Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Nam Định

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định (Trang 44)

2.3.1. Các chỉ tiêu định tính

Uy tín của Chi nhánh

Trong những năm qua hoạt động của QTDTW Chi nhánh Nam Định đã gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là giai đoạn 2007-2009 tình hình kinh tế xã hội trong và

ngoài nước đã có rất nhiều phức tạp và không ổn định. Vì vậy, nền kinh tế nước nhà đã phải nỗ lực rất nhiều để có thể vượt qua thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nam Định là một tỉnh thuần nông, nền kinh tế địa phương chưa thực sự phát triển mới chỉ có một vài khu công nghiệp vừa và nhỏ chưa thu hút được nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng, giao thông đang trong quá trình xây dựng và tu sửa. Vì vậy, môi trường kinh tế xã hội cũng không có nhiều thuận lợi. Đồng thời, QTDTW Chi nhánh Nam Định là một Chi nhánh mới thành lập chưa được bao lâu mạng lưới giao dịch chỉ tập trung ở những vùng đông dân cư, vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, phương thức hoạt động, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và công tác thanh toán… còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó lãi suất trong thời gian qua lên-xuống thất thường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trên địa bàn. Trước tình hình đó, Chi nhánh đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu phát triển là phải nhanh chóng ổn định tổ chức, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên và phải luôn tìm hiểu, trau dồi cũng như phải thực hiện tốt các văn bản, quy định của đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của pháp luật và của Nhà nước. Nhờ vậy, Chi nhánh đã phát triển, mở rộng các dịch vụ, luôn kiểm soát nợ chặt chẽ, tăng cường thu hồi nợ quá hạn đồng thời kết hợp với những chính sách đảm bảo cho hoạt động của tín dụng của Chi nhánh cũng như hoạt động của 50 Quỹ tín dụng thành viên khác. Với những kết quả đạt được Chi nhánh phần nào đã khẳng định được chất lượng tín dụng cũng như uy tín của QTDTW nói chung và của Chi nhánh Nam Định nói riêng.

Hiệu quả tín dụng tốt là phải đảm bảo sự tồn tại của TCTD

Trong ba năm qua chất lượng tín dụng của Chi nhánh đã ngày một tăng lên theo thời gian và đã được khẳng định là chất lượng tốt, đảm bảo an toàn. Các khoản nợ quá hạn mới, nợ khó đòi đã được giảm dần, thêm vào đó tình hình thu nợ đọng của Chi nhánh ngày một tốt hơn. Điều này đã đem lại thu nhập ngày một tăng cho Chi nhánh, bên cạnh đó công tác thẩm định và quy trình tín dụng của Chi nhánh luôn đảm bảo đúng và tuân thủ quy định của ngành cũng như của pháp luật

Hiệu quả tín dụng tốt là phải đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội của

ngành, của địa phương và của đất nước

Cùng với các TCTD trên địa bàn tỉnh Nam Định thì Chi nhánh QTDTW đã góp một phần không nhỏ để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà phát triển. Chi nhánh đã biết chú trọng vào việc cấp tín dụng đối với các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và của đất nước. Điều này đã có vai trò thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cũng là đem lại thu nhập cho Quỹ tín dụng và cho ngân sách Nhà nước.

2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng

2.3.2.1. Dư nợ và kết cấu dư nợ

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một TCTD tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung, dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của TCTD. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì dư nợ sẽ tăng, mức dư nợ của QTDTW Chi nhánh Nam Định ngày một tăng được thể hiện qua bảng sau:

Dư nợ cho vay theo thời gian

Bảng 6: Tình hình dư nợ theo thời gian

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tổng dư nợ 157 193,2 260,7 23,1% 34,9% Ngắn hạn Tỷ trọng 100,5 64% 129,4 67% 164,2 63 28,8% 26,9% Trung, dài hạn Tỷ trọng 56,5 46% 63,8 33% 96,5 37% 12,9% 51,3%

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, năm 2008, năm 2009)

Biểu đồ 4: Cơ cấu dư nợ theo thời gian

100.5 129.4 164.2 56.5 96.5 63.8 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ trung, dài hạn

Trong hoạt động tín dụng các khoản cho vay ngắn hạn được coi là có tính thanh khoản và độ an toàn cao hơn so với cho vay trung, dài hạn. Vì thế, qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy Chi nhánh cho vay ngắn hạn là chủ yếu, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung, dài hạn và có xu hướng tăng lên cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Cụ thể là: năm 2007 dư nợ ngắn hạn đạt 100,5 tỷ đồng chiếm 64% tổng dư nợ, năm 2008 đạt 129,4 tỷ đồng chiếm 67% và tăng so với năm 2007 là 28,8%. Đến cuối năm 2009 đạt 164,2 tỷ đồng tăng 34,8 tỷ đồng tương đương với 26,9% so với năm 2008, tuy nhiên tỷ trọng giảm xuống còn 63% tổng dư nợ. Cho vay ngắn hạn có đặc điểm thu hồi nợ nhanh nên dư nợ ngắn hạn giảm xuống là do các khoản nợ ngắn hạn đã được thu hồi đúng thời hạn. Điều này đã làm cho vốn của Chi nhánh có thể quay vòng nhanh, giảm thiểu rủi ro và giúp Chi nhánh quản lý các khoản cho vay ngắn hạn một cách dễ dàng đồng thời chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo.

Trong những năm gần đây dư nợ tín dụng trung, dài hạn liên tục tăng về quy mô, tuy nhiên dư nợ cho vay này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ. Năm 2007 đạt 56,5 tỷ đồng chiếm 46% tổng dư nợ. Năm 2008 đạt 63,8 tỷ đồng chiếm 33% trong tổng dư nợ, tăng 12,9% so với năm 2007. Năm 2009 đạt 96,5 tỷ đồng, năm này dư nợ tín dụng trung, dài hạn đã tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng so với năm 2008, tăng 32,7 tỷ đồng tương đương với 51,3%. Mặc dù, Chi nhánh đã có nhiều sự cố gắng nhưng cần nỗ lực hơn nữa để có thể tăng tỷ trọng cũng như quy mô của tín dụng trung và dài hạn từ đó có thể tăng đáng kể thu nhập để có thể kéo theo lợi nhuân của Quỹ tín dụng cũng tăng theo.

Dư nợ theo đối tượng

Bảng 7: Tình hình dư nợ theo đối tượng

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tổng dư nợ 157 193,2 260,7 23,1% 34,9% QTD thành viên Tỷ trọng 113 72% 125,6 65% 148,6 57% 11% 16,7% Cho vay các TPKT Tỷ trọng 44 23% 67,6 35% 112,1 43% 53,6% 65,8%

Biểu đồ 5: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng

113 125.6 148.6 44 67.6 112.1 0 20 40 60 80 100 120 140 160

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tỷ đồng

Cho vay QTD thành viên Cho vay các TPKT

Xét cơ cấu dư nợ phân theo đối tượng của Chi nhánh thì dư nợ cho vay QTD thành viên là chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ cho vay các thành phần kinh tế. Nhưng theo từng năm thì tỷ lệ này đang ngày một cân bằng, cho vay QTD thành viên ngày một giảm và cho vay các TPKT ngày một tăng. Năm 2007 dư nợ cho vay QTD thành viên là 113 tỷ đồng chiếm 72%. Năm 2008, tuy quy mô vẫn tăng lên đến 125,6 tỷ đồng nhưng tỷ trọng giảm còn 57% trên tổng dư nợ cho vay. Sở dĩ cho vay các QTD thành viên chiếm tỷ trọng cao hơn trong những năm đầu vì trong thời gian này vốn hoạt động các QTD thành viên còn yếu và để thực hiện đúng nhiệm vụ của QTDTW đề ra là phải điều hòa vốn, chăm sóc hỗ trợ và tư vấn nghiệp vụ tín dụng cho các Quỹ thành viên. Vì vậy, Chi nhánh phải cho các Quỹ thành viên vay để họ có thể trang bị các thiết bị kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng và đặc biệt là từng bước nâng cao nghiệp vụ tín dụng, từ đó các thành viên có thể đưa ra những chính sách kinh doanh phù hợp với địa bàn hoạt động. Bên cạnh đó trong những năm đầu hoạt động Chi nhánh vẫn chưa tạo được niềm tin đối với các khách hàng cũng như các thành phần kinh tế trên địa bàn của Tỉnh. Tuy nhiên, những năm qua Chi nhánh cũng đang dần từng bước nâng cao uy tín và tạo dựng cho các Quỹ thành viên một cơ sở vững chắc để có thể độc lập kinh doanh. Từ đó, Chi nhánh sẽ thay đổi cơ cấu cho vay. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua bảng số liệu và biểu đồ. Năm 2007, cho vay các thành phần kinh tế là 44 tỷ đồng chiếm 23% tổng dư nợ. Năm 2008 đã tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng, tăng lên 67,6 tỷ đồng chiếm 35% tổng dư nợ và tăng 53,6% so với năm 2007. Tiếp theo năm 2009 tăng 112,1 tỷ đồng chiếm 43% trong tổng dư nợ và tăng 65,8% so với năm 2008.

Bảng 8: Tình hình dư nợ có TSĐB

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tổng dư nợ 157 193,2 260,7 23,1% 34,9% Có TSĐB Tỷ trọng 109,9 70% 146,8 76% 218,9 83,9% 33,6% 49,1% Không có TSĐB Tỷ trọng 47,1 30% 46,4 24% 41,8 16,1% -1,5% -9,9%

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, năm 2008, năm 2009)

Biểu đồ 6: Cơ cấu dư nợ có tài sản đảm bảo

109.9 146.8 218.9 47.1 46.4 41.8 0 50 100 150 200 250

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ có TSĐB Dư nợ không có TSĐB

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, Chi nhánh đang từng bước thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và điều kiện tín dụng cho vay, giảm dần tỷ trọng cho vay không có TSĐB thay vào đó là tăng tỷ trọng cho vay có TSĐB. Tuy nhiên, khi cho vay không có TSDB là Chi nhánh đã phải cân nhắc tìm hiểu về khách hàng, khách hàng có thể vay trong trường hợp này là những doanh nghiệp lớn có uy tín. Tuy vậy, trong nền kinh tế hiện nay với rất nhiều các phức tạp, không ổn định để đảm bảo cho chất lượng tín dụng ngày một nâng cao, tránh được những rủi ro không mong muốn thì Chi nhánh càng phải đảm bảo đúng các nguyên tắc cho vay cũng như điều kiện tín dụng. Vì thế, việc cho vay bằng TSDB ngày một tăng và luôn chiếm hơn 70% tổng dư nợ. Cụ thể là năm 2007 dư nợ có TSDB đạt 109,0 tỷ đồng chiếm 70% trong tổng dư nợ. Năm 2008 đạt 146,8 tỷ

đồng chiếm 76% tổng dư nợ và tăng so với năm 2007 là 33,6%. Năm 2008 dư nợ có TSDB đạt 218,9 tỷ đồng tăng 49,1% so với năm 2008. Vì các lý do như trên thì dư nợ không có tài sản đảm bảo đã giảm xuống. Năm 2007 đạt 47,1 tỷ đồng chiếm 30% trong tổng dư nợ. Năm 2008 giảm xuống còn 46,4 tỷ đồng chiếm 24% trong tổng dư nợ và giảm 1,5% so với năm 2007. Đặc biệt là năm 2009 giảm xuống 9,9% so với năm 2008 cả về quy mô lẫn tỷ trọng và chỉ đạt 41,8 tỷ đồng chiếm 16,1% trong tổng dư nợ.

2.3.2.2. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là hoạt động chủ yếu của bất kỳ một TCTD nào. Sự chuyển hoá vốn tiền tham gia vốn tín dụng cho nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân…trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với các TCTD mà còn đối với cả nền kinh tế. Bởi vậy cho vay tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của các TCTD từ đó bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh. Nhận thức được điều đó QTDTW Chi nhánh Nam Định đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng, mở rộng sản xuất kinh doanh tới mọi tầng lớp xã hội và luôn lấy chất lượng tín dụng làm mục tiêu để đảm bảo phục vụ khách hàng là tốt nhất.

Doanh số cho vay theo thời gian

Bảng 9: Tình hình doanh số cho vay theo thời gian

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Doanh số cho vay 240 293,5 362,5 22,3% 23,5% Ngắn hạn Tỷ trọng 187,9 78,3% 240,2 81,8% 303,4 83,7% 27,8% 26,3% Trung, dài hạn Tỷ trọng 52,1 21,7% 53,3 18,2% 59,1 16,3% 2,3% 10,9%

(Nguồn: phòng kế toán, ngân quỹ của QTDTW Chi nhánh Nam Định)

187.9 52.1 240.2 53.3 303.4 59.1 0 50 100 150 200 250 300 350

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Ngắn hạn Trung, dài hạn

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng doanh số cho vay tăng nhẹ qua các năm. Năm 2007 đạt 240 tỷ đồng, năm 2008 đạt 293,5 tỷ đồng tăng 53,5 tỷ đồng tương đương 22,3% so với năm 2008, đến 31/12/2009 tăng 69 tỷ đồng tương đương 23,5% so với năm 2008 tức là đạt 303,4 tỷ đồng. Giai đoạn 2007-2009 nền kinh tế có nhiều biến động tiêu cực, có lúc nền kinh tế đã rơi vào khủng hoảng. Vì vậy, thời kỳ này các doanh nghiệp, các TCKT, xã hội… tham ra vào thị trường không nhiều và có thái độ dè trừng. Trong thời gian này để vượt qua thời kỳ khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt giai đoạn cuối năm 2008, đầu năm 2009 các công ty, doanh nghiệp… đã dừng mọi hoạt động đầu tư cũng như các dự án hay các chiến lược phát triển kinh tế có thời gian trung, dài hạn để tập trung vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính tồn tại và phát triển vũng chắc. Tuy nhiên, cùng với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ QTDTW Chi nhánh Nam Định đã nỗ lực không ngừng mở rộng tìm kiếm các khách hàng mới, bên cạnh đó luôn tạo quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống để đảm bảo cho doanh số cho vay của Chi nhánh luôn đạt đúng chỉ tiêu cũng như để nâng cao chất lượng tín dụng.

Trong hoạt động tín dụng thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trên 75% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là việc cho vay ngắn hạn dễ hơn cho vay các khoản trung, dài hạn nhất là trong khâu thẩm định. Do nguồn vốn ngắn hạn cũng chiếm đa số trong tổng nguồn doanh số cho vay của Chi nhánh. Năm 2007 đạt 187,9 tỷ đồng chiếm 78,3% trong doanh số cho vay. Năm 2008 tăng 52,3 tỷ đồng tương đương 27,8 % tức là đạt 240,2 tỷ đồng. năm 2009 đạt 303,4 tỷ đồng chiếm 83,7% trong tổng doanh số cho vay và tăng nhẹ so với 2008 là 26,3%.

Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung, dài hạn có tăng về số lượng nhưng lại giảm về tỷ trọng. Điều này được lý giải là do Chi nhánh tập trung và thu hút các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ sản xuất kinh doanh tại địa bàn… Cụ thể là năm 2007 doanh số cho vay trung, dài hạn đạt 52,1 tỷ đồng chiếm 21,7% trong

tổng doanh số cho vay. Năm 2008 đạt 53,3 tỷ đồng tăng so với năm 2007 là 2,3%. Năm 2009 ta thấy đã có sự chuyển biến rõ rệt về số lượng, năm này tăng so với năm 2008 là 10,9% tức là đạt 59,1 tỷ đồng

Qua đây ta thấy tình hình doanh số cho vay cũng tăng trưởng bằng việc Chi nhánh đã duy trì tốt các mối quan hệ với các khách hàng truyền thống kết hợp với sự chọn lọc kỹ càng khách hàng thông qua công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng. Vì vậy doanh số cho vay tăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho các khoản tín dụng.

Doanh số cho vay theo đối tượng

Bảng 10:Tình hình doanh số cho vay theo đối tưọng

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007

So sánh 2009/2008

Doanh số cho vay 240 293,5 362,5 22,3% 23,5%

QTD thành viên Tỷ trọng 175,2 73% 229,8 78,3% 268,9 74,2% 31,2% 17% Các TPKT Tỷ trọng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w