Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động tín dụng.
Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, của các cá nhân.
Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật và ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật
Quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động tín dụng được ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Những quy định pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.
Ngoài khung pháp lý chung cho hoạt động tín dụng, các quy định pháp luật trong lĩnh vực khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, điển hình là Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật dân sự…nếu quy định trong các luật này phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nghĩa là tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng và ngược lại.
Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của TCTD. Bên cạnh việc phải phù hợp với đường lối phát triển của Nhà nước thì chính sách tín dụng còn phải đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và quyền lợi của chính bản thân TCTD. Chính sách tín dụng phải tạo ra sự công bằng, không những phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của TCTD mà còn phải đảm bảo đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng. Một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất và đầy đủ, đúng đắn
sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng tạo kẽ hở cho người sử dụng vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng.
Ví dụ về chính sách lãi suất, khi lãi suất cho vay quá cao thì khách hàng sẽ không đến vay, TCTD sẽ bị ứ đọng vốn gây một hiệu quả tồi tệ đến hoạt động của chính TCTD. Ngược lại, nếu lãi suất cho vay quá thấp thì sẽ có rất nhiều khách hàng đến vay và lúc này TCTD khó có khả năng đáp ứng hết khả năng về vốn cho khách hàng vì hiện nay tỷ trọng khoản tiền gửi so với tổng nguồn vốn huy động của các TCTD là không lớn. Mặt khác, lãi suất cho vay thấp dẫn tới việc TCTD không bù đắp được việc phải trả lãi tiền gửi và trả lãi suất tiền gửi…
Công tác tổ chức bộ máy hoạt động của TCTD
Công tác tổ chức không chỉ tác động tới chất lượng tín dụng mà còn tác động tới mọi hoạt động của TCTD. Nếu công tác tổ chức không khoa học sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian ra quyết định đối với món vay, không đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, không theo dõi sát sao được công việc.
Sự phân công công việc nếu không hợp lý, khoa học sẽ dẫn đến sự không rõ ràng, chồng chéo khiến cho các cán bộ tín dụng ỷ lại, thiếu trách nhiệm đối với công việc của mình. Công tác tổ chức ở đây cũng đề cập tới vấn đề giao việc đúng người, đúng việc. Mỗi một cán bộ cần được giao cho công việc phù hợp để có thể phát huy hết khả năng và giữa các bộ phận cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ để công việc tiến hành nhanh chóng, chính xác. Nếu được tổ chức tốt, các công việc đối với một món vay sẽ được thực hiện tuần tự, chặt chẽ, vừa đảm bảo về mặt thời gian vừa không có sự sơ hở nên sẽ làm cho chất lượng của món vay được nâng cao.
Chất lượng nhân sự
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng cũng như trong hoạt động của TCTD nói chung. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, giỏi chuyên môn, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, có năng lực phân tích và xử lý dự án xin vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền cho vay ngay từ khi cho vay đến khi thu hồi được nợ hoặc xử lý xong món nợ theo quy định của TCTD…sẽ giúp cho TCTD có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng. Tuy nhên đối với những cán bộ
không được đào tạo đầy đủ, không am hiểu về ngành kinh doanh mà mình đang tài trợ, trong khi TCTD không có đủ các số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, so sánh, đánh giá vài trò vị trí của doanh nghiệp trong ngành, khả năng thị trường hiện tại và tương lai, chu kỳ, vòng đời sản phẩm… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của dự án xin vay làm rủi ro tín dụng của TCTD, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm bảo đảm an toàn cho vốn tín dung. Nó được bắt đầu kể từ khi chuẩn bị cho vay, giải ngân, kiểm tra quá trình cho vay và kết thúc là giai đoạn thu hồi khoản vay. Chất lượng tín dụng tốt hay không là phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bước trong quy trình tín dụng.
Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào công tác thẩm định tín dụng trong quy trình tín dụng. Nếu công tác thẩm định dự án đưa ra những kết luận sai lầm, đó là đồng ý cấp tín dụng cho những khách hàng không có khả năng hoàn trả lại hoặc có ý định lừa đảo ngân hàng, hay là những quyết định không đồng ý cấp tín dụng cho những khách hàng có phương án làm ăn hiệu quả. Như vậy chắc chắn các khoản tín dụng cấp cho khách hàng là không có hiệu quả và ngược lại.
Sau quá trình giải ngân cho khách hàng, các ngân hàng thương mại đều liên tục kiểm tra, giám sát tình hình của số tiền đã cấp được sử dụng như thế nào. Nếu việc giám sát là sát sao thì ngân hàng có thể phát hiện kịp thời những rủi ro để từ đó đưa ra những điều chỉnh, can thiệp cần thiết. Như vậy sẽ nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
Một TCTD muốn tồn tại thì ngoài việc thu được các khoản lãi thì điều quan trọng hơn là phải thu về đầy đủ khoản nợ gốc. Nếu ngân hàng có những biện pháp xử lý nợ chính xác, nhanh chóng sẽ giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy đến, qua đó chất lượng tín dụng ngắn hạn sẽ nâng cao.
Hệ thống thông tin tín dụng
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay thông tin trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Trong cạnh tranh ai nắm được thông tin trước là người có khả năng dành chiến thắng lớn hơn. Đối với hoạt động tín dụng thì thông tin là một yếu tố hết sức cần thiết để xem xét, quyết định cho vay hay không cho vay. Đồng thời để theo dõi, quản lý khoản cho vay với mục đích đảm bảo an toàn và hiệu quả đối với khoản vốn cho vay. Thông tin càng chính xác, kịp thời, đầy đủ và toàn diện thì công tác tín dụng của TCTD càng được thực hiện tốt và các rủi ro sẽ được hạn
chế ở mức thấp nhất có thể, chất lượng tín dụng được nâng cao hơn. Tuy nhiên nếu thiếu thông tin tín dụng hoặc thông tin tín dụng không chính xác, kịp thời, chưa có danh sách phân loại doanh nghiệp, chưa có sự phân tích đánh giá doanh nghiệp một cách khách quan, đúng đắn sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cao làm giảm chất lượng tín dụng.
Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng
Kiểm soát hoạt động tín dụng là công việc cần thiết đối với mỗi TCTD, công tác kiểm tra càng thường xuyên, càng chặt chẽ, càng giúp cho hoạt động tín dụng đạt được hiệu quả cao. Thông qua việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng sẽ được kịp thời phát hiện ra những sai sót, để có thể kịp thời khắc phục và sữa chữa.
Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng
Tăng cường đổi mới trang thiết bị, nâng cấp máy móc tin học công nghệ là đòn bẩy của sự phát triển, là điều kiện để mỗi TCTD hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế. Hiện đại hoá công nghệ nhằm nâng cao chất lượng phụ vụ, đáp ứng nhu cầu quản lý và tăng cường cạnh tranh để có thị phần khách hàng lớn trong hệ thống TCTD quốc gia.
Kết luận chương 1: Hoạt động tín dụng là một hoạt động quan trọng trong việc
kinh doanh của các TCTD. Do vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng là một điều cần thiết đối với mỗi TCTD, bởi nó quyết định đến sự tăng trưởng của TCTD, đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG
CHI NHÁNH NAM ĐỊNH 2.1. Giới thiệu về Quỹ tín dụng Trung ương
2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
Quỹ tín dụng Trung ương được thành lập theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Triển khai đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân”. Đến ngày 9/12/1994, Chính phủ có công văn số 6901/KTTH V/v thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương trong đó ghi rõ “Việc thành lập một tổ chức cổ phần kinh doanh về tiền tệ, thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính. Tên gọi của tổ chức này là “Quỹ tín dụng
Trung ương hay Ngân hàng Hợp tác xã…”. Căn cứ vào 2 văn bản trên Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định số 162/QĐ-NH5 ngày 8/6/1995 về việc cho phép thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và Quyết định số 200/QĐ-NH5 về
việc cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng, thời gian hoạt động 99 năm.
Thực hiện chỉ thị số 57/CT-TW của Bộ chính trị và Nghị định số 48/2001/NĐ của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 207/QĐ-NHNN về việc phê duyệt đề án mở rộng mạng lưới hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, kết quả đến cuối năm 2001 đã hoàn thành việc sáp nhập 23 Quỹ tín dụng nhân dân khu vực vào Qũy tín dụng nhân dân Trung ương để trở thành chi nhánh ở các tỉnh, thành phố như vậy Hệ thống Qũy tín dụng nhân dân trước đây từ 3 cấp chuyển thành 2 cấp: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và Qũy tín dụng nhân dân Cơ sở. Tính đến năm 2009, hệ thống Quỹ tín dụng nhân nhân gồm 1 Hội sở chính và 24 chi nhánh, 938 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động tại 55/63 tỉnh, thành phố.
2.1.2. Đôi nét về quỹ tín dụng nhân dân Trung ương- Chi nhánh Nam Định
2.1.2.1. Giới thiệu về QTDTW chi nhánh Nam Định
Từ ngày 1/9/2001 Qũy tín dụng nhân dân khu vực Nam Định đã chính thức bàn giao để trở thành chi nhánh Qũy tín dụng Trung ương Nam Định theo Quyết định số 493/2001/QĐ- Qũy tín dụng Trung ương ngày 18/6/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng Trung ương “V/v thành lập chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tại Nam Định”.
Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng là đại diện ủy quyền của QTDTW tại Nam Định để thực hiện nhiêm vụ điều hòa vốn, chăm sóc hỗ trợ và tư vấn nghiệp vụ cho các thành viên là Quỹ tín dụng cơ sở trên địa bàn 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam. Đồng thời mở rộng cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Tên Ngân hàng : Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương Tên tiếng anh : Central People' s Credit Fund (CCF) Tên viết tắt : QTDTW
Hội sở chính : Tòa nhà 15T, đường Nguyễn Thị Định, khu đô thị mới Trung Hòa- Nhân Chính, Quận Cầu giấy- Hà Nội
Địa chỉ trụ sở chi nhánh :Số 8 Đường Trần Thánh Tông, phường Thống Nhất Tp Nam Định
Năm thành lập chi nhánh :01/09/2001
Quỹ Tín dụng Trung ương sử dụng biểu tượng chung của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân: biểu tượng có ba chữ QTD, hình tượng bông lúa.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của QTDTW Chi nhánh Nam Định
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc
−Giám đốc là người có quyền cao nhất đối với mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Giám đốc Quỹ tín dụng Trung ương về mọi hoạt động của chi nhánh.
−Phó Giám đốc phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công.
Phòng kế toán và ngân quỹ
Phòng kế toán và ngân quỹ gồm 06 người (1 trưởng phòng, 1 phó phòng)
Bộ phận kế toán
−Lập kế hoạch tài chính theo định kỳ trình Giám đốc duyệt trước khi gửi Quỹ tín dụng Trung ương. Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng kinh doanh Phòng Hành chính nhân sự Phòng Giao dịch Phòng Kiểm tra nội bộ BAN GIÁM ĐỐC
−Tham mưu cho Giám đốc về quản lý thu chi nghiệp vụ và các loại tài sản theo chế độ của Nhà nước và phân cấp của Quỹ tín dụng Trung ương.
−Tổ chức công tác hạch toán kế toán, mở sổ sách nội bảng, ngoại bảng để theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và theo dõi quản lý an toàn tài sản của Chi nhánh.
−Trực tiếp giao dịch với Quỹ tín dụng nhân dân và khách hàng
−Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu nghiệp vụ theo quy định.
−Mở và thực hiện các giao dịch trên tài khoản gửi thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại.
−Xây dựng và gửi các báo cáo kế toán theo định kỳ cho Quỹ tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán theo quy định.
−Quản lý, khai thác, sử dụng, bảo mật phần mềm kế toán theo quy định.
Bộ phận ngân quỹ
−Trực tiếp thu chi tiền mặt, nhập, xuất giấy tờ có giá với Quỹ tín dụng thành viên và khách hàng
−Tổ chức giao nhận, vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá với phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm, Tổ đại diện, Chi nhánh NHNN và các TCTD
−Thực hiện kiểm quỹ cuối ngày, kiểm kê cuối tháng hoặc đột xuất theo chỉ đạo của Giám đốc.
−Thưc hiện quản lý Quỹ nghiệp vụ, kho quỹ theo quy định.