Đối với nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hoá (Trang 25 - 27)

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ có hiệu quả cho nền kinh tế. Trong nền kinh tế các doanh nghiệp hoạt động SXKD dựa trên nguồn vốn là vốn tự có và vốn nhận tài trợ từ bên ngoài như: ngân hàng, doanh nghiệp khác…Song tín dụng ngân hàng vẫn là nguồn tài trợ có hiệu quả hơn cả bởi vì nó thỏa mãn nhu cầu vốn về số lượngvà thời hạn đồng thời chi phí sử dụng tín dụng ngân hàng thấp hơn chi phí của các chủ thể khác.

Thứ hai, tín dụng ngân hàng là công cụ để giải quyết mâu thuẫn giữa người thừa vốn và người thiếu vốn vì tín dụng ngân hàng luôn thu hút tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức kinh tế, dân cư, để đầu tư cho quá trình mở rộng sản xuất,tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu về vốn đầy đủ, thúc đẩy sản xuất mở rộng tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững. Trong quá trình hoạt động đó, ngân hàng thu được lợi tức cho vay để duy trì phát triển hoạt động của chính bản thân mình. Tuy vậy, trong cơ chế thi trường hiện nay, huy động và cho vay bao nhiêu, có đáp ứng dược hay không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, thu hồi vốn có đúng hạn hay không là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do vậy, mỗi ngân hàng phải có nghệ thuật trong kinh doanh, phải tìm mọi biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút tối đa tiềm tàng nguồn vốn với chi phí thấp nhất để kinh doanh. Có thể nói, tín dụng ngân hàng góp phần quan trọng vào qua trình vận động liên tục của nguồn vốn, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tiền tệ trong xã hội.

Thứ ba, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ. Trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ để tái sản xuất mở rộng hoạt động, mọi chu kỳ đều phải bắt đầu bàng tiền và

kết thúc bằng tiền( T…H…T, T…T). Do đó để tăng nhanh vòng quay vốn, mỗi chủ thể kinh doanh phải tìm kiếm và thực hiện nhiều biện pháp như cải tiến kĩ thuật tìm kiếm thị trường mới. Tất cả những công việc đó đòi hỏi phải có nhiều vốn và kịp thời. tín dụng ngân hàng là nguồn cung ứng vốn cho các nhu cầu đó. Mặt khác, vốn ngân hàng cung ứng cho các nhà kinh doanh bằng việc cho vay với đều kiện phải hoàn trả cả gốc và lãi theo thời hạn quy định. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp phải tìm nhiều biện pháp để sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay của vốn, trả nợ đúng hạn nợ gốc và lãi. Chính quá trình này đã góp phần tạo cho nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển cao.

Thứ tư, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, việc phát triển kinh tế của một nước luôn phải gắn liền với sự phát triển kinh tế của thế giới. Trong đó, đầu tư vốn ra nước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá là hai lĩnh vực hợp tác thông dụng và phổ biến giữa các nước.Vốn là nhân tố quyêts định đầu tiên cho việc thực hiện quá trình này. Nhưng trên thực tế không phải một tổ chức kinh tế nào, một nhà kinh doanh nào cũng đủ vốn để hoạt động. Ngân hàng với tư cách là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, thông qua hoạt đọng tín dụng , sẽ là trợ thủ đắc lực về vố cho các nhà đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá.

Thứ năm, TDNH là công cụ để Nhà nước điều tiết khối kượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, kiểm soát tiền vào trong kênh lưu thông qua kênh tín dụng. Bởi vì, Ngân hàng là một chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình tạo tiền thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán, trong điều kiện cần mở rộng, thu hẹp khả năng cung ứng vốn sẽ tác động đến việc cấp tín dụng của ngân hàng. Khi Nhà nước muốn tăng khối lượng tiền cung ứng thì NHNN có thể tăng hạn mức tín dụng của các NHTM đối với nền kinh tế và ngược lại.

Thứ sáu, TDNH góp phần thoả mãn nhu cầu tiết kiệm và mở rộng đầu tư của nền kinh tế vì qua việc cung ứng vốn sẽ góp phần mở rộng đầu tư bằng việc

cấp vốn cho các doanh nghiệp. Đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường chế độ hạch toán kinh tế trong hoạt động kinh doanh.

Như vậy, TDNH có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nó giải quyết mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững . Tuy nhiên để TDNH phát huy được hết vai trò của nó thì các nhà quản lý ngân hàng cũng như các cơ quan chức năng phải tạo ra một hành lang pháp lý cũng như các quy định chặt chẽ, tạo điều kiện cho cả người vay và người di vay trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hoá (Trang 25 - 27)