhập.

- Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chổi sơn và các mặt hàng khác theo sự khuyến khích của nhà nước. Xem xét mở rộng thêm hoạt động của xí nghiệp TOCAN và khả năng đầu tư sản xuất tại Lào.

- Gắn sản xuất với xuất nhập khẩu, chủ động tham gia quản lý chất lượng, giá cả hàng hoá xuất khẩu sang các nước với sức cạnh tranh mới.

- Tận dụng các chỉ tiêu tham gia trả nợ của nhà nước, tiếp tục tìm cách mở rộng thị trường, củng cố thị trường đã có, phát triển một số khu vực thị trường mới như: Bắc Mỹ, Trung Cận Đông…

- Đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng truyền thống, sản phẩm nông sản như: gạo, hồ tiêu, các sản phẩm làm từ mây tre đan sang các nước như: Philippin, Nhật Bản, các nước Châu Mĩ

- Tập trung kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng, dịch vụ phục vụ cho ngành y tế như: nhập gói thầu cung cấp vật tư trang thiết bị y tế, xây dựng, hàng tiêu dùng…

1.2. Về quản lý:

- Công ty sàng lọc và tinh giảm bộ máy, tăng cường phát huy tính chủ động, sáng tạo của cá nhân và tập thể trong công ty. Nâng cao trình độ, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.

- Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tài chính, hạch toán nhằm mang lại kết quả cao trong hoạt động kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của công ty. Quản lý, sử dụng tài sản và phương tiện cho tích cực và có hiệu quả.

- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phấn đấu giảm chi phí kinh doanh để tăng lợi nhuận cho Công ty.

ngoại ngữ.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế khoán, giao chỉ tiêu kim ngạch đến từng phòng, từng cá nhân.

- Phấn đấu đạt kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 là 48.400.000 USD

Trong đó: Xuất khẩu: 17.400.000 USD Nhập khẩu: 31.000.000 USD

- Doanh thu dự kiến năm 2007 là 670 tỷ đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lợi nhuận dự kiến: 4,10 tỷ đồng.

2. Đánh giá về thị trường tiềm năng cung cấp rượu vang của công ty:

Sau khi bộ tài chính giảm thuế nhập khẩu từ 80% xuống 65% cho các sản phẩm rượu xuất xứ từ EU và một số nước khác, thị trường rượu vang đang có những thay đổi mạnh mẽ. Rượu vang Pháp và Italia đã phải nhường bớt thị phần cho hàng của Chilê, Úc,

2.1 Thị trường ChiLê:

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam luôn luôn mong muốn tạo lập các mối quan hệ kinh tế- thương mại với các nước nam Mỹ, đặc biệt là ChiLê. Những năm gần đây, quan hệ kinh tế trao đổi giữa hai nước không ngừng phát triển: kim ngạch trao đổi giữa Việt Nam và Chilê năm 2006 đạt hơn 163 triệu USD. Các doanh nghiệp Chilê đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam với nhiều mặt hàng: dầu cá, cá hồi, bột cá, gỗ thông, trái cây tươi và khô... Đặc biệt là rượu vang Chilê đã chiếm được lòng tin và sự yêu thích của người tiêu dùng Việt Nam. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có hơn 25 thương hiệu rượu vang Chilê. Chilê nước có lịch sử sản xuất rượu vang lâu đời, từ thời Tây Ban Nha xâm chiếm châu Mỹ. Từ những năm 1980, ngành xuất khẩu rượu vang đã lớn mạnh rất nhanh, số lượng lớn rượu vang chất lượng cao đã được sản xuất. Số hãng sản xuất cũng tăng lên từ con số 12

hãng vào năm 1995 lên tới hơn 70 hãng vào năm 2005. Chilê ngày càng trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu rượu vang lớn nhất thế giới.

2.2 Thị trường Úc:

Úc là một trong những quốc gia sản xuất vang thuộc nhóm “new wine”, họ áp dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại, nhanh hơn nên sản phẩm có tính cạnh tranh trong kinh doanh cao hơn. Họ sẵn sàng thay giống nho có năng xuất cao và tốt hơn, dễ dàng chấp nhận cái mới, trong khi các nhà sản xuất vang Pháp bị buộc chặt vào các quy định sản xuất vốn thuộc về truyền thống. Đặc điểm của vang Úc là thường có độ cồn cao hơn mức bình thường, vang nặng là từ 17-21%, vang nhẹ từ 13-14%. Ngoài ra với vị tươi và thơm mùi trái cây của vang Úc rất thích hợp với các món ăn có nhiều gia vị. Với ẩm thực Việt Nam thì các món gỏi, chả giò... làm từ thực phẩm tươi sẽ rất hợp với vang Úc.

Với sản lượng dồi dào trong những năm gần đây, Úc sẽ là nguồn cung cấp rượu vang ổn định, giá cả hợp lý.

3. Triển vọng thị trường rượu vang Việt Nam:

Kinh tế phát triển, vang đã trở thành một trong những chỉ số đo lường mức độ sành điệu của người tiêu dùng và vị trí của họ trong xã hội. Ngoài nhu cầu giao tiếp với đối tác nước ngoài người ta còn chọn rượu vang vì tác dụng tốt của nó đối với sức khoẻ. Khách hàng Việt Nam mua rượu vang đang tăng dần với mức tăng trung bình khoảng 15%. Điều này còn chưa tính đến lượng khách mua là các công ty với số lượng lớn để làm quà tặng, biếu nhân viên và đối tác trong những dịp lễ tết.

Theo số liệu của Phòng nông nghiệp Mỹ (USDA), kim ngạch vang Mỹ nhập vào Việt Nam tăng từ mức chỉ có 60.000 USD năm 2001 lên gần nửa triệu USD năm 2005. Hiện vang Mỹ chiếm từ 5-6% thị phần, trong khi vang Pháp và Úc dẫn đầu với 54 và 10%. Trong lộ trình cam kết giảm thuế quan

của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, các sản phẩm có cồn dưới 15 độ sẽ giảm từ 65% như hiện nay (năm 2001 là 100%) xuống còn 50% trong 5 năm nữa. Vì vậy, không khó để dự đoán rằng dòng vang ngoại sẽ tiếp tục chảy mạnh vào thị trường Việt Nam, nhất là khi một số quốc gia sản xuất đang tăng cường tìm đầu ra cho năng lực dư thừa. Vang Chilê đang nổi lên trong dòng vang mới (sau Úc) nhờ được tiếp thị mạnh. Chẳng hạn tuần lễ cấp cao APEC Hà Nội vừa qua là dịp để nhiều người biết đến vang Chilê.

Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đang có xu hướng mua vang có giá trị cao, để làm quà biếu tặng do tâm lý cho rằng vang càng đắt thì chất lượng mới cao mới xứng để làm quà tặng.

Rượu vang ngày càng có giá rất phải chăng và chủng loại đa dạng hơn, trong khi người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quen với văn hoá Phương Tây. Do đó rượu vang được đánh giá là mặt hàng hứa hẹn đầy những cơ hội kinh doanh cho các nhà nhập khẩu Việt Nam.

4. Một số giải pháp:

Từ những phân tích tình hình thực tế của công ty, những khó khăn tồn tại và tương lai phát triển rượu vang ở thị trường Việt Nam, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm khác phục những khó khăn trên, đưa rượu vang trở thành mặt hàng nhập khẩu chủ lực của công ty trong tương lai

4.1.Tăng cường nghiên cứu, xây dựng chiến lược thị trường toàn diện:

Hoạt động kinh doanh bao giờ cũng bắt đầu từ nhu cầu thị trường và cuối cùng cũng quay trở lại phục vụ thị trường. Nếu không có thị trường thì sản phẩm kinh doanh không thể tiêu thụ được, công ty không thể tồn tại và phát triển được. Nghiên cứu thị trường để thích ứng với thị trường luôn luôn biến động là biện pháp quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt là đối với mặt hàng rượu vang, một mặt hàng khá mới mẻ đối với thị trường Việt Nam, việc nghiên cứu và mở rộng thị trường

của công ty là rất cần thiết. Công ty cần phải đặt nghiên cứu thị trường thành một nội dung quan trọng trog chiến lược kinh doanh của mình, từ đó có kế hoạch và biện pháp đầu tư thích đáng cho nó. Chi phí cho công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường phải được xem là một bộ phận không thể thiếu trong kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Làm tốt công tác này giúp cho công ty TOCONTAP có khả năng thực hiện được những hợp đồng kinh doanh tốt, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Nghiên cứu thị trường ở công ty TOCONTAP từ trước đến nay vẫn do phòng tổng hợp đảm nhiệm. Việc nghiên cứu này được thực hiện theo hai phương pháp chủ yếu là nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu thực tế thị trường.

Đối với thị trường trong nước: thiết lập mạng lưới phân phối tập trung tại các đô thị lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng... để có thể bắt kịp được nhu cầu trong nước. Kết hợp với các siêu thị lớn, các cơ sở bán buôn, bán lẻ rượu vang để tạo thành mạng lưới phân phối rộng khắp. Đồng thời đây cũng sẽ là khách hàng lớn tham gia ký kết hợp đồng nội mua rượu nhập khẩu của công ty.

Đối với thị trường nước ngoài: Tăng cường mở rộng quan hệ với nhiều thị trường xuất khẩu rượu vang mới như: Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Châu Úc...

Với điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, các hoạt động trực tiếp khảo sát thị trường còn hạn chế, để giới thiệu được công ty, doanh nghiệp mình tới khách hàng và thu hút họ đến với mình, một yếu tố quan trọng là phải làm tôt công tác thông tin quảng cáo. Phải coi đó là một nghiệp vụ quan trọng trong chiến lược Marketing của công ty. Bên cạnh các hình thức như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, ấn phẩm, panô, áp phích...công ty cũng cần phải lựa chọn để tham gia các hội trợ, triển lãm trong và ngoài nước.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, công ty cần phải:

+ Tổ chức tốt kênh thông tin để thu thập được lượng thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất trên cơ sở đó đưa ra những quyết định đúng đắn về thị trường. Thông qua các tổ chức, hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp khác để có được những thông tin về thị trường tốt hơn.

+ Mở các cửa hàng bán lẻ trong nước để tiếp cận với nhu cầu thị trường, liên kết với các siêu thị, đại lý bán buôn, lẻ trong nước để có thể phát triển kinh doanh từ đó thúc đẩy hoạt động nhập khẩu rượu vang.

+ Phối hợp với ban lãnh đạo công ty cũng như phối hợp với từng phòng ban để đề ra chiến lược hành động đối với từng thị trường cụ thể.

+ Tăng cường mối quan hệ với Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, thông qua đó tìm kiếm thêm được bạn hàng nước ngoài.

+ Tích cực tham gia hội chợ triển lãm quốc tế để tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm, chào hàng với các đối tác có nhiều triển vọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cử cán bộ trực tiếp sang khảo sát thị trường, đàm phán trực tiếp với các đối tác kinh doanh để nắm bắt được cơ hội thị trường mới.

Thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc lập kế hoạch nhập khẩu rượu vang hàng năm, tránh tình trạng nhập cầm chừng, thăm dò thị trường như hiện nay. Đồng thời có thêm nhiều nhà cung cấp sẽ tăng thêm cơ hội lựa chọn cho công ty, đa dạng thêm nhiều chủng loại với giá cả cạnh tranh hơn.

4.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, tăng cường công tác quản lý, đào tạo cán bộ nhân viên:

Một bộ máy tổ chức cồng kềnh, phản xạ chậm chạp sẽ không đáp ứng được yêu cầu quản lý theo mục tiêu chiến lược của toàn hệ thống. Do đó công

Một phần của tài liệu Nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI.doc (Trang 70)