Kiến nghị đối với hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 98 - 103)

- Theo loại tiền

Techcombank cũng khá nhiều điểm yếu mà khó có thể khắc phục được trong một sớm một chiều:

3.3.3. Kiến nghị đối với hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Thương Việt Nam

Kiến nghị 1: Như chúng ta đã biết, tín dụng là hoạt động chrủ yếu của ngân hàng, nếu rủi ro xảy ra các ngân hàng sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm thu nhập, mất uy tín, thậm chí là giải thể, phá sản. Thực tế đó đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải là người trung thực, có kinh nghiệm, làm việc có nguyên tắc và xử ký tình huống linh hoạt. Tuy nhiên, tại phòng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của hội sở Techcom bank- nơi trực tiếp quản lý các khoản cho vay đối với các cá nhân và hộ gia đình lại đang trong tình trạng thiếu hụt và biến động lớn về nhân sự. Số cán bộ của phòng luôn trong tình trạng chỉ đạt 3/4 so với yêu cầu trong khi các kế hoạch và chỉ tiêu từ đầu năm là trong điều kiện đủ định biên về nhân sự. Hiện nay, trong số 8 cán bộ của phòng có tới 2 người đang trong quá trình thử việc, 1 người mới có quyết định còn lại đều là cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm. Hơn nữa, từ cuối năm 2002, do lượng khách hàng tìm đến hội sở ngày một đông mà diện tích của phòng khá nhỏ nên ban Giám đốc đã quyết định tách làm 2 phòng, tronh đó 1 phòng chuyên quản lý và tính lãi, dẫn đến tình trạng một cán bộ quản lý quá nhiều khoản vay cùng lúc, khách hàng đến ngân hàng giao dịch phải chờ đợi lâu tronh khi họ không có nhiều thời gian. Vì vậy, để đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, nâng cao chất lượng tín dụng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng , ban lãnh đạo hội sở cần có chính sách đào tạo hợp lý, hiệu quả, đồng bộ trong đó chú trọng đến đào tạo nghiệp vụ đồng thời đẩm bảo sự ổn định về nhân sự để các cán bộ ngân hàng yên tâm làm việc và cống hiến.

Kiến nghị 2: Về việc sửa đổi một số nội dung của thể lệ cho vay du học Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam là một trong nhừng ngân hàng đầu tiên thực hiện cho vay du học theo hai chương trình “Du học tại chỗ” và “Du học nước ngoài”. Sau thời gian triển khai, kết quả chưa được như mong muốn bởi lẽ tính đến thời điểm này, ngoài Techcombank, một số ngân hàng cổ phần khác cũng thực hiện cho vay du học (Ngân hàng Á Châu,

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Đông Á…) với nhiều quy định được khách hàng ưa thích hơn:

1.Về phương thức cho vay: Theo thể lệ cho vay của Techcombank, khi cho vay du học, việc chuyển tiền bắt buộc phải thông qua Techcombank. Tuy nhiên, hiện nay một số công ty du học hoạt động lâu năm, đã có các mối quan hệ với một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (ANZ Bank…). Do mối quan hệ này, họ được hưởng một số ưu đãi về phí, tỷ giá quy đổi (đối với các ngân hàng nước ngoài chuyển ngoại tệ của nước họ), thủ tục chuyển tiền…. Vì vậy, các cơ quan tư vấn thường không sẵn sàng mở tài khoản và làm thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài tại Techcombank, trong khi họ đã csẵn nơi cung cấp các dịch vụ này. Vì vậy, khi triền khai chương trình cho vay du học nước ngoài, Techcombank chưa thợc hiện được việc ký thoả thuận hợp tác với các công ty tư vấn du học, trong đó quy định việc công ty tư vần du học phải mở tài khoản tại Techcombank và sẽ thực hiện chuyển tiền qua Techcombank.

2.Mục đích cho vay: Hiện nay, Techcombank chỉ cho vay để thanh toán chi phí của khoá học bao gồm tiền mua vé máy bay, tiền ký quỹ, chi phí làm visa, hộ chiếu, tiền học phí, bảo hiểm, ăn ở trong thời gian đi du học. Thực tế, trước khi nhập họcchính thức, coa nhiều trường hợp, học sinh, sinh viên phải tham gia 1 khoá học dự bị (học ngoại ngữ) và vẫn phải chịu chi phí cho khoá học, thông thường thời gian học có thể kéo dài trên 1 năm, nhưng học phí trả từng năm. nhiều trường hợp khách hàng thiếu tiền học phí ngay trong năm học đầu tiên, vì thế khó có thể yêu cầu khách hàng chứng minh sẽ có khả năng chi trả trong những năm tiếp theo.

Vì vậy, trong thời gian tới hội sở cần thực hiện các công việc sau:

*Trước mắt, vẫn tiếp tục chuyển tiền qua các ngân hàng được phép khác để tạo điêù kiện cho khách hàng, đồng thời làm việc với các trung tâm tư vấn du học về việc ký thoả thuận hợp tác trong việc tài trợ cho du học sinh có nhu cầu vay vốn.

*Tiến tới hạn chế việc chuyển tiền qua ngân hàng được phép khác để đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trường hợp chuyển tiền qua ngân hàng được phép khác phải có công văn của Techcombank về việc phong toả số tiền phát vay tại ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng được phép chỉ thực hiện việc chuyển tiền khi có công văn đề nghị giải toả cho khách hàng chuyển tiền của Techcombank.

*Đối với mục đích vay để trả tiền ăn ở, sinh hoạt trong thời gian du học ở nước ngoài, trong một vài trường hợp, Techcombank nên chấp nhận cho khách hàng được nhận phát vay bằng tiền mặt vì thực tế khi đã có quyết định cho con em đi du học thì họ đẫ phải có khả năng tài chính nhất định và có thể đảm bảo cho quá trình học tập của con em mình ở nước ngoài.

Kiến nghị 3: Cần có sự phối hợp hiệu quả và đồng bộ hơn nữa giữa các phòng ban trong nội bộ ngân hàng vì qua thực tiễn hoạt động cho thấy các nhân viên trong các phòng ban của Hội sở Techcombank còn chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của nhau trừ trường hợp có việc cần đến, do đó vẫn tồn tại tư tưởng cục bộ trong ngân hàng làm hiệu quả chung bị giảm sut

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, được sự trợ giúp và tạo điều kiện thuận lợi từ các cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước, trong thời gian qua ngành ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể, số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ không ngừng tăng lên nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Mức sống và thu nhập của người dân hiện nay đã tăng mạnh, song phần lớn vẫn chưa đáp ứng được tất cả các nhu cầu phong phú, đa dạng về hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Nhận thức được vấn đề đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam đã thực hiện đồng loạt các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, từng bước tháo gỡ khó khăn, vươn lên khẳng định mình thực sự là một ngân hàng năng động và nhạy bén. Kết quả là doanh số cho vay tiêu dùng không ngừng tăng qua các năm và

ngân hàng đã tạo dựng được hình ảnh, uy tín và chỗ đứng vững chắc trong dân cư.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã gặt hái được, Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan như tình hình bất ổn về chính trị trong khu vực và trên thế giới, sự cạnh tranh ngân hàng diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo ngân hàng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng… đã có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Nếu khắc phục được những vướng mắc này, chắc chắn Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam sẽ còn tiến xa hơn nữa trên con đường phát triển của mình.

Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên những phân tích đưa ra chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w