Những văn bản pháp luật quy định hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 53 - 56)

- Theo loại tiền

2.3.2Những văn bản pháp luật quy định hoạt động cho vay tiêu dùng

1. Theo thời gian

2.3.2Những văn bản pháp luật quy định hoạt động cho vay tiêu dùng

Tính đến thời điểm hiện nay, các văn bản pháp luật quy định các vấn đề có liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng như sau:

Thông tư 06/2000/TT-NHNN1 ngày 4/4/2000 trong chương VI mục 1 quy định: “Tổ chức tín dụng được phép lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản khi cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ và đời sống đối với khách hàng vay”. Trong đó một trong các điều kiện được vay vốn là “Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp vay để phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống thì khách hàng vay phải có

phương án trả nợ khả thi”.

Tiếp đến, trong quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”, điều 8 có quy định: “Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn, và dài

hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống và các dự án đầu tư phát triển”. Đồng thời, điều 19 cũng quy định: “Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng, cán bộ nhân viên trong chính tổ chức tín dụng đó thẩm định quyết định cho vay. Tổ chức tín dụng cũng không được cho vay đối với bố, mẹ, vợ, chồng, con của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)”. Như vậy, với quy định mới này, những đối tượng trên sẽ không được vay (kể cả cho mục đích tiêu dùng) tại những tổ chức tín dụng mà bản thân họ là người làm nhiện vụ, người giữ chức vụ hoăc có thân nhân là người trực tiếp làm nhiệm vụ hoặc giữ chức vụ.

Bên cạnh các văn bản pháp quy quy định về cho vay tiêu dùng đối với khách hàng, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cũng ban hành các văn bản pháp luật quy định việc cho vay tiêu dùng đối với các cán bộ công nhân viên nhằm mục đích chính đáng như nâng cấp nhà ở, mua phương tiện đi lại…

Tuy nhiên, các văn bản đó chỉ đưa ra những quy định chung nhất, khi áp dụng vào thực tế hoạt động của các ngân hàng thì còn nhiều điểm thiếu, chưa phù hợp. Do vậy, mỗi ngân hàng, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm của mỗi sản phẩm, dịch vụ cung cấp, đều đưa ra những quy định riêng dựa trên cơ sở những quy định chung đó. Là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng ngay từ khi nhu cầu của dân cư bắt đầu tăng, Techcombank cũng đã ban hành một số quy định cụ thể về hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua thực tiễn hoạt động:

 Quyết định số 00163/QĐ-HĐQT ngày 08/02/2002 của hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam về

“Quy chế cho vay đối với khách hàng”, khoản 4 điều 6 quy định điều kiện vay vốn “Có khả năng tài chính đủ đảm bảo thực hiện phương án kinh doanh, phương án phục vụ đời sống và đủ trả nợ trong thời gian cam kết: Phải có vốn tự có và coi như tự có tham gia vào phương án kinh doanh, phương án phục vụ đời sống với tỷ lệ tối thiểu là 20% tổng chi phí thực hiện phương án kinh doanh, hoặc tối thiểu 30% tổng chi phí thực hiện phương án phục vụ đời sống đối với trường hợp cá nhân vay vốn”

 Quyết định số 00622/TCB-QĐ.TGĐ ngày 8/7/2002 của Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam về thể lệ “Cho vay nhà mới”, Điều 1 quy định “Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam cho các đối tượng là thể nhân và pháp nhân vay vốn bằng VND xây, mua, sửa nhà, chuyển quyền thuê lại nhà của Nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất theo chương trình “Cho vay nhà mới” nhằm thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, tạo điều kiện cho việc cải thiện tình trạng về nhà ở, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân và tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong quá trình sản xuất, kinh doanh”. Đồng thời, điều 3 cũng quy định “Trường hợp vay vốn xây, sửa nhà, mức vay tối thiểu là 30 triệu đồng, mức vay tối đa là 2 tỷ đồng, trường hợp mua nhà, chuyển quyền sử dụng đất thì mức vay tối thiểu là 50 triệu đồng, mức vay tối đa là 7 tỷ đồng”.

 Quyết định 01377/QĐ-TGĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam về việc “Cho cán bộ công nhân viên mua nhà trả góp”, điều 2 quy định điều kiện hưởng ưu đãi như sau: “Cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Techcombank tối thiểu là 2 năm, các đối tượng chưa đủ 2 năm nhưng có thành tích

công tác xuất sắc, cán bộ cấp trưởng phòng, trưởng quỹ trở lên có thể được ban Tổng giám đốc xem xét và quyết định”. Điều 3 quy định về lãi suất ưu đãi như sau: “2 năm đầu bằng (lãi suất huy động 12 tháng của Techcombank +0.08%)/tháng”, 2 năm tiếp bằng (lãi suất huy động của Techcombank+0.1%)/tháng”, các năm còn lại bằng (lãi suất huy động 12 tháng của Techcombank+0.15)/tháng”.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 53 - 56)