MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hoá (Trang 78 - 83)

C. Phân theo thời gian 986.759 1.055.949 1.041.575 1.059

3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1. Đối với NHĐT&PT VN

- Cần phải thường xuyên tổng hợp thông tin về tình hình thị trường đầu tư theo ngành kinh tế, loại sản phẩm… tạo điều kiện cho chi nhánh nắm được

các thông tin cần thiết cho công tác thẩm định, giúp các chi nhánh giảm thiểu rủi ro, qua đó nâng cao hiệu quả tín dụng.

- Để các dự án đầu tư lớn mang lại hiệu quả cao tránh những rủi ro không đáng có, đề nghị NHĐT&PT VN hỗ trợ chi nhánh trong việc xem xét thẩm định đối với những dự án lớn, thời gian thi công dài, phức tạp.

- Thanh hoá tuy được đánh giá là địa phương có tiềm năng phát triển song vẫn là tỉnh nghèo, để vươn lên một tỉnh phát triển theo có cơ cấu kinh tế hợp lý thì đề nghị NHĐT&PT VN điều chỉnh tỷ trọng cho vay trung và dài hạn cho Chi nhánh lên trên 40% để chi nhánh có điều kiện cung ứng vốn cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực máy móc thiết bị và năng lực thi công.

- Để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư đối với khách hàng có dự án tốt, phương án kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, nhưng không đủ điều kiện về đảm bảo tiền vay. Đề nghị điều chỉnh cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với khách hàng thuộc nhóm A*, A và B trong công văn số 5645/cv-TĐV2 ngày 31/12/2003 của NHĐT&PTVN lên mức cao hơn.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự.

3.2. Đối với NHNN Việt Nam

- Để tạo môi trường tài chính tiền tệ ổn định tạo hấp dẫn cho môi trường đầu tư, NHNN phải tiếp tục duy trì thành tích chống lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền bằng cách xây dựng và thực thi chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách hối đoái một cách linh hoạt mềm dẻo.

- NHNN có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro. Trung tâm này cần đưa ra mức đội rủi ro về từng nghê, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp để làm căn cứ cho ngân hàng phân loại, xếp

hạng doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.

- Cần kiểm tra chặt chẽ hơn hoạt động của các NHTM. Thông qua việc ban hành các cơ chế, quy chế, hệ thống chỉ tiêu giới hạn để kiểm soát những hoạt động tín dụng của các NHTM, có biện pháp xử lý nghiêm minh những trường hợp sai phạm. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng như sở tài nguyên môi trường, sở tư pháp, sở tài chính, toà án… thành lập ban kiểm tra đánh giá toàn bộ các khoản tín dụng của các NHTM nhằm giải quyết dứt khoát các khoản nợ tồn đọng.

- NHNN cần phải xác định được định hướng đầu tư cho các NHTM trong từng thời kỳ theo định hướng phát triển kinh tế của đất nước, qua đó giúp các NHTM đầu tư đúng định hướng, giảm thiểu rủi ro khi thực hiện đầu tư.

3.3. Đối với Chính phủ

- Nhà nước cần quy hoạch đầu tư tổng thể dựa theo thế mạnh từng vùng, từng ngành, không nê đầu tư tràn lan không hiệu quả, những dự án lớn của chính phủ quyết định phải cân đối được nguồn vốn một cách cụ thể khả thi mới quýêt định đầu tư, tránh tình trạng đầu tư nhiều dự án lớn nhưng không cân đối được nguồn vốn như hiện nay, đầu tư dở dang chờ vốn.

- Nhà nước cần phải có giải pháp cụ thể quyết liệt, cân đối nguồn để thanh toán một phần tiến tới thanh toán hết nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị xây lắp.

- Tăng cường quản lý, quy định trách nhiệm cụ thể đối với cá nhân, tổ chức, ngăn chặn tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tăng cường quản lý, gắn trách nhiệm cụ thể trong từng tổ chức, cá nhân nếu có nhiều sai phạm thì phải xử lý thật nghiêm, chống tham nhũng trong hoạt động đầu tư góp phần tăng hiệu quả của hoạt động tín dụng.

- Để lành mạnh hoá các quan hệ tín dụng đề nghị Nhà nước có biện pháp hỗ trợ cho các NHTM thu hồi đựơc và xử lý các khoản nợ xấu đặc biệt là các khoản nợ chỉ định, nợ dài hạn theo kế hoạch Nhà nước. Kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn, cơ cấu tổ chức, tiêu thụ sản phẩm… cho các doanh nghiệp thuộc ngành da giày, sản xuất vật liệu xây dựng, mái đường.

- Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình vay vốn ngân hàng, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho ngân hàng trong quá trình phát mại tài sản, đảm bảo thu hồi nợ vay.

- Cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, việc tạo dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đóng góp vai trò quan trọng trong việc khuyến khích, thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển.

C. KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng tín dụng là một đề tài không phải là mới, nhưng nó lại trở nên quen thuộc và luôn là chủ đề nóng bỏng của các NHTM Việt Nam. ậ các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh… Mặc dù thu nhập chính của các NHTM là từ tín dụng nhưng do sự phát triển kinh tế xã hội nên các dịch vụ ngân hàng khác cũng rất phát triển, do vậy thu nhập từ các dịch vụ của ngân hàng cũng không phải là nhỏ. Còn đối với tỉnh Thanh Hoá, một tỉnh còn nghèo, kinh tế xã hội chưa phát triển, đời sống nhân dân còn thấp. Các NHTM trên địa bàn tỉnh mặc dù đã cố gắng trong hoạt động nghiệp vụ của mình nhưng chủ yếu và chiếm tỷ trọng rất lớn vẫn là nghiệp vụ tín dụng, còn các loại dịch vụ khác chưa phát triển, NHĐTPT Thanh hoá cũng vậy. Là một người con của quê hương, lại được đào tạo chuyên ngành ngân hàng, sau một thời gian thực tập tại ngân hàng ĐT& PT Thanh Hoá, em viết đề tài này là một phần đóng góp cho sự phát triển của các NHTM trên địa bàn tỉnh nói chung và NHĐT&PT Thanh Hoá nói riêng.

Với mong muốn của em là đưa NHĐT&PT Thanh Hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá thì đề tài Nâng cao chất lượng tín dụng là rất thiết thực và hữu hiệu.

Với trình độ của một sinh viên, thời gian nghiên cứu không nhiều, kiến thức thực tế còn ít, mặc dù em đã rất nỗ lực để hoàn thành đề tài nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em kính mong thầy giáo hướng dẫn xem xét và góp ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hoá (Trang 78 - 83)