Trong bộ mã TC sử dụng một bộ mã tích chập đặc biệt: mã tích chập hệ thống đệ quy (Recursive Systematic Convolutional Code_RSC).
Mã tích chập có tính hệ thống là mã tích chập mà có một phần từ mã ở ngõ ra chính là dãy tin đầu vào, tức là đầu vào của dãy tin được đưa trực tiếp đến một trong những ngõ ra của bộ mã. Sơ đồ của bộ mã tích chập hệ thống như hình 2.15
Hình 2.15 Bộ mã hóa tích chập hệ thống
Đối với mã chập hệ thống thì ta có thể dễ dàng xác định từ mã ở ngõ ra hơn so với mã không hệ thống. Do cấu trúc như vậy nên yêu cầu của bộ mã hóa và giải mã ít phức tạp hơn so với mã không hệ thống.
Mã tích chập hệ thống đệ quy được lấy từ bộ mã hoá tích chập thông thường bằng cách hồi tiếp một trong những ngõ ra mã hoá thành ngõ vào của nó. Tính đệ quy có nghĩa là có hồi tiếp từ ngõ ra bộ mã hoá về ngõ vào. Để mô tả bộ mã hóa mã chập người ta đưa ra các thông số của bộ mã hóa như sau: (n, k, m).
Trong đó k < n để ta có thể thêm độ dư vào luồng dữ liệu để thực hiện phát hiện sai và sửa sai.
Một bộ mã tích chập thông thường được biểu diễn qua các chuỗi g1= [1 1 1] và g2 = [ 1 0 1] và có thể được viết là G = [ g1,g2] .Bộ mã hoá RSC tương ứng bộ mã hoá tích chập thông thường đó được biểu diễn là G = [ 1, g2/g1 ] trong đó ngõ ra đầu tiên (biểu diễn bởi g1) được hồi tiếp về ngõ vào.
Hình 2.16: Bộ mã hoá RSC với r=1/2
Một bộ mã hoá tích chập đệ quy có khuynh hướng cho ra các từ mã có trọng số tăng so với bộ mã hoá không đệ quy, nghĩa là bộ mã tích chập đệ quy cho ra ít từ mã có trọng số thấp và cũng dẫn đến việc thực hiện sửa sai tốt hơn.
D + + s c2 c1 + D g2 g1 g1
Mỗi bộ mã hoá RSCi được gọi là các bộ mã thành phần (constituent code).Các bộ mã thành phần có thể khác nhau, tốc độ mã khác nhau nhưng có cùng cỡ khối bit ngõ vào là k, các chuỗi mã hoá ngõ ra bao gồm một chuỗi hệ thống (chuỗi bit vào). Ở các bộ mã hoá thứ hai trở đi, chuỗi bit nhận vào để mã hoá trước hết phải qua một bộ chèn. Tất cả các chuỗi mã hoá ngõ ra sẽ được hợp lại thành một chuỗi bit duy nhất n bit trước khi truyền .