Nguyên nhân thuộc về ngân hàng:

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 38 - 42)

2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ở Việt Nam: 1 Nguyên nhân do môi trường kinh tế:

2.2. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng:

Chính sách quản trị tín dụng của ngân hàng: Cho đến nay, hầu như chưa có ngân hàng thương mại Nhà nước nào ban hành chiến lược, chính sách phát triển và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng một cách đầy đủ bằng văn bản. Tất cả các chỉ đạo của ngân hàng Trung Ương mới chỉ là từng văn bản hướng dẫn thi hành quy chế cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay và các quy chế khác do ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Ngân hàng Trung ương chưa làm tốt công tác dự báo, định hướng cho các ngân hàng thương mại trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. Kế hoạch tín dụng chỉ mang tính thủ tục. Những khuyến cáo về các ngành hàng không nên cho vay, đầu tư hay khống chế thị trường chỉ được đưa ra sau khi rủi ro tín

dụng đã phát sinh ở một số ngân hàng thương mại khác hay tín dụng đã tăng trưởng nóng.

Các ngân hàng cũng không có chính sách cho vay thận trọng đối với các doanh nghiệp có vấn đề, chính sách đối với các công ty, nhóm công ty có liên quan. Có những doanh nghiệp chỉ gặp khó khăn có tính tạm thời, nếu được ngân hàng hỗ trợ thêm vốn với loại sản phẩm, kỳ hạn thích hợp và tư vấn nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí, kiểm soát vốn thì có thể nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí, kiểm soát vốn thì có thể phục hồi và trả đựơc nợ cho ngân hàng.

Tầm nhìn chiến lược không tốt của các ngân hàng cũng là nguyên nhân của tình trạng cạnh tranh thu hút khách hàng bằng cách giảm giá. Lãi suất cho vay đựoc giảm bất chấp rủi ro là một yếu tố tác dộng lớn tới tính rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

Năng lực của cán bộ tín dụng: Năng lực dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, phát hiện và xử lý các khoản vay có vấn đề của cán bộ còn rất yếu nhất là đối với những ngành đòi hỏi hiểu biết chuyên môn cao ( công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng…). Nhiều quyết định cho vay còn mang tính cảm tính được đưa ra trên cơ sở thông tin được cân nhắc không đầy đủ như chỉ dựa vào tài sản thế chấp hay bản thân phương án kinh doanh mà bỏ qua năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp đều dẫn đến rủi ro.

Các khoản vay có vấn đề đều không được phát hiện sớm và các biện pháp can thiệp của ngân hàng thường chỉ được thực hiện khi có phát sinh nợ quá hạn hoặc doanh nghiệp gặp sự rắc rối đối với cơ quan pháp luật. Cán bộ cũng chưa có khả năng tư vấn, giám sát khách hàng vượt qua khó khăn tạm thời.

Kỹ năng thương lượng với khách hàng, tính chủ động trong công việc, khả năng kiểm soát chứng từ vay, kiến thức pháp luật của cán bộ tín dụng cũng rất yếu. Nhiều cán bộ tín dụng đã áp dụng máy móc, áp đặt loại sản

phẩm tín dụng và kỳ hạn nợ cho khách hàng mà không tìm hiểu nhu cầu thực tế của hoạt động doanh nghiệp và có tư vấn cho khách hàng. Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ không phù hợp với chu kỳ kinh doanh thực tế, với dòng tiền của doanh nghiệp là nguyên nhân gây nên những khoản nợ có vấn đề.

Nếu các ngân hàng có chiến lược, chính sách về định hướng cho vay tốt và công khai các trường hợp rủi ro tín dụng điển hình thì có thể giảm bớt những trường hợp rủi ro do thiếu kinh nghiệm. Yếu tố con người có thể coi là yếu tố tác động lớn nhất về phía ngân hàng tính đến rủi ro của hoạt động tín dụng.

Giám sát kiểm tra sau khi cho vay: Công tác giám sát món vay, đánh giá lại định kỳ về doanh nghiệp, khoản vay và tài sản thế chấp bị buông lỏng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài, cán bộ tín dụng thường có tâm lý cả nể, tin khách hàng và bỏ qua chế độ kiểm tra định kỳ, phương pháp kiểm tra không khoa học, không phát hiện được dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao vượt tầm kiểm soát và tâm lý cho vay dễ dãi trong thời kỳ phát triển kinh tế: Một số ngân hàng cạnh tranh thu hút bất chấp rủi ro, tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng vượt tầm kiểm soát và năng lực phát triển nhân lực của ngân hàng. Hiện tượng nhân lực cán bộ tín dụng quá mọng thiếu kinh nghiệm có thể thấy ở hầu hết các ngân hàng thương mại Nhà nước.

Cho vay doanh nghiệp Nhà nước: Tâm lý cho vay doanh nghiệp Nhà nước là an toàn vẫn tồn tại trong khá nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại Nhà nước, mặc dù so với những năm trước đây tỷ lệ cho vay doanh nghiệp Nhà nước đã giảm xuống nhưng chúng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong danh mục cho vay của các ngân hàng. Ngoại trừ một vài doanh nghiệp Nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn có tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động hiệu quả thì hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước địa

phương còn lại đều có năng lực tài chính yếu kém, hoạt động không hiệu quả trên địa bàn và đang phải sống dựa vào vốn vay ngân hàng.

Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng: Việc định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng không chỉ làm giảm thu nhập của ngân hàng mà còn không khuyến khích khách hàng cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định đầu tư, làm thiếu hụt nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng và làm tăng mức đọ rủi ro tín dụng từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng. Chính sách lãi suất không khoa học đã đẩy ngân hàng vào hai tình huống :

Cho vay dễ dãi với lãi suất thấp không đủ để bù đắp rủi ro mà phải 7 – 10 năm sau mới bộc lộ.

Khi hết nguồn thì yêu cầu lái suất cho vay cao cộng với nhiều điều kiện khắt khe dẫn đến mất dự án có độ an toàn và chấp nhận các khách hàng có độ rủi ro cao.

Tâm lý ỷ lại tài sản thế chấp: Liên quan tới sản bảo đảm nợ vay, rủi ro thường xảy ra ở các tình huống:

Không có tài sản bảo đảm

Ỷ lại tài sản thế chấp một cách thái quá

Nhận tài sản thế chấp không đầy đủ về tính pháp lý cảu quyến sở hữu, tính thanh khoản và yêu cầu không tranh chấp.

Tài sản đảm bảo là phương án dự phòng khi dự phòng khi dự án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro, dòng tiền không như dự kiến. Bởi vì không có phương án kinh doanh nào là phi rủi ro, nên tào sản đảm bảo là cần thiết, song tâm lý ỷ lại vào tài sản thế chấp cũng là một yếu tố gây ra rủi ro do khoản vay cần được trả bằng tiền chứ không phải bằng tài sản.

Không đa dạng hoá danh mục: Yếu tố đa dạng hoá danh mục cho vay chưa được quan tâm nhiều ở các ngân hàng thương mại Nhà nước, chưa có bộ phận quản lý rủi ro cho toàn bộ danh mục để tính toán tỷ trọng đầu tư đối với từng ngành hàng, loại cho vay phân theo thời hạn và loại tiền để có

rủi ro thấp nhất, phù hợp với chiến lược, cơ cấu nguồn vốn và năng lực bản thân ngân hàng.

Rủi ro do đạo đức của cán bộ ngân hàng: Bộ phận tín dụng là nơi trực tiếp thẩm định dự án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cũng như trực tiếp kiểm tra kho hàng, tài sản thế chấp, giám sát giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, là đầu mối tiếp xúc của khách hàng nên nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng món vay và khả năng thu hối nợ của ngân hàng. Hiện nay, ở nước ta nhiều cán bộ tín dụng đã bị tha hoá, bị mua chuộc, vì lợi ích của cá nhân mà họ đã chấp nhận cho vay những dự án chứa đựng nhiều rủi ro làm ngân hàng thậm chí không thu đựoc lãi mà còn bị mất gốc.

Chính sách quản trị nguồn nhân lực còn yếu: Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào hoạt động có nhiều rủi ro nhất trong hoạt động của ngân hàng. Chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt cán bộ tín dụng của ngân hàng có tác động trực tiếp tới hiệu quả thực thi chiến lược, chính sách tín dụng của ngân hàng. Một chiến lược,một chính sách quản trị tín dụng tốt mà không đi kèm chính sách đúng đắn về nguồn nhân lực sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn và gián tiếp làm tăng nguy cơ rủi ro đạo đức ở cán bộ tín dụng. Ở Việt Nam hiện nay, chính sách quản trị nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, các ngân hàng vẫn chưa có chế độ thưởng phạt phân minh. Các ngân hàng thương mại cổ phần nước ta có chính sách đào tạo, huấn luyện chưa cao, điều kiện đãi ngộ còn thấp, từ đó thưòng xuyên xảy ra tình trạng lao động có chuyên môn và kinh nghiệm bị hút sang các ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w