Để hiểu được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp và tình hình biến động của các khoản mục, trong bảng cân đối kế toán theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, chúng được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, tức là:
B Nguồn vốn = A Tài sản ( I + II + IV + V ( 2,3 ) +VI
+ B Tài sản ( I + II + III ) (1)
Cân đối ( 1) chỉ mang tính lý thuyết nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tự trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế, thường xảy ra một trong hai trường hợp.
Vế trái > vế phải: Trong trường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng từ bên ngoài .
Vế trái < vế phải: do thiếu nguồn vốn bù đắp nên doanh nghiệp buộc phải chiếm dụng vốn.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được nhu cầu thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản vay ngắn hạn, dài hạn chưa đến hạn đều được coi là nguồn vốn hợp pháp. Do vậy, về mặt lý thuyết lại có quan hệ cân đối.
B Nguồn vốn + A Nguồn vốn ( I(1) + II ) =A Tài sản ( I +II +IV + V(2,3) +VI ) + B Tài sản (I +II +III ) (2)
Cân đối (2) hầu như không xảy ra, trên thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp.
Vế trái > Vế phải: số thừa bị chiếm dụng
Vế trái < Vế phải: do thiếu nguồn vốn bù đắp nên doanh nghiệp phải đi chiếm dụng vốn.
Việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính thông qua phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán sẽ là không đầy đủ. Do đó chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tượng quan tâm đến tình hình doanh nghiệp phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn đối chiếu với yêu cầu kinh doanh.