Tăng cường chất lượng quản lý Iso 9001-2000.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xây Lắp Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại-xây Dựng Vietracimex Hà Nội (Trang 100 - 103)

- Tận dụng công suất máy móc thiết bị một cách hiệu quả, nhưng bên cạnh đó cũng phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa máy móc để làm tăng

2.9. Tăng cường chất lượng quản lý Iso 9001-2000.

- Giao cho các đơn vị xây dựng ký kết với các đại lý, khoán gọn chi phí vận tải, bốc xếp, thu tiền trước khi nhập nguyên vật liệu,máy móc phải theo một hệ thống quy trình rõ ràng đã được xem xét, phê duyệt.

- Ðơn giản hoá các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. - Giữ vững ổn định và nâng cao chất lượng công tác thi công những công trình, giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng về những vướng mắc về chất lượng thị hiếu.

- Thường xuyên nắm bắt thị trường về giá cả các nguyên vật liệu đầu vào như xi măng, sắt thép… tăng cường áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại vào trong quá trình sản xuất kinh doanh xây lắp.

- Tăng cường áp dụng các hệ thống xử lý rác thải xây dựng.

- Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng các công trình thông qua việc xem xét đầy đủ toàn bộ các yêu cầu đòi hỏi về chất lượng công trình theo tiêu chuẩn ISO.

Là một Công ty hàng đầu của ngành xây dựng, đang chiếm thị phần khá, lợi nhận cao, giá cả có khả năng cạnh tranh, nhưng Công ty cổ phần thương mại – xây xựng VIETRACIMEX HÀ NỘI vẫn đang chăm lo mọi mặt để chủ động hội nhập một cách đầy đủ vào thị trường khu vực và thế giới. Trong đó, giải pháp hàng đầu là tiếp tục đầu tư tăng năng lực sản xuất với công nghệ mới, tiến tiến, để tăng nhanh giá trị sản lượng xây lắp với chất lượng cao, giá thành hạ, cung ứng cho mọi nhu cầu của khách hàng.

Để thực hiện được toàn bộ các vấn đề trên cần có thời gian và thực hiện từng bước đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vận hành hợp lý và hiệu quả thiết bị, tiết kiệm nguyên vật liệu và tiết kiệm nhân lực. Điều quan trọng nhất là cần nâng cao ý thức tiết kiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty thông qua: chương trình tiết kiệm, khẩu hiệu cổ động, huấn luyện nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tiết kiệm, các đợt thi đua, các đề tài giải pháp, khen thưởng thành tích đạt được.

- Nâng cao ý thức tiết kiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên

- Ban chỉ đạo tiết kiệm cần đưa ra các chương trình cụ thể hơn, giao cho các đầu mối xây dựng và thực hiện, báo cáo kết quả theo kỳ, có tổng kết khen thưởng.

- Lập mạng lưới cán bộ kiêm nhiệm có trình độ kinh nghiệm, sát với từng khu vực sản xuất kinh doanh để xây dựng chương trình và triển khai có hiệu quả.

- Việc tiết kiệm cần được tính toán thiết kế ngay từ khi xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư trên cơ sở cân đối giữa chi phí đầu tư và chi phí vận hành.

Trên đây là những giải pháp tiết kiệm mà Công ty đã đang và sẽ tiếp tục được triển khai trong sản xuất phục vụ mục tiêu tiết kiệm chung nhằm tăng năng lực cạnh tranh, phát triển sản xuất kinh doanh. Và để thực hiện được những giải pháp trên Công ty cần tập trung vào một số những vấn đề chủ chốt trước mắt sau:

 Rà soát lại các chỉ tiêu định mức kinh tế – kỹ thuật, đưa các chỉ tiêu tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Khoán định mức tiết kiệm đối với từng đơn vị thành viên, từng công đoạn sản xuất, yêu cầu đơn vị phải tìm các biện pháp để giảm các chỉ tiêu tiêu hao nguyên, nhiên liệu, vật tư, năng lượng; Có biện pháp tiết kiệm để giảm chi phí sản xuất với những khoản mục cụ thể nhằm thực hiện cắt giảm chi phí xuống mức thấp nhất.

 Giao định mức kế hoạch và chỉ tiêu tiết kiệm, hạ giá thành cho từng đơn vị trên cơ sở các chỉ tiêu định mức kinh tế – kỹ thuật mới ban hành. Hàng quí xét duyệt và áp dụng cơ chế thưởng, phạt về tăng, giảm giá thành từ quỹ tiền lương.

 Rà soát, tạm dừng các hạng mục sửa chữa lớn chưa thật sự cần thiết, kiểm soát chặt chẽ chi phí sửa chữa để hạn chế các chi phí phát sinh.

 Quản lý giá mua vật tư trên cơ sở các chào giá cạnh tranh. Các chủng loại vật tư có giá trị lớn đều tuân thủ chỉ đạo của Tổng Công ty.

 Thực hiện khoán chi phí cho các đơn vị xây dựng, trên cơ sở xây dựng chi phí xây dựng một cách cụ thể, chi tiết như: Tiết kiệm chi phí xăng, dầu, tiếp khách, hội nghị, bốc xếp, vận chuyển…, tăng cường công tác kiểm tra trong quá trình thực hiện.

 Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp, rà soát cụ thể từng khoản mục tại các đơn vị trực thuộc và văn phòng Công ty; sửa đổi và ban hành mới các qui chế về tiết kiệm, như khoán chi phí điện

thoại, tiếp khách, hội nghị, qui chế quản lý và sử dụng xe đi công tác…

 Cần phải đánh giá lại năng lực thực tế, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của đơn vị mình, có tính đến thị trường khu vực và thế giới, xây dựng chiến lược đầu tư công nghệ mới, hoàn thiện hệ thống quản lý phù hợp cho từng giai đoạn từ nay đến năm 2010 và 2020….

 Công ty phải chủ động nắm bắt và vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác tiếp thị, thông tin thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng cả ở trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Xây Lắp Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại-xây Dựng Vietracimex Hà Nội (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w