Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng:

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 51 - 52)

2. Một số biện pháp hạn chế và phòng ngừa RRTD: 1 Điều chỉnh chính sách tín dụng:

2.6.Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng:

Con người là một nhân tố luôn đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của NHTM, nhất là trong hoạt động tín dụng. Những cán bộ tín dụng sẽ quyết định đến chất lượng của các khoản cho vay, phát hiện kịp thời rủi ro của những khoản đang cho vay từ đó có biện pháp xử lý kịp thời giảm thiểu rủi ro cho NHTM, nâng cao lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Thậm chí còn nâng cao hình ảnh của ngân hàng trên thị trường tài chính. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng là việc làm thường xuyên và mang tính lâu dài. Việc nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn là khía cạnh đạo đức, sự tâm huyết, nhiệt tình, tận tâm với công việc.

Các NHTM nên thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn đào tạo, đào tạo lại cho cả những cán bộ lâu năm và những nhân viên mới vào làm việc, nhưng các buổi tập huấn cần được phân chia ra thành nhiều cấp bậc khác nhau tương ứng với trình độ chuyên môn của nhân viên.

Tổ chức các buổi hội thảo, buổi chia sẻ kinh nghiệm… giúp các nhân viên vừa có thể trao đổi nghiệp vụ, vừa cập nhật được tin tức mới bên ngoài NHTM để nâng cao hiểu biết về nghiệp vụ.

Ngoài việc đào tạo cán bộ tín dụng, NHTM còn nên kiểm tra, giám sát chặt chẽ thường ngày của cán bộ tín dụng từ đó kiên quyết xa thải những nhân viên có trình độ nghiệp vụ kém, đạo đức tồi ra khỏi bộ máy tín dụng và thường xuyên có những chính sách đãi ngộ xứng đáng với đóng góp của cán bộ tín dụng trong hoạt động tín dụng của NHTM.Có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút những cán bộ lâu năm có kinh nghiệm về ngân hàng.

Với đội ngũ công nhân viên chất lượng, hoạt động của NHTM chắc chắn sẽ sinh nhiều lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 51 - 52)