Giám sát kiểm tra khoản cho vay:

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 52 - 53)

2. Một số biện pháp hạn chế và phòng ngừa RRTD: 1 Điều chỉnh chính sách tín dụng:

2.7. Giám sát kiểm tra khoản cho vay:

Sau khi đưa ra các quyết định tín dụng, để giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra ở mức tối thiểu, cán bộ tín dụng cần phải giám sát, theo dõi khắt khe khoản tín dụng đó trong quá trình cho vay và có những biện pháp xử lý kịp thời.

Như trên đã phân tích, với một sự kiểm tra kiểm soát tốt, cán bộ tín dụng có thể phát hiện ra những khoản tín dụng đã cho vay có vấn đề một cách sớm nhất dựa vào những dấu hiệu như: thanh toán chậm tiền gốc và lãi, sự chậm trễ bất thường của người vay trong việc nộp các BCTC định kỳ như trong hợp đồng cho vay thể hiện sự trốn tránh không muốn nộp cho ngân hàng những kết quả tài chính không thuận lợi.

Khi xảy ra những sự việc trên, cán bộ cho vay phải lập tức tìm hiểu lý do, có thể người vay đang trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính. Sau đó cán bộ cho vay nên thực hiện hành động khắc phục kịp thời để ngăn chặn sư suy giảm tiếp tục và giảm thiểu tổn thất tiềm tàng.

Cán bộ cho vay nên thương lượng một kế hoạch hành động để bảo vệ cả ngân hàng và người vay khỏi tổn thất như: thiết lập lại một lịch trình trả nợ phù hợp với tình hình của khách hàng bây giờ sao cho khách hàng có

điều kiện tốt nhất để trả được nợ, đưa ra một số điều khoản hạn chế đối với khách hàng, xác đinh lại mức độ can thiệp của ngân hàng vào quyết định quản lý của khách hàng nhất là đối với khách hàng là những tập đoàn công ty lớn.

Đối với tài sản bảo đảm (TSBĐ), giá trị TSBĐ mà giảm ví dụ như TSBĐ là các chứng khoán khi TTCK giảm giá làm cho chứng khoán là TSBĐ cũng giảm giá, cần đưa ra quyết định nhận thêm tài sản thế chấp. Các tài sản thế chấp có thể là các chứng khoán có giá, các khoản phải thu, giá trị tiền mặt của hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) nhân thọ, hàng lưu kho hay vốn tự có bằng bất động sản.

Cán bộ cho vay nên thận trong và sớm phát hiện ra các sai phạm do lỗi cố ý của người đi vay như: BCTC giả, chứng từ, chứng khoán, quyền sở hữu tài sản thế chấp giả.

Tóm lại trong bất kỳ trường hợp nào, cán bộ ngân hàng luôn phải đặt ra nghi ngờ đối với các khoản cho vay và càng phát hiện sớm đối với những khoản cho vay càng nhanh bao nhiêu thì có thể đưa ra những hành động giải quyết kịp thời để bảo vệ uy tín của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 52 - 53)