Các nhân tố về phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM cổ phần Quân Đội (Trang 29 - 32)

Chính sách cho vay của ngân hàng.

Chính sách cho vay của ngân hàng phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa và tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Một chính sách cho vay rõ ràng sẽ mang lại lợi thế và thuận lợi cho ngân hàng, bao gồm các chính sách sau:

- Chính sách khách hàng: Khách hàng vay vốn của ngân hàng rất đa dạng từ các doanh nghiệp, các hợp tác xã, cơ quan Nhà nước, cá nhân, người tiêu dùng,… Ngân hàng sẽ phân loại khách hàng truyền thống và quan trọng, khách hàng khác. Nếu một doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc loai khách hàng truyền thống và quan trọng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi trong cho vay của ngân hàng.

- Chính sách quy mô và giới hạn cho vay: Ngân hàng cam kết tài trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với một món tiền hoặc hạn mức nhất. Số lượng tài trợ có thể được chia nhỏ trong các khoảng thời gian khác nhau và dưới các hình thức tiền tệ khác nhau..

- Chính sách lãi suất: Ngân hàng có các mức lãi suất cho vay khác nhau tùy theo từng kỳ hạn, tùy theo các loại tiền và tùy theo loại khách hàng (khách hàng quen hoặc khách hàng vay lớn có thể có mức lãi suất thấp hơn). Nếu chính sách lãi suất linh hoạt cho phép cán bộ tín dụng được

thay đổi trong giới hạn nhất định hoặc cho phép khách hàng lựa chọn mức lãi suất… điều này làm tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Chính sách về thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ: Chính sách này thể hiện rõ ngân hàng sẵn sàng cho vay với thời hạn như thế nào? Nếu thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn đầu tư của dự án, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, sẽ làm tăng hiệu quả cho vay đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp, từ đó mở rộng cho vay.

Ngoài ra, chính sách về các khoản bảo đảm, về các tài sản có vấn đề cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng… Như vậy, chính sách cho vay cung cấp cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân hàng đường lối chỉ đạo cụ thể trong việc ra quyết định cho vay và xây dựng danh mục cho vay. Từ đó giúp cho ngân hàng hướng tới một danh mục cho vay có hiệu quả, xác định các khoản cho vay nên từ chối và những khoản cho vay nên thực hiện.

Quy mô nguồn vốn của Ngân hàng.

Tất cả các hoạt động của NHTM đều phải tuân theo các quy định liên quan đến hoạt động cho vay của pháp luật, bao gồm: Quyết định số 107/2000/QĐ-NHNN; Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN; Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN;… Trong đó QĐ 1627 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng có quy định: “Dư nợ cho vay tối đa đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn ủy thác của Chính Phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác”. Do đó quy mô nguồn vốn của ngân hàng đặc biệt là quy mô vốn chủ sở hữu là một nhân tố quan trọng quyết định đến khả

năng cho vay của ngân hàng. Các ngân hàng lớn thường cung cấp các khoản cho vay giá trị lớn cho doanh nghiệp, còn các ngân hàng nhỏ thường tập trung vào các khoản cho vay có quy mô nhỏ - nghiệp vụ tín dụng bán lẻ.

Ngoài ra, quy mô ngân hàng cũng ảnh hưởng đáng kể đối với thu nhập ròng của các loại hình cho vay. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong cho vay, ngân hàng nên cung cấp các loại hình cho vay mà ngân hàng có lợi thế nhất. Các ngân hàng lớn có ưu thế về cho vay kinh doanh bất động sản và cho vay tiêu dùng trả góp. Các ngân hàng quy mô trung bình có lợi thế về chi phí đối với các khoản vay theo thẻ tín dụng, còn các ngân hàng quy mô nhỏ nhất lại có ưu thế trong cho vay thương mại.

Chất lượng và tính đa dạng của các hình thức cho vay.

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của các ngân hàng. Một ngân hàng sẽ ít có khả năng lớn mạnh, khả năng mở rộng cho vay nếu những sản phẩm cho vay mà nó cung cấp cho khách hàng lại quá đơn điệu, chất lượng không cao. Một trong các đặc điểm của sản phẩm dịch vụ ngân hàng là không có sự khác biệt, bản quyền khó xác định, làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, tính cạnh tranh diễn ra gay gắt và khốc liệt buộc các ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nhằm tạo tính khác biệt cho sản phẩm của ngân hàng từ đó củng cố và mở rộng thị phần, duy trì khả năng cạnh tranh.

Trình độ cán bộ nhân viên.

Các sản phẩm ngân hàng mang tính dịch vụ, nó chịu tác động của nhiều nhân tố trong đó nhân tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều này được thể hiện rõ nét trong chính sách đối với các bộ nhân viên: các ngân hàng không ngừng tổ chức các lớp học bồi dưỡng nâng cao trình

độ cho cán bộ nhân viên, thực hiện các khuyến khích về vật chất cũng như tinh thần. Trong tổng số chi phí ngoài chi phí trả cho tiền gửi thì chi phí trả cho cán bộ nhân viên bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất.

Ảnh hưởng đến hoạt động cho vay trực tiếp nhất là các cán bộ tín dụng. Họ là người thực thi chính sách tín dụng và quyết định tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hình ảnh của ngân hàng được gây dựng trong tâm trí khách hàng vay vốn bởi các cán bộ tín dụng.

Công nghệ thông tin.

Hiện nay, các NHTM nước ta đang trong quá trình hiện đại hoá, phát triển các nghiệp vụ mới, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm – dịch vụ ngân hàng khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. Để hiện đại hoá đòi hỏi các ngân hàng phải ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào tất cả các khâu các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh. Công nghệ thông tin có thể đem lại những lợi ích to lớn và sức cạnh tranh cho các ngân hàng: cập nhật, thu thập, xử lý và phân tích thông tin nhanh hơn, giúp ngân hàng đơn giản hoá các quá trình làm việc, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ. Ngoài ra, ngân hàng còn lưu trữ được một số lượng hồ sơ tín dụng tạo thuận tiện cho việc truy cập và khai thác thông tin sau này.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM cổ phần Quân Đội (Trang 29 - 32)