Cải tạo bộ máy tín dụng:

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 50 - 51)

2. Một số biện pháp hạn chế và phòng ngừa RRTD: 1 Điều chỉnh chính sách tín dụng:

2.5.Cải tạo bộ máy tín dụng:

Cải cách bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tức là làm cho bộ máy gọn nhẹ nhưng vẫn hoạt động một cách hiệu quả, linh hoạt. Hiện nay, tại các NHTM, các bộ phận hoạt động chưa được ăn khớp với nhau, nhiều thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn cho người đi vay, việc phân công trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận chưa rõ ràng, còn chồng chéo.

Giả sử như việc kiểm tra chất lượng tín dụng đang được cho vay, chính bộ phận kiểm tra khoản vay sẽ kiểm tra chứ không phải cán bộ tín dụng. Lý do là vì cán bộ tín dụng là những người có những thông tin bí mật về điều kiện tài chính của người vay và họ cũng là người đầu tiên trong ngân hàng biết về những thay đổi trong chất lượng tín dụng. Nếu chính họ

là người theo dõi những khoản vay mà họ thực hiện sẽ không khác quan, họ sẽ vừa tốn thời gian để nghiên cứu các khoản xin vay của khách hàng vừa lo sợ phát hiện sự suy giảm chất lượng có thể phát sinh từ những đánh giá tín dụng ban đầu sai lệch hoặc những mối quan hệ cá nhân và các mối quan hệ phát sinh giữa cán bộ tín dụng và người vay.

Giải pháp cho việc này, NHTM cần phải tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng với thẩm định rủi ro, quyết định tín dụng với theo dõi chất lượng các khoản vay. Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm cho các phòng ban, cá nhân, đảm bảo khách quan và độc lập.

Ngoài ra, các NHTM NN cần giảm bớt các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuân lợi cho những người đi vay.

Các cán bộ các cấp liên quan đến tín dụng thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình tín dụng của NHTM giúp NHTM phát hiện ra thiếu sót và tự điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam (Trang 50 - 51)