KHÁI QUÁT VỀ NHTM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM cổ phần Quân Đội (Trang 38)

2.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển.

Ngân hàng TMCP Quân đội ( Military Commercial Join Stock Bank) tên viết tắt là MB được thành lập vào năm 1994, theo quyết định số 00374/ GP-UB của uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Ngày 4/11/1994, Ngân hang TMCP Quân đội chính thức đi vào hoạt động theo Giấy phép số 0054/ NH-GP của Ngân hang Nhà nước Việt Nam với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm, tuy nhiên có thể xin gia hạn khi hết hạn hoạt động.

Từ năm 1994-2004 Ngân hàng có trụ sở ở 28A Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình Hà Nội. Từ năm 2005 đến nay Ngân hàng chuyển Trụ sở chính tới Số 3 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội. Đồng thời một Sở giao dịch mới được thành lập với cùng địa điểm Trụ sở chính.

Đến nay hơn 10 năm hoạt động, MB đã liên tục kinh doanh có hiệu quả và được Ngân hang Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hang TMCP hang đầu Việt Nam.

Sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động của Ngân hang Quân đội luôn ổn định và liên tục trong suốt quá trình hoạt động. Vốn chủ sở hữu của Ngân hang Quân đội tăng liên tục từ 20 tỷ đồng năm 1994 lên đến hơn 1000 tỷ đồng vào cuối năm 2006, và đến năm 2007 đã tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng.Tổng tài sản tăng trưởng tương ứng từ 32 tỷ đồng lên đến hơn 8000 tỷ đồng. Mức lợi nhuận của ngân hang tăng từ 0.23 tỷ trong năm tài chính 1994 lên 240 tỷ trong năm 2006. ROE của Ngân hang luôn được duy trì ở mức trên 20% trong những năm vừa qua. Tỉ lệ chia cổ tức hàng năm luôn đạt trên 15%.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Ngân hàng Quân đội liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động, bên cạnh đó, các công ty trực thuộc cũng là một bộ

phận không thể tách rời, đóng góp cho sự phát triển đa dạng và ổn định của ngân hang. Bao gồm Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), công ty quản lí nợ và khai thác tài sản (AMC), và công ty Quản lí Quỹ (HFM).

Nhờ những cố gắng của mình , Ngân hang Quân đội luôn được NHNN xếp hạng A trong suốt quá trình hoạt động, và là một ngân hang luôn nằm trong top những ngân hang cổ phần làm ăn hiệu quả ở Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động.

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức.

Khái quát về chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

Đại hội đồng cổ đông: Ngân hàng Quân đội là một ngân hàng cổ phần, đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông. Ngân hàng chỉ có một loại cổ phần là cổ phần phổ thông, có cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông.

Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ

đông

Hội đồng quản trị

Các Uỷ ban cao cấp

Tổng giám đốc

Phòng kiểm tra kiểm soát nội

Công ty quản lý quỹ đầu tư Hà Nội Công ty chứng khoán Thăng Long

Công ty AMC Phòng đầu tư và dự án

Khối Treasury Khối khách hàng cá nhân Khối khách hàng doanh nghiệp

Khối quản lý tín dụng Phòng KHTH & Pháp chế Trung tâm công nghệ thông tin Khối tổ chức-Nhân sự-Hành chính

Phòng tài chính kế toán Phòng nghiên cứu & XD chính sách Sở giao dịch& các chi nhánh

Cổ đông sáng lập là cổ đông đứng ra vận động thành lập Ngân hàng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng. Các cổ đông sáng lập của Ngân hàng bao gồm: Tổng công ty bay dịch vụ, Công ty GAET, Nhà máy Z113, Công ty Pesco, Công ty may 28, Công ty cơ điện vật liệu mổ 31, Công ty Tây hồ, Tổng công ty Thành An, ông Lê Văn Bé, với tổng số vống cổ phần là 16.479 triệu đồng, chiếm 82% vốn điều lệ khi thành lập Ngân hàng.

Ban Kiểm soát: là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc châp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng, Ban kiểm soát có 4 thành viên , gồm 1 trưởng ban và 3 thành viên.

Hội đồng quản trị: là cơ quan thực hiện chức năng quản trị Ngân hàng, với mục tiêu là bảo toàn và phát triển vốn, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, Hội đồng quản trị có 7 thành viên, gồm 1 chủ tịch HĐQT, 2 phó chủ tịch và 4 thành viên.

Ban giám đốc: có 5 thành viên, gồm 1 Tổng giám đốc và 4 Phó tổng giám đốc.

Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm truớc hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc có Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưỏng, và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng theo sự phân công của Tổng Giám đốc.

Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc chỉ đạo công tác kế toán, thống kê của Ngân hàng.

Nhóm Kinh doanh thuộc Hội sở chính, gồm:

Khối khách hàng cá nhân, gồm các phòng ban sau:

Phòng khách hàng cá nhân: là cơ quan chuyên môn cho vay cá nhân với mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh, xử lí yêu cầu về đơn từ, tín dụng cá nhân, trực tiếp quan hệ với khách hàng.

Phòng phát triển khách hàng cá nhân: là cơ quan giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc phát triển khách hàng cá nhân và sản phẩm cho khách hàng cá nhân.

Khối khách hàng doanh nghiệp, gồm:

Phòng khách hàng doanh nghiệp: là cơ quan chuyên môn cho vay doanh nghiệp, xử lí yêu cầu về đơn từ, thực hiện thẩm định tín dụng, theo dõi tình hình khoản vay.

Phòng phát triển khách hàng doanh nghiệp: là cơ quan giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc phát triển khách hàng doanh nghiệp, phát triển sản phẩm cho khách hàng và quan hệ khách hàng.

Phòng thanh toán quốc tế: chịu trách nhiệm quẩn lí và thực hiên nhiệp vụ thanh toán với nước ngoài, liên quan đến thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu.

Khối quản lý tín dụng, gồm :

Phòng quản lí tín dụng : có chức năng thẩm định, tái thẩm đinh các dự án, phương án đầu tư, các hồ sơ vượt hạn mức, phán quyết, soạn thảo các quy trình, quy chế về tín dụng, quản rủi ro tín dụng.

Khối Treasury có phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ, có chức năng quản lí tài sản nợ - có, quản lí nguồn vốn, cân đối và điều hoà vốn của toàn hệ thống và hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Khối mạng lưới bán hàng: có Phòng Marketing thực hiện quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, xây dựng và triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng.

Nhóm hành chính, gồm

Phong kế hoạch tổng hợp và Pháp chế : có chức năng lập kế hoạch hoạt động cho toàn hệ thống và cho ban lãnh đạo, hoạch định chính sách và chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng, Phòng này không trực tiếp kinh doanh.

Trung tâm công nghệ thông tin : có chức năng xây dựng và quản lí mnạg lưới tại trụ sở chính và toàn hệ thống của Ngân hàng, phục vụ cho hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa máy móc.

Khối Tổ chức - Nhân sự - hành chính: làm công tác quản lý , tổ chức lưu trữ hồ sơ và thông tin nhân viên, phát triển nhân viên mới và tìm kiếm lãnh đạo cao cấp, lập kế hoạch, tổ chức đào taọ nội bộ và gửi cán bộ đi đào tạo.

Phòng Tài chính kế toán: thực hiện công tác thống kê, kế toán kịp thời, giúp Tổng giám đốc về công tác quản lí tài chính.

Phòng Ngiên cứu phát triển và xây dựng chính sách là cơ quan chuyên môn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, nghiên cứu đối thủ và kha năng cạnh tranh của Ngân hàng. Từ đó đề xuất các giải pháp, xây dựng chính sách phát triển cho Ngân hàng.

Nhóm kinh doanh độc lập:

Công ty Chứng khoán Thăng Long: thực hiện chức năng môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán.

Công ty Quản lí nợ và khai thác tài sản ( AMC) : thực hiện tiếp nhận và quản lý các tài sản nợ đọng và tài sảnđảm bảo đảm nợ vy liên quan đến

các khoản nợ để xử lý, thu hồi cho Ngân hàng. Ngoài ra, công ty còn thay mặt ngân hàng tham gia quản lý một số dự án.

Phòng đầu tư và dự án: quản lý các mặt hoạt động khác của Ngân hàng đối với các dự án trung, dài hạn và các dự án lớn.

Công ty quản lí quỹ ( HFM) hoạt động trong lĩnh vực: lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính, tiư cấn đầu tư chứng khoán, đầu tư chứng khoán.

2.1.2.2. Mạng lưới và phương châm hoạt động.

* Mạng lưới

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Ngân Hàng Quân Đội liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động. Đến ngày 30/6/2006 Ngân Hàng Quân Đội đã có 33 chi nhánh và phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, tp HCM, Hải phòng, Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác.

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, MB đặc biệt chú trọng mở rộng mạng lưới kênh phân phối tại các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước. Cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh trong cả nước, Ngân Hàng cũng rất chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác và mạng lưới giao dịch với các Ngân Hàng trên thế giới. Từ 1 điểm giao dịch là trụ sở chính ban đầu, đến nay đã có 66 điểm giao dịch và mới đây nhất là điểm giao dịch mới mở ở Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh , đặt quan hệ đại lý với gần 600 ngân hàng trên thế giới để hợp tác cung cấp các dịch vụ ngân hàng toàn cầu.

* Phương châm hoạt động:

- Trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực.

- Đảm bảo lợi ích cho cả hai bên Khách hàng và Ngân hàng, bằng việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng tiện ích và ưu việt.

- Không ngừng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu thế thị trường và nhu cầu của khách hàng.

- Đảm bảo tiện ích Ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối thuận tiện.

- Đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các cổ đông.

Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của Ngân hàng, hàng năm, hàng ngàn lượt cán bộ, nhân viên chủ chốt của MB đã được cử đi đào tạo trong và ngoài nước. Trong vòng từ năm 2005 đến đầu năm 2007, gần 600 cán bộ, nhân viên đã được MB tuyển dụng vào làm việc tại Ngân hàng. Bởi vậy, hiện nay hơn 1.000 cán bộ, nhân viên đang cống hiến và làm việc tại Ngân hàng với những chính sách, chế độ đãi ngộ thoả đáng. Đến cuối năm 2008, con số này sẽ tăng lên 50-60%.

Cùng với số lượng nhân viên trẻ, dồi dào và có chuyên môn hoá cao, MB đang phát triển trở thành ngân hàng đa năng với việc thành lập các công ty chứng khoán Thăng Long, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty Quản lý quỹ đầu tư Hà nội, tham gia góp vốn đầu tư các công ty trực thuộc đã hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận và tạo lập được uy tín trên thị trường. Công tác quản trị rủi ro được đặt lên hàng đầu nhằm đưa ra các giải pháp tổng thể để giảm thiểu rủi ro không chỉ cho Ngân hàng mà cho cả khách hàng. MB luôn đảm bảo tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý.

Kế thừa bản lĩnh và đạo đức của người lính, mỗi nhân viên thuộc đại gia đình Ngân hàng Quân Đội đang quyết tâm và đồng lòng hướng tới mục tiêu phát triển ngân hàng trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực, đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích và ưu việt, cung cấp các sản phẩm đa dạng, luôn cải tiến phù

hợp theo xu thế thị trường và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. “Từng ngày góp phần tạo nên một thương hiệu MB vững vàng tin cậy”.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Quân đội. Quân đội.

Tăng vốn điều lệ: trong năm 2007 ngân hàng đã tăng vốn điều lệ làm 3 đợt, trong đó đợt 3 tăng theo hình thức chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phần với mức 42% đối với số cổ phần phát hành trước 1/1/2007 hoặc 3,5%/ tháng đối với các tháng trong năm 2006. Với 3 đợt tăng vốn, vốn điều lệ của Ngân hàng đến 31/12/2007 đạt 1.045,2 tỷ tăng 2,32 lần so với đầu năm, nâng tổng vốn chủ sở hữu của Ngân hàng là 1.365,7 tỷ, tăng hơn 2 lần so với đầu năm 2007.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.

Trong những năm qua ngân hàng không ngừng tăng cường chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm với các hình thức huy động đa dạng, lãi suất cạnh tranh. Đồng thời, từ năm 2007, Ngân hàng đã tổ chức tốt các chương trình tíết kiệm dự thưởng thu hút được một lượng đông đảo các khách hàng đến với Ngân hàng. Huy động vốn của Ngân hàng Quân đội từ ngày thành lập đên nay không ngừng tăng lên, từ 20 tỷ đồng năm 1995 lên 16418 tỷ đồng năm 2007, tăng 59,95% so với đầu năm 2007, bằng 122,14% so với kế hoạch năm. Như vậy, đến hết năm 2007, tổng vốn huy động đã tăng gần 821 lần so với năm thành lập.

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng tổng vốn huy động Đơn vị : tỷ đồng 976.788 6069.817046.6 1071.23 10440.1911511.42 1158.152 15260.1216418.272 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2005 2006 2007

Tiền gửi của các tổ chức tài chính khác Tiền gửi của khách hàng

Tổng vốn huy động

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Quân đội

Bảng 2.1: Sự tăng trưởng vốn huy động qua các năm

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Năm 2005 2006 2007

Tiền gửi của các tổ chức tài chính khác 976.788 1071.23 1158.152

Tiền gửi của khách hàng 6069.81 10440.19 15260.12

Tổng vốn huy động 7046.6 11511.42 16418.272

(Nguồn tư liệu: Báo cáo thường niên của NHTM Cổ phần Quân đội )

Trong đó, lượng vốn huy động được từ dân cư luôn tăng trưởng khá, tốc độ tăng trung bình năm cao, đạt gần 65% / năm. Vốn huy động từ dân cư luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong vốn huy động được, và tỷ trọng này càng cao qua các năm.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay.

Từ chỗ chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệpquân đội với tổng dư nợ là 15 tỷ đồng vào thời gian đầu, đến nay, Ngân hàng Quân đội đã mở rộng cho vay mọi thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay kinh tế tư nhân. Cơ cấu và loại hình cho vay của ngân hàng cũng ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chất lượng tín dụng luôn được chú trọng, công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay được ngân hàng đặc biệt quan tâm.

Bảng 2.2 : Sự tăng trưởng hoạt động cho vay các năm 2005, 2006, 2007

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Năm 2005 2006 2007

Cho vay ngắn hạn 2967.120 4445.504 7245.2

Cho vay trung và dài hạn 1454.795 1655.594 3565.9

Các khoản khác 48.085 65.522 103.9

Tổng dư nợ cho vay 4470 6166.62 10915

(Nguồn tư liệu: Báo cáo thường niên của NHTM Cổ phần Quân đội )

Từ năm 2005 đến năm 2007, hiệu quả hoạt động tín dụng của các năm sau luôn duy trì ổn định so với năm trước. Năm 2007, dư nợ cho vay nền kinh tế là 10915 tỷ VNĐ, tăng 144 % so với năm 2005 về số tương đối, và 6445 tỷ VNĐ về số tuyệt đối. Đây quả là bước nhảy vọt đáng ngạc

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM cổ phần Quân Đội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w