Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hoá (Trang 53 - 55)

Sơ đồ tổ chức của NHĐT&PT Thanh Hoá

1.3.5.Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

+ Kết quả xử lý nợ tồn đọng theo các nhóm nợ kể cả theo quyết định 149/2001/QĐ, tính thời gian đối với các khoản nợ từ 31/12/2000 trở về trước và các khỏan nợ tồn đọng khác phát sinh trong năm 2001-2005 tuy đã được xử lý theo các bước chuyển sang phải thu hoặc chuyển hạch toán ngoại bảng, nhưng kết quả thu hồi nợ chưa được nhiều.

Nguyên nhân: các khoản từ 31/12/2000 trở về trước đơn vị đã phá sản, giải thể hoặc người vay không còn, tài sản đã bán hết, không còn gì để thu. Các khỏan nợ tồn đọng khác như công ty CTGT473, công ty giầy Hoàng long, công ty cổ phần Toàn Tân Châu do đang trong tình trạng khó khăn về sản xuất, chưa tìm được nguồn thu để trả nợ.

+ Nguồn vốn huy động tuy được tăng trưởng qua các năm, nhưng mức tăng trưởng thấp hơn mức bình quân chung tòan ngành, các năm gần đây (năm 2004 và 2005) kết quả huy động thường thấp hơn các NHTM trên địa bàn (thấp hơn cả NHCT, NH Nông nghiệp) và có xu hướng giảm qua các năm (2001 là 26% thì 2005 là 18%).

Nguyên nhân: do khả năng huy động vốn trên địa bàn khó khăn (tình trạng chung là do chỉ số giá cả biến động tăng không ổn định, mặt bằng thuy nhập bình quân của Thanh Hóa thấp, nguồn thu kinh doanh của các doanh nghiệp chậm được thanh toán . . . Mặt khác, lợi thế cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn có nhiều hạn chế so với các NHTM khác như: Mạng lưới huy động mỏng, địa điểm thuế, các dịch vụ chưa khép kín . . . trong khi sự mở rộng quy mô của các Ngân hàng bạn, đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp có mạng lưới huy động rộng khắp cả địa bàn của tỉnh.

+ Nguồn vốn huy động, trung, dài hạn tuy chiếm từ 45% tăng trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng chủ yếu là huy động kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng, đây vẫn là điểm không phù hợp, với thời hạn cho vay trung, dài hạn. Mặt khác, tỷ trọng nguồn vốn huy động dân cư vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, làm cho năng suất huy động bình quân cao, năng suất đầu vào cao ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.

+ Việc thực hiện dự án HĐH: Tuy nay tổ chức chuyên nghiệp và đồng bộ của một Ngân hàng hiện đại, song thực tế vẫn còn những bất cập như: khi có một sự cố nào phát sinh từ hệ thống đều dẫn đến phản ứng dây chuyền, gây ách tắc trong công việc, về hỗ trợ sản phẩm – các sản phẩm sau khi HĐH có ưu điểm đó là đảm bảo tính thống nhất chung tòan ngành, nhưng lại hạn chế đối với các chi nhánh không được chủ động đưa ra sản phẩm phù hợp, kịp thời mang tính thuyết phục khách hàng, với tính cạnh tranh cao, đạt hiệu quả giữa các NHTM trên địa bàn.

+ Đã chú trọng đầu tư và tìm kiếm các giải pháp để mở rộng các sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, kết quả thu dịch vụ có tăng, nhưng thực tế cũng chưa được cải thiện nhiều, nguồn thu từ bảo lãnh, thanh toán vẫn chiếm tỉ trọng chủ yếu.

2. THỰC TRẠNG VỀ TÍN DỤNG TẠI NHĐT&PTTH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Thanh Hoá (Trang 53 - 55)