IV. PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH
2. Các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
3.5. Phương pháp mô hình PIMS (Profit Impact Market Strategy )
Theo phương pháp này, khi lập kế hoạch , các nhà lập kế hoạch phải phân tích kỹ 6 vấn đề sau:
-Sức hấp dẫn của thị trường như mức tăng trưởng thị trường , tỷ lệ xuất nhập khẩu…
-Tình hình cạnh tranh: Đó là phần thị tương đối của doanh nghiệp so với tổng thị trường của 3 đối thủ cạnh tranh lớn nhất .
Phần thị trường
tương đối = Х100
của doanh nghiệp( %)
Đây là chỉ tiêu mà phương pháp này sử dụng để phân tích cho từng loại sản phẩm của doanh nghiệp.
-Hiệu quả hoạt động của các hoạt động đầu tư : Tốc độ đầu tư , doanh thu trên mỗi hoạt động đầu tư.
-Sử dụng ngân sách của doanh nghiệp : Chi cho marketing trong doanh thu ,hệ số tăng sản xuất.
-Các đặc điểm của doanh nghiệp như :Qui mô hoạt động của doanh nghiệp ,mức độ phân tán của doanh nghiệp.
Phần thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp Tổng phần thị trường tuyệt đối
-Vấn đề cuối cùng là phân tích sự thay đổi : phần thị trường liên kết, giá cả , chất lượng sản phẩm và sự thay đổi sản lượng.
Phương pháp này nhằm xác định tỷ suất lợi nhuận so với tổng vốn kinh doanh của từng đơn vị sản xuất chiến lược của doanh nghiệp đẻ lập kế hoạch trên cơ sở phân tích các vấn đề trên .
3.6. Phương pháp phân tích chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian từ khi nó được đưa ra thị trường cho đến khi nó không còn tồn tại trên thị trường. Chu kỳ sống của sản phẩm được đặc trưng bởi 4 giai đoạn chủ yếu : Triển khai , tăng trưởng , bão hoà và suy thoái .Tương ứng với mỗi giai đoạn là các vấn đề và cả cơ hội kinh doanh.Do vậy ,doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm của từng giai đoạn để lập kế hoạch sản xuất phù hợp vì mỗi giai đoạn của chu kỳ sống có mức độ tiêu thụ trên thị trường khác nhau.
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH