2. Một số biện pháp hạn chế và phòng ngừa RRTD: 1 Điều chỉnh chính sách tín dụng:
2.2. Đa dạng hóa, chuyên môn hóa trong hoạt động tín dụng:
Trong thời kỳ hội nhập này, việc các ngân hàng đa dạng hóa, chuyên môn hóa trong hoạt động tín dụng không những giúp ngân hàng giảm rủi ro tín dụng mà còn giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh với các NHTM khác trong và ngoài nước.
Đa dạng hóa là việc ngân hàng cho vay với nhiều lĩnh vực, ngành nghề, đối tượng, nhiều hình thức khác nhau. Các NHTM nên đa dạng hóa các dịch vụ tín dụng và đầu tư như: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo hành, bao thanh toán, thấu chi, cho thuê TC, tạm ứng…
Ngoài ra các ngân hàng còn nên mở rộng mạng lưới ngân hàng bán lẻ tại những địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế, khu du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất. Việc đa dạng hóa phải được thực hiện trên cơ sở các quy định về an toàn tín dụng như cho vay một khách hàng không để vượt quá 10% vốn tự có, cấp tín dụng trung dài hạn dựa vào vốn tín dụng trung phát triển dài hạn, vốn tự có…
Ngoài ra để thực hiện chuyên môn hóa, các NHTM phải thực hiện phân tích, đánh giá kỹ lưỡng lĩnh vực kinh doanh và xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý giữa cho vay ngắn hạn với cho vay trung dài hạn, giữa cho vay thành phần kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác… Đặc biệt nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, tránh việc cho vay theo phong trào, hạn chế cho vay đầu tư bất động sản… Không thực hiện bao cấp tín dụng, thu hẹp dần đối tượng vay vốn ưu đãi, hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh, chỉ định cấp tín dụng.
Việc đa dạng hóa, chuyên môn hóa hoạt động tín dụng phải được cải thiện dần dần, không thể thay đổi một sớm một chiều. Quan trọng nhất là phải dựa trên cơ sở xác định thế mạnh và mục tiêu hoạt động, năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng để có phương pháp, thực hiện mang lại hiểu quả cao.