- Đối với BCTC hợp nhất của toàn Tổng công ty:
3.2.1. Các yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty
tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty
3.2.1. Các yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty
- Hệ thống báo cáo tài chính cung cấp thông tin kế toán hữu ích: Theo chuẩn mực quốc tế, thông tin kế toán là hữu ích đối với người sử dụng khi nó có được 4 tính chất cơ bản là dễ hiểu, phù hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh được.
- Hệ thống báo cáo tài chính phải phù hợp với tính đa dạng của các loại hình doanh nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước cũng như yêu cầu chỉ đạo điều hành của Tổng công ty.
- Hệ thống báo cáo tài chính phải được công khai: Điều 36 quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước (ban hành kèm theo NĐ 59/CP có nêu: “ kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp Nhà nước phải công bố công khai kết quả kinh doanh, tài sản, vốn, công nợ của doanh nghiệp. Bộ tài chính hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện công khai số liệu và báo cáo tài chính”.
Như vậy, việc công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp Nhà nước là rất cần thiết trong tình hình hiện nay, thực hiện đúng mục tiêu của báo cáo tài chính.
- Hệ thống báo cáo tài chính phải tuân thủ theo pháp luật và chế độ
Theo quan điểm này thì các báo cáo tài chính được soạn thảo theo các quy định của pháp luật định sẵn, đòi hỏi khách quan từ công tác quản lý kinh tế của doanh nghiệp trên thực tế hay không. Vì quan điểm tuân thủ pháp luật chú trọng nhiều đến việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ và những tổ chức ngân hàng, tín dụng, cơ quan thuế… cao hơn quyền lợi của các nhà đầu tư. Từ việc xác định các khoản thuế mà doanh nghiệp phải đóng góp, trên cơ sở đó dẫn đến đưa ra các quy định về pháp luật rất chi tiết về đo lường thu nhập, đánh giá lại tài sản và cách ghi chép các yếu tố và khoản mục trên các báo cáo tài chín. Điều này có nghĩa là báo cáo tài chính phải được soạn thảo và sử dụng vì lợi ích của các cơ quan tài chính hơn là cho những người sử dụng khác.
- Hệ thống báo cáo tài chính phải dựa trên quan điểm đảm bảo có một ngôn ngữ kế toán chung. Nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới đã, đang và sẽ tiếp tục có những thay đổi to lớn với xu hướng nổi bật là tự do hóa thương mại. Trong bối cảnh đó đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức về khả năng trong việc huy động mọi nguồn lực như thị trường vốn trong và ngoài nước cho sự phát
triển. Trước tình hình đó, dù muốn hay không thì Việt Nam cũng phải hội nhập vào dòng chảy của thời đại. Hiện nay, Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hiện đang là thành viên của các khối ASIAN, APEC và vừa qua đã là thành viên thứ 150 của WTO. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đang tích cực chủ động đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Vì thế các công cụ quản lý kinh tế tài chính, trong đó có kế toán cũng đòi hỏi phải đổi mới sao cho thích hợp với các chuẩn mực, thông lệ kế toán của các nước trên thế giới, nhằm giúp thu hẹp những khoảng cách khác biệt về hệ thống báo cáo tài chính, tăng cường tính so sánh của hệ thống báo cáo tài chính giữa các nước với nhau, từ đó từng bước tạo ra một ngôn ngữ chung về kế toán.
- Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và chuẩn mực số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành.
- Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ tài chính.
Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, doanh nghiệp phải:
a) Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và thông lệ kế toán quốc tế.
b) Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu.
c) Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được các tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chuẩn mực số 21 của Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC cũng quy định: Doanh nghiệp phảI lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán. Chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính. Trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, thì doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo báo cáo tài chính cung cấp được các thông tin đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng; + Đáng tin cậy khi:
• Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
• Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;
• Trình bày khách quan;
• Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;
• Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
- Hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải được thống nhất, đảm bảo tính dễ hiểu, dễ phân tích và đánh giá để đưa ra được những nhận xét xác thực về thực trạng tài chính của doanh nghiệp.