Bộ chèn (interleaver) hay bộ xáo trộn

Một phần của tài liệu mã hóa kênh trong hệ thống thông tin di động wcdma (Trang 41 - 42)

Bộ chèn được sử dụng tại bộ mã hoá nhằm mục đích hoán vị tất cả các chuỗi ngõ vào có trọng số thấp thành chuỗi ngõ ra trọng số cao hay ngược lại. Luôn đảm bảo với một chuỗi ngõ vào thì ngõ ra một bộ mã hoá sẽ cho từ mã trọng số cao còn bộ mã hoá kia sẽ cho ra từ mã trọng số thấp để làm tăng khoảng cách tự do tối thiểu.

Bộ chèn không những được sử dụng tại bộ mã hoá mà nó cùng với bộ giải chèn (deinterleaver) có trong bộ giải mã đóng một vai trò quan trọng. Vai trò của bộ chèn chính tại bộ giải mã mới bộc lộ hết.

Ví dụ bộ chèn được sử dụng để tăng trọng số của các từ mã như trong hình 2.17

Hình 2.17 Bộ chèn làm tăng trọng số mã của bộ mã hoá RSC2 khi so sánh với bộ mã hoá RSC1

Từ hình 2.17 đối với bộ mã hoá RSC1 thì chuỗi ngõ vào S cho ra chuỗi mã tích chập đệ quy có trọng số thấp c1. Để tránh bộ mã hoá RSC2 cho ra chuỗi ngõ ra đệ quy khác cũng có trọng số thấp, bộ chèn hoán vị chuỗi ngõ vào x thành 1 chuỗi mới với hi vọng cho ra chuỗi mã tích chập đệ quy có trọng số cao c2. Vì vậy, trọng số mã của mã PCCC là vừa phải, nó được kết hợp từ mã trọng số thấp của bộ mã hoá 1 và trọng số cao của bộ mã hoá 2.

Bộ chèn ảnh hưởng đến việc thực hiện mã vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đặc C1 Mã trọng số thấp Mã trọng số cao Mã hệ thống Bộ mã hoá RSC 1 Bộ mã hoá RSC 2 Bộ chèn S S C2

turbo có cải tiến đáng kể. Bộ chèn ma trận là bộ chèn thường được sử dụng nhất trong các hệ thống liên lạc. Nó viết vào theo cột từ trên xuống dưới, từ trái sang phải và đọc ra theo hàng từ trái sang phải và từ trên xuống dưới hoặc có thể viết vào theo hàng và đọc ra theo cột như hình dưới.

Do không có khả năng trải đều tín hiệu nên khi có một khối lỗi đi vào bộ giải mã thì thông tin đầu ra vẫn còn tương quan trên suốt chiều dài khối dẫn đến bộ giải mã thứ 2 khi nhận thông tin này cũng không có khả năng giải mã chính xác. Kết quả là toàn bộ khối bị lỗi và sẽ không được sửa lại ở lần giải mã kế tiếp. Vì vậy một bộ xáo trộn tốt sẽ trải cụm lỗi theo một cách nào đó trên toàn bộ khung số liệu để có thể nén tương quan tối đa theo yêu cầu của bộ mã hoá.

Bộ chèn đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao khả năng sửa lỗi của mã, nó được sử dụng rộng rãi trong các sơ đồ mã kênh khi trên kênh truyền thường xảy ra lỗi cụm, ví dụ kênh pha đinh đa đường…Kỹ thuật chèn được thực hiện ngay giữa khối mã kênh và kênh truyền với mục đích làm thay đổi trật tự sắp xếp của chuỗi đầu vào để tạo ra một chuỗi mới có trật tự sắp xếp khác đi để truyền trên kênh. Tín hiệu đầu thu nhận được cùng với lỗi cụm xảy ra trên kênh được bộ giải chèn sắp xếp lại về đúng trật tự ban đầu, quá trình này đã làm phân tán lỗi cụm ra thành các lỗi đơn hay nói cách khác là lỗi xuất hiện độc lập, ngẫu nhiên với mã, nhờ đó vấn đề sửa lỗi trở nên đơn giản hơn. Một lợi ích nữa là nhờ bộ chèn làm giảm được độ tương quan của các chuỗi đầu vào các bộ mã thành phần, do đó khi đưa qua quá trình giải mã nhiều trạng thái sẽ làm tăng chất lượng mã hoá lên rất nhiều so với quá trình giải mã duy nhất một trạng thái.

Một phần của tài liệu mã hóa kênh trong hệ thống thông tin di động wcdma (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w