GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHĐT&PTTH.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hoá (Trang 73 - 78)

C. Phân theo thời gian 986.759 1.055.949 1.041.575 1.059

2.GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHĐT&PTTH.

NHĐT&PTTH.

2.1. nâng cao chất lượng thẩm định dự án.

Qúa trình thực hiện thẩm định dự án đầu tư phải đựoc tiêu chẩn hoá các quy trình, thủ tục , phải đạt được yêu cầu của bộ chuẩn quốc tế ISO9000-2000 và sổ tay tín dụng, giúp cho việc thẩm định đựoc thống nhất, kho học, đảm bảo được kiểm soát hoạt động ngiệp vụ, góp phần phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong đầu tư, không ngừng nâng cao chất lượng nghiệp vụ thẩm định dự án tín dụng trong toàn hệ thống NHĐT&PT VN.

Việc thẩm định dự án đầu tư sữ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nọ của dự án, các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chungcũng phải được đề cập đến theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án.

Để đảm bảo an toàn tín dụng thì ngân hàng cấn phải sử dụng nhiều phương án cho vay khác nhau “ tránh bỏ trứng vào một giỏ”. Cụ thể trong từng loại sau.

- Đối với cho vay trung dài han thì cần tích cực tìm kiếm thị trường, tăng cường với bạn hàng truyền thống có tình hình tài chính lành mạnh, tranh thủ uy tín vào các mối quan hệ với những bạn hàng này để tạo ra lợi thế so với đối thủ cạnh tranhtrong việc đạt được hợp đồng tín dụng. Mở rộng tìm kiếm những khách hàng mới có tình hình tài chính tốt, làm sao tạo ra cho họ những sư tin tưởng vào ngân hàng. - Mở rộng phạm vi tài trợ và cho vay hợp vốn các dự án lớn điều này

không những làm tăng doanh số cho vay mà còn phân tán đựơc rủi ro và học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các TCTD khác.

- Phát triển cho vay tiêu dùng vớ thời gian cho vay trung dài hạn: chi nhánh nằm ở thành phố Thanh hoá là khu vực khá đông dân cư do đó nhu cầu vay vốn tiêu dùng của dân cư khá cao. Trong những năm tơí nhu cầu về khả năng tín dụng tiêu dùng theo dự báo sẽ là khá cao và sẽ đóng một vai trò tín dụng ngày càng lớn trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng.

- Ngoài ra để nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh còn phải chú trọng đến nhu cầu cho vay ngoai tệ, vì hiện nay lượng ngoại tệ chi nhánh huy động là tương đối cao song dư nợ tín dụng ngoại tệ là không nhiều.

2.3. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý.

Việc duy trì được những khách hàng truyền thống tốt và phát triển được những khách hàng mới có tình hình tài chính tốt là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các NHTM. Những năm tới, chi nhánh nên dùng chính sách ưu dãi về lãi suất để duy trì những khách hàng hiện có và phát triển thêm khách

hàng mới có tình hình tài chính ổn định, trong đó xác định đối tượng được ưu dãi có thể là .

- Lãi suất được ưu đãi đối với những đối tượng mở rộng thị phần: Đây là một trong những biện pháp quan trọng để phát triển thị trường tương lai của chi nhánh, một trong những đối tượng cần phải mở rộng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Phải công bằng mà thừa nhận hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhất là các công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh… với bộ máy gọn nhẹ, có phương pháp quản lý khoa học, kinh doanh có hiệu quả có tài chính tốt và thường có 100% tài sản đảm bảo nợ vay nên viẹc cho vay đối tượng này rủi ro sẽ được hạn chế. áp dụng biện pháp này lợi nhuận của chi nhán có thể bị giảm sút nhưng đây là việc làm cần thiết vì mục tiêu lâu dài. Với tình hình tài chính của chi nhánh hiện nay thì chi nhánh hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp nay.

- Lãi suất ưu đãi cho những khách hàng truyền thống: Với khách hàng truyền thống có tình hình tài chính lành mạnh, chi nhánh sẽ giảm tối đa chi phí khi thực hiện các khoản vay, đây cũng là một nhân tố giúp chi nhánh gặp khó khăn khi thị trường có những biến động xấu, với những lý do trên, không chỉ riên chi nhánh NHĐT& PTTH mà đối với các NHTM khác, khách hàng truền thống tốt luôn là đối tượng được hưởng chính sách ưu dãi về lãi suất.

2.4. Thiết lập bộ phận nghiên cứu thị trường.

Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án. Phần này cán bộ tín dụng càn phải phan tích được quan hệ cung cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, cán bộ ngân hàng phải đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận

định về us cần thiết về tính thích hợp của dự án đầu tư tren phương diện như sự cần thết phải đầu tư, cơ cấu sản phẩm và sự hợp lý để triển khai thực hiện đầu tư.

Đánh giá về cung sản phẩm, cần phải xác định được năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. để từ đó đưa ra ssố liệu dự kiến vàê tổng cung. Tốc độ tăng trưởng về tổng cung.

Thị trường nội địa: hình thức, mẫu mã chất lượng sản phẩm so với các sản phẩm cùng lloại trên thị trường, có yêu điểm gì không. Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, xu hướng tiêu thụ hay không, giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào có rẻ hơn và phù hợp với xu hướng thu nhập và khả năng tiêu thụ.

Thi trường nứoc ngoài: sản phẩm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không, quy cách , chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu.

2.5. Thiết lập quỹ dự phòng rủi ro.

Mặc dù ở bất kỳ một ngân hàng nào, cho dù là họ làm ăn kinh doanh có tốt nhường nào nhưng không thể khong nghĩ đến việc rủi ro cho ngân hàng.chính vì vậy mà ngoài những công tác cần thiết để đảm bảo an toàn cho tín dụng thì ngân hàng cũng cần phải có một quỹ DPRR. Cho dù rủi ro là không ai mong muốn, nhưng đôi khi cũng có những lý do bất khả kháng mà các ngân hàng không thể tránh được. Những lúc như vậy thì ngân hàng sẽ dùng quỹ DPRR để bù đắp cho us mất mát đó. NHĐT& PTTH hàng năm cũng đẵ trích ra một phần cho quỹ DPRR chẳng hạn như năm 2004 là 2,3 tỷ đồng, năm 2005 là 3,093 tỷ đồng. Có quỹ thì những người làm công tác tín dụng sẽ bớt đi phần lo lắng vế

trách nhiệm của mình, như vậy họ sẽ tự tin trong công viịec hơn, chất lượng tín dụng này càng đựoc nâng cao.

2.6. Đào tạo thu hút nguồn nhân lực.

Trong bất cứ một hoạt động kinh doanh nào thì yếu tố con người luôn mang tính quyết định. Vì vậy công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng phải thường xuyên, liên tục , là vấn đề không thể thiếu trong việc tổ chức triển khai hoạt động cho vay mà mục tiêu là phải hạn chế thấp nhát rủi ro về sau.

Chi nhánh NHĐT& PTTH là ngân hàng có tên 70% đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đậi học chuyên ngành tài chính, ngân hàng.

Tuy nhiên trên thực tế do có nhièu biến động phức tạp và những khó khăn trong công tác cho vay thì đối với đội ngũ cán bộ như hiện nay chưa thể đáp ứng kịp thời. Do vậy để mở rộng phát triển hiệu quả thì trước hết chi nhánh phải có cơ cấu tổ chức chặtt chẽ, đồng bộ, hợp lý luôn bám sát tình hình thực t, xây dựng một đội ngũ cán bộ đoàn kết nhiệt tình có nghiệp vụ chuyên môn sâu, muốn vây thì chi nhánh phải :

- thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về chế độ kế toán doanh nghiệp mới, các phương pháp kỹ thuật thẩm định dự án, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, bổ sung các kiến thức pháp lý , luật dân sự cập nhật các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. - Tuyển chọn cán bộ thực sự có năng lực cả về chuyên môn, nghiệp vụ

lẫn trình độ ngoại ngữ tin học và các kiến thức xã hội khác , có lập trường tư tưởng vững vàng.

- Tổ chức phân công việc cụ thể, khoa học đến từng người, từng vị trí. - Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực, bố trí sắp xếp lại đội

người, có chính sách hỗ trợ và khuyến khích cả về mặt vật chất, tinh thần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, nâng cao chất lượng tín dụng là yêu cầu bức xúc không những của riêng ngân hàng mà còn cả các doanh nghiệp và xã hội. Đây là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn đòi hổi phải có sự phối hợp nhiều biện pháp, sự cố gáng của bản thân ngân hàng và tham gia của các cấp, ngầnh liên quan.

2.7. Tăng cường kiểm soát nội bộ.

Kiểm soát ngân hàng là biện pháp quan trọng trong việc bảo toàn vốn, đem lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Thông qua kiểm soát có thể phát hiện những sai phạm, yếu kém trong hoạt động tín dụng, từ đó có biện pháp thích hợp để khắc phục và xử lý kịp thời giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Việc kiểm soát phải được thực hiện đầy đủ, theo từng gia đoạn cụ thể, tiến hành kiểm tra trứơc, trong và sau khi cho vay. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tính đúng đắn của số liệu mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng, kiểm tra quá trình phát tiền vay, tài sản bảo đảm khoản vay…

Trong những năm qua hoạt động kiểm soát của chi nhánh được thực hiện thường xuyên, do vậy đã kịp thời điều chỉnh những thiếu sót, giảm thiểu sai soát và rủi ro, vì vậy hoạt động tín dụng tương đối an toàn và hiệu quả. Trong những năm tới chi nhánh cần phải phát huy hơn nữa để có thể cung cấp sản phẩm tín dụng tốt nhất cho khách hàng từ đó có thể cung cấp sản phẩm tín dụng tốt nhất cho khách hàng từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hoá (Trang 73 - 78)