Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị chi phí xây lắp 1.Đối với chi phí nguyên, vật liệu:

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xây Lắp Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại-xây Dựng Vietracimex Hà Nội (Trang 80 - 82)

- Năm 2007: Tổng chi phí thực tế giảm 17% tuơng ứng 20,16 tỷ đồng so với năm 2006 Việc giảm là do:

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thương mại – xây dựng VIETRACIMEX HÀ NỘI:

2.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị chi phí xây lắp 1.Đối với chi phí nguyên, vật liệu:

2.2.1. Đối với chi phí nguyên, vật liệu:

Một trong những đặc điểm quan trọng của hoạt động xây dựng là có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, do đó thành phần và cơ cấu chi phí sản xuất của không những phụ thuộc vào từng loại công trình mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn công trình. Trong thời kỳ khởi công xây lắp, chi phí về nhân công để sử dụng máy móc thi công chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số chí phí. Trong thời kỳ thi công, chi phí về nguyên vật liệu, thiết bị lại tăng lên và trong thời kỳ hoàn thiện công trình thì chi phí tiền lương lại cao. Trên thực tế, phần lớn chi phí của các doanh nghiệp xây lắp hoạt động trong ngành xây dựng cơ bản đều nằm ở các công trình đang thi công chưa hoàn thành.

VIETRACIMEX HÀ NỘI là doanh nghiệp xây lắp, năm 2006 Chi phí sản xuất

kinh doanh dở dang của Công ty là hơn 1 tỷ đồng, chiếm 1,41% tổng vốn kinh doanh của công ty và tỷ trọng này chiếm 1,39% vào năm 2008; Vì vậy nhiệm vụ trọng tâm của công ty là ra sức tập trung tiền vốn, rút ngắn thời gian thi công, tăng thêm số công trình hoàn thành. Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, một trong những nguyên nhân làm chi phí sản xuất kinh doanh cao là do chi phí nguyên vật liệu tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp. Hơn nữa, trong tình hình hiện này giá xăng dầu đang ở mức cao, ngành điện đã có kế hoạch tăng giá, giá các nguyên liệu đầu vào cũng đang gia tăng chóng mặt. Trong bối cảnh này, việc tìm ra các giải pháp tiết kiệm chi phí vật liệu đầu vào, năng lượng là một trong những quan tâm hàng đầu của Công ty, nhằm giảm chi phí sản xuất xây lắp, giảm giá thành xây dựng một công trình để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Không những thế, hoạt động này cũng sẽ giúp giảm được sự tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Để quản lý tốt và giảm bớt chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm xây lắp, Công ty cần xây dựng và thực hiện định mức tiêu hao cho từng loại nguyên vật liệu và tìm mọi biện pháp để

giảm tiêu hao thực tế xuống dưới định mức. Phải xác định chính xác nhu cầu nguyên vật liệu của từng công trình. Vì địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá rộng, giá thành nguyên vật liệu ở từng địa phương có thể chênh lệch, do đó phải xác định riêng nhu cầu nguyên vật liệu của từng công trình, rà soát lại nhằm giảm định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, trên cơ sở đó lập kế hoạch về cung ứng vốn. Không nên xác định nhu cầu nguyên vật liệu một cách chung chung cho tất cả các công trình vì như thế có thể dẫn đến tình trạng thừa nguyên vật liệu ở công trình này nhưng thiếu nguyên vật liệu ở công trình kia.

- Công ty nên tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu mới, các vật liệu có nguồn gốc giá rẻ, đặc biệt là các nguồn nguyên vật liệu được sản xuất tại địa phương có thể thay thế một phần vật liệu nặng như sắt, thép cũng giúp cho công ty vừa đảm bảo chất lượng, chi phí vận chuyển thấp, giảm được một phần chi phí vật liệu đầu vào như sử dụng sản phẩm tấm ốp tường, trần làm bằng chất liệu xenlulo – xi măng, đá tự nhiên thay cho sắt, thép giúp Công ty có thể giảm đến 25% thời gian thi công, 30% chi phí công trình so với sử dụng sắt, thép. Đồng thời, công ty cần bố trí phương tiện vận tải, tổ chức tốt quá trình vận chuyển sao cho nguyên vật liệu luôn được cung cấp đầy đủ cho công trình, cho sản xuất. Rà soát kế hoạch sản xuất, bám sát nhu cầu thị trường để chủ động cân đối lượng vật tư, quản lý hàng tồn kho không gây tồn đọng nguyên vật liệu làm phát sinh nhiều chi phí: chi phí lưu kho, chi phí trông coi, chi phí bảo quản… nhằm giảm chi phí vốn lưu động.

- Nghiên cứu, tìm địa chỉ liên kết, hợp tác sản xuất và sử dụng các loại nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm và cấu kiện trong nước có lợi thế và có hiệu quả để thay thế dần các loại nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm nhập khẩu.

- Xây dựng và ban hành các quy chế quản lý tài chính, đầu tư xây dựng, mua sắm vật tư, định mức vật tư tiêu hao. Thực hiện giao khoán chi phí sản xuất và giá thành trên cơ sở có sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và chặt chẽ nhằm khống chế giá thành ở mức hợp lý. Có quy chế về thưởng, phạt trong sử dụng nguyên, nhiên liệu. Trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu, cần tiến hành giao sử dụng theo định mức, đồng thời gắn trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu cho từng tổ đội sản xuất, theo từng công trình, hạng mục công trình nhằm tránh mất mát, hao hụt.

- Sử dụng các giải pháp về tiết kiệm năng lượng. Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng cho người lao động. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm về nhiên liệu, điện, nước.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xây Lắp Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại-xây Dựng Vietracimex Hà Nội (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w