Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 67 - 76)

- Theo loại tiền

2.3.5.Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

5. Theo dõi và thu hồi nợ vay:

2.3.5.Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

2.3.5.1. Những thuận lợi

 Dưới góc độ khách quan

 Sự phục hồi và phát triển kinh tế nước ta những năm qua Trong thời gian qua, nền kinh tế của Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh, mạnh và đứng thứ hai trong khu vực chỉ sau Trung Quốc. Kinh tế tăng trưởng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi cho các hoạt động khác như đầu tư, xây dựng, hợp tác kinh tế…phát triển. Tốc độ tăng trưởng trong vòng 6 năm qua như sau:

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Tốc độ tăng GDP (%)

8.15 5.76 4.77 6.75 6.84 7.04

(Nguồn: Báo cáo tổng cục thống kê-2002) Mặc dù, giai đoạn 1997- đầu năm 2000, do nhiều yếu tố, tốc độ tăng trưởng kinh tế bị giảm sút nhưng từ quý II/2000, tốc đọ tăng trưởng cao dần và tăng đều qua các năm: năm 2001là 6.8% và năm 2002 là 7.04%.

Với sự tăng trưởng chung, nhiều hoạt động kinh tế đã có điều kiện thuận lợi để phát triển: Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trong năm 2002 ước đạt gần 270 000 tỷ đồng, tăng 12.7% so với năm 2001, bình quân đầu người đạt 3.4 triệu đồng, tăng 11.2%, cao nhất so với các năm trước. Giá trị sản lượng công nghiệp đạt kỷ lục mới, sản xuất toàn ngành tăng 14.5, vừa cao hơn tốc độ tăng 12.4% của năm 2001, vừa đạt mục tiêu đặt ra là tăng 145 và là năm thứ 12 liên tục tăng trưởng 2 chữ số, đưa quy mô sản xuất công nghiệp năm 2002 gấp 4.7 lần năm 1990- một kỷ lục mà các thời kỳ trước đây chưa bao giờ đạt được. Các khu vực đều tăng 2 chữ số trong đó khu vực ngoài quốc doanh tăng 19% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu khí) tăng 21% (thuỷ sản, chế biến, quần áo…).

Năm 2002 cũng là năm nội lực gia tăng với tốc độ cao. Trong điều kiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới bị giảm sút mạnh, thực hiện tăng thấp, nguồn vốn đầu tư chính thức (ODA) giải ngân chậm, thì nguồn vốn trong nước đã gia tăng với tốc độ cao, lên xấp xỉ 30%. Nhờ vậy, tổng đầu tư toàn xã hội ước đạt 183.8 nghìn tỷ đồng, tăng 12.4% so với năm 2001, tỷ lệ tăng so với GDP đạt khoảng 34%, cao hơn tỷ lệ 33% của năm 2001.

Năm 2002 cũng đã chặn được đà giảm sút của xuất khẩu xuất hiện từ quý 4/2001, kéo dài cho đến giữa năm nhưng càng về cuối năm tăng trưởng càng cao. Tính chung cả năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 16.3 tỷ USD, tăng 8.6% so với năm 2001, cao gấp 2 lần tốc độ tăng 3.8% của năm 2001. Giá tiêu dùng cũng diễn biến theo chiều hướng mới, chuyển từ giảm phát kéo dài sang lạm phát nhẹ vừa đủ để kích thích tăng trưởng. Tốc độ tăng giá cả năm 2002 là 4%, cao hơn tốc độ tăng các năm trước (năm 1999 tăng 0.1%, năm 2000 giảm 0.6%, năm 2001 tăng 0.8%). Bình quân năm 2002 tăng 3.9% so với bình quân năm 2001.

Những dấu hiệu đó chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi và đang phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng nói chung và cho hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng phát triển

 Những chủ trương chính sách đúng đắn của Nhà nước Nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế đất nước vượt qua khó khăn thử thách, tiếp tục quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất- kinh doanh, hoạt động tài chính- tiền tệ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách mới, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người dân, trong số đó có quyết định tăng số ngày nghỉ lên 2 ngày/tuần và quyết định tăng lương với mức tối

thiểu là 290 000 đồng/1lao động đã thúc đẩy hoạt động tiêu dùng của người dân tăng mạnh

Hoạt động tiền tệ- tín dụng cũng đạt được những kết quả mới sau khi chuyển từ ấn định lãi suất sang áp dụng lãi suất thoả thuận, làm cho tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng huy động- điều chưa từng xảy ra trong các năm trước đó. Tâm lý nắm giữ USD giảm hẳn do tỷ giá VND/USD ổn định, tốc độ tăng giá đồng USD năm 2002 là 2.1%, bằng một nửa tốc độ tăng giá hàng tiêu dùng và bằng một nửa so với năm 2001.

 Dưới góc độ chủ quan

 Các hoạt động quảng cáo, tiếp thị nhằm nâng cao vị thế và hình ảnh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Với chủ trương: giữ vững số lượng khách hàng quen, tiếp tục thu hút các khách hàng mới, trong thời gian qua, hội sở Techcombank đã chú trọng đến các hoạt động tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm mới trên đài, báo, tivi và các phương tiện truyền thông khác, đồng thời tích cực mở rộng các cuộc hội thảo, chuyên đề, các hoạt động tài trợ để quảng bá cho sản phẩm của mình.

Ngoài ra, Techcombank cũng đồng bộ triển khai các sản phẩm mới như: Home Banking (dịch vụ ngân hàng tại gia), thông qua đề án phát hành thẻ và làm đại lý thanh toán thẻ… nhằm tạo ra sự phong phú đa dạng trong danh mục các sản phẩm, dịch vụ cung cấp và tạo nên hình ảnh của ngân hàng.

 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng Được thành lập từ năm 1993 với một trụ sở chính tại số 24 Lý Thường Kiệt- Hà Nội, đến nay mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của

Techcombank đã có mặt trên hầu khắp các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước. Với mạng lưới rộng lớn như vậy song hầu hết đều hoạt động có hiệu quả, quy mô huy động và cho vay không ngừng tăng lên nhưng vẫn đảm bảo

an toàn và kiểm soát được. Có được điều đó, phải kể đến sự đóng góp công sức của đội ngũ các cán bộ trẻ, năng động nhiệt tình và được đào tạo có chuyên môn sâu. Đối với Techcombank, ngay từ khâu thi tuyển, các thủ tục đã được tiến hành kỹ lưỡng, nghiêm túc, lựa chọn những người thực sự có trình độ và năng lực. Hàng năm, Techcombank đều tổ chức từ 1- 2 đợt thi tuyển cộng với nhiều đợt huấn luyện, tập huấn, nghiệp vụ mới như kỹ năng giao tiếp khách hàng, kiến thức pháp luật chuyên ngành, phổ biến các chủ trương, chính sách mới của Nhà nước và cử một số cán bộ theo học các lớp nâng cao của Ngân hàng Nhà nước, các lớp cao học về phân tích, quản lý tín dụng, thị trường chứng khoán…với chi phí bỏ ra khá lớn.

Với những nỗ lực trên, Techcombank hy vọng trong tương lai không xa, sẽ trở thành một trong những ngân hàng có đội ngũ nhân viên giàu năng lực, trình độ và kinh nghiệm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động.

2.3.5.2. Những hạn chế

 Dưới góc độ khách quan

 Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua có những dấu hiệu đáng mừng song những bất cập, hạn chế trong nền kinh tế vẫn còn tồn tại.

Trong giai đoạn 1996- 2001 có sự suy giảm mức cầu tiêu dùng về hàng hoá dịch vụ trong nước, năm 2002 chỉ số giá hàng tiêu dùng đã tăng lên 4% song so với giai đoạn 1991-1995 thì con số này khá thấp, điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Năm

GDP (%) Bán lẻ trong nước Chỉ số giá hàng tiêu

dùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngàn tỷ đồng Nhịp tăng (%) 1991 5.81 33.4 75.5 167.5 1992 8.7 51.21 53.3 117.5 1993 8.08 67.27 31.4 105.2 1994 8.83 93.49 39 114.4 1995 9.54 121.16 29.6 112.7 Bình quân năm 8.19 44.81 1996 9.34 145.87 20.4 104.5 1997 8.15 161.9 11.0 103.6 1998 5.76 185.6 14.6 109.2 1999 4.77 200.92 8.2 100.1 2000 6.75 219.4 9.2 99.4 Bình quân năm 6.94 12.61 2001 6.8 238.00 8.5 100.8 2002 7.04 267.75 12.5 104.8 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Nhìn trên bảng trên ta thấy, nhịp độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội cả nước trong năm 2001 vẫn tiếp tục đà suy giảm và là năm thứ 3 liên tiếp nằm dưới ngưỡng 10%, năm 2002, dù nhịp độ đã tăng lên đến hai con số song mức tiêu dùng bình quân đầu người mới đạt 3.4 triệu đồng/1người chứng tỏ thu nhập và sức mua của dân cư còn khá thấp. Đây chính là nhân tố đáng lo ngại đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở thành thị còn khá lớn và diễn biến khá phức tạp, có thể thấy rõ qua bảng :

Đơn vị: %

1998 1999 2000 2001 2002

72Năm Năm

Cả nước 6.85 7.40 6.44 6.13 6.01 Đồng bằng sông Hồng 8.25 9.34 7.34 6.93 6.64 Trong đó:Hà Nội 9.09 10.3 7.95 7.30 7.08 Đông Bắc 6.60 8.72 6.49 6.51 6.10 Tây Bắc 5.92 6.58 6.02 5.50 5.11 Bắc Trung Bộ 7.26 8.26 6.87 6.51 5.82

Duyên hải Nam Trung Bộ 6.67 7.07 6.31 5.92 5.49

Trong đó: Đà nẵng 6.35 6.64 5.95 5.38

Tây Nguyên 5.88 5.95 5.16 5.82 4.92

Đông Nam Bộ 6.44 6.52 6.2 5.94 6.31

Trong đó: TP. Hồ Chí Minh 6.76 7.04 6.48 5.09 6.73 Đồng Bằng Sông Cửu Long 6.35 6.53 6.15 5.93 5.52

(Nguồn: Tổng cục thống kê) Các số liệu trên cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta khá cao, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ thất nghiệp của cả nước năm 1996,1997 thấp sau đó tăng dần và cao nhất vào năm 1999 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong khu vực. Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao (khoảng 6.01% vào năm 2002). Đặc biệt, cơ cấu lao động của nước ta còn nhiều điểm bất cập, xuất phát từ cơ chế đào tạo chưa hợp lý, bộ phận quản lý thì thừa biên chế trong khi các ngành kỹ thuật vẫn thiếu kỹ sư. Mặc dù, Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động cho hợp lý nhưng công việc tiến hành rất chậm, chẳng những làm ảnh hưởng đến năng suất lao động của cả nước nói chung mà còn làm cho thu nhập của dân cư và sức mua có khả năng thanh toán không được cải thiện nhiều.

 Cơ cấu và thu nhập của dân cư còn nhiều điểm chưa hợp lý Dân cư nước ta phân bố không đều và có sự chênh lệch về mức sống, trình độ, tích luỹ và thói quen chi tiêu….Những người có thu nhập trung bình và cao tập trung ở thành thị cũng có nghĩa là số này chiếm tỷ trọng nhỏ,

khoảng 25%, còn lại khoảng 75% dân số sống ở nông thôn có thu nhập cũng như mức sống thấp, khả năng tiêu dùng hàng hoá rất hạn chế. Thêm vào đó, mức cầu tiêu dùng của người dân ở khu vực đô thị, tức bộ phận có thu nhập trung bình và cao, đã giảm so với thu nhập của họ từ 77.48% năm 1996 xuống còn khoảng 65,15% hiện nay. Bản chất của hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng là cho phép sử dụng trước thu nhập trong tương lai. Việc giảm tiêu thụ hàng hoá cũng có nghĩa là nhu cầu vay để sử dụng hàng hoá giảm, điều này sẽ có ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng.

Ngoài các yếu tố trên, các yếu tố về văn hoá- xã hội, cạnh tranh ngân hàng… cũng có ảnh hưởng rất mạnh đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng của các ngân hàng.

Dưới góc độ chủ quan

 Hoạt động cho vay tiêu dùng chưa thực sự thu hút được sự quan tâm đúng mức của các ngân hàng bởi lẽ quy mô của mỗi khoản vay nhỏ trong khi nếu cho vay đối với các doanh

nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì quy mô mỗi khoản vay có thể lớn gấp hàng chục thậm chí hàng trăm lần so với một khoản vay tiêu dùng mà quy trình thủ tục không phức tạp hơn nhiều. Tuy vậy, có một điều dễ nhận thấy là các khoản vay tiêu dùng mang lại lợi nhuận rất cao, không chỉ có thu nhập ngân hàng nhận được ngay lúc đó mà nó còn chứa đựng

những lợi ích thu về trong tương lai: đó là hình ảnh, uy tín của ngân hàng, điều này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho ngân hàng trong trường hợp muốn mở rộng quy mô hoạt động hoặc trong

trường hợp muốn mở rộng huy động để đáp ứng nhu cầu về vốn…

 Do yếu tố lịch sử của Techcombank, tư duy về dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa được xác định là chiến phát triển lâu dài của ngân hàng: trước đây chiến lược cho vay chủ yếu của

Techcombank là những pháp nhân. Vì thế, khi thực hiện các dịch vụ bán lẻ thì vấp phải một “lỗ hổng” do chính các chiến lược khác nhau để lại.

 Việc triển khai sản phẩm bán lẻ chưa được quan tâm một cách thống nhất trong toàn hệ thống. Hiện nay, ở khu vực phía Nam tín dụng bán lẻ đã được chú trọng nhưng ở Hà Nội vẫn chưa triển khai mạnh do tư tưởng “không thích làm cái nhỏ”. Vấn đề này thường gây cản trở cho việc triển khai thống nhất đối với sản phẩm mới trong toàn hệ thống Techcombank.

 Nằm trong khó khăn chung của Techcombank, hệ thống phần mềm quản lý chưa đáp ứng được các chương thình bán lẻ, nhiều khi trục trặc gây khó khăn cho công tác triển khai sản phẩm. Sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận cũng chưa thật hiệu quả.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT

NAM

3.1. Mục tiêu và chiến lược trong thời gian tới của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 67 - 76)