V. Đánh giá tình hình kiểm soát tồn kho tại công ty Foodinco 1 Tình hình chung
2. Thay đổi chính sách phát hành hàng tồn kho
Hiện tại công ty đang áp dụng chính sách phát hành FIFO. Như ta đã biết chính sách này ngoài những ưu điểm cũng có rất nhiều nhược điểm, nhưng nếu công ty chuyển sang chính sách phát hành nhập sau xuất trước (LIFO) thì đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại. Chi phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của nguyên vật liệu, làm cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chính xác hơn. Tính theo phương pháp này doanh nghiệp thường có lợi về thuế nếu giá cả vật tư có xu hướng tăng, khi đó giá xuất sẽ lớn, chi phí lớn dẫn đến lợi nhuận nhỏ và tránh được thuế.
Tuy nhiên, phương pháp này làm cho thu nhập của doanh nghiệp giảm trong thời kỳ lạm phát và giá trị vật liệu có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán so với giá trị thực tế của nó.
Các phương pháp khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. Phương pháp FIFO cho kết quả số liệu trong bảng cân đối kế toán là sát nhất với giá phí hiện tại so với các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác vì giá của lần mua sau cũng được phản ánh trong giá hàng tồn kho cuối kỳ còn trị giá vốn hàng xuất là giá cũ từ trước, phương pháp FIFO giả sử rằng giá của hàng tồn kho đầu kỳ theo giá nhập trước trở thành trị giá vốn hàng xuất(hoặc thành chi phí). Khi giá cả tăng lên, phương pháp FIFO thường dẫn đến lợi nhuận cao hơn so với phương pháp LIFO, còn khi giá giảm xuống thì phương pháp FIFO cho lợi nhuận thấp hơn. Phương pháp FIFO là một phương pháp tính giá theo hướng bảng cân đối kế toán,vì nó đưa ra sự dự đoán chính xác nhất giá trị hiện tại của hàng tồn kho trong những kỳ giá cả thay đổi. Trong những kỳ giá cả tăng lên, phương pháp FIFO sẽ cho kết quả thuế cao hơn bất kỳ phương pháp nào trong khi những kỳ giá cả giảm sút thì FIFO giúp cho doanh nghiệp giảm đi gánh nặng về thuế. Song một ưu điểm lớn của FIFO là phương pháp này không phải là đối tượng cho những quy định và những yêu cầu của các điều khoản ràng buộc thuế như phương pháp LIFO phải gánh chịu.
Trong phương pháp LIFO, thông thường thì số hàng tồn kho cuối kỳ gồm giá gốc của những mặt hàng mua từ trước. Khi giá cả tăng lên, phương pháp LIFO cho số liệu trên bảng cân đối kế toán thường thấp hơn so với giá phí hiện tại. LIFO thường cho kết quả lợi nhuận thấp nhất trong trường hợp giá cả tăng vì giá vốn trong phương pháp này là cao nhất, ngược lại, khi giá cả giảm thì lại cho lợi nhuận là cao nhất vì giá vốn là thấp. Phương pháp LIFO thường dẫn đến sự dao động thấp nhất về lợi nhuận báo cáo ở những nơi mà giá hiện tại của mặt hàng tồn kho thay đổi.
Phương pháp LIFO tạo ra sự ảnh hưởng khác nhau tới báo cáo tài chính do phương pháp này thường phản ánh số liệu giá vốn hàng bán theo giá phí hiện hành, phương pháp này cũng có nhiều thuận lợi thiết thực về thuế thu nhập doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp LIFO trong việc tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì phương pháp này cũng phải được sử dụng trong các báo cáo tài chính cho các cổ đông.
Vậy công ty có nên thay đổi chính sách phát hành? Mô hình tồn kho cho các sản phẩm dễ hỏng với chính sách phát hành hỗn hợp(LIFO kết hợp với FIFO) đã được nghiên cứu và giới thiệu bởi ba tác giả người Hàn quốc là Young Joo Kim, Chae Soo Kim và Hark Hwang.
Mô hình này bao gồm các giả định sau:
Tồn kho phải được xem xét một cách thường xuyên.
Tỷ lệ nhu cầu của các mặt hàng phụ thuộc vào mức độ tồn kho hiện tại. Nếu hàng hóa tồn kho xuống đến mức 0 thì bổ sung ngay lập tức. Không bao giờ xảy ra cạn dự trữ.
Tồn kho được phát hành hết dưới chính sách phát hành hỗn hợp. Điều này có nghĩa là một phần của nhu cầu được phát hành với phương pháp LIFO, phần còn lại của nhu cầu được phát hành với phương pháp FIFO.
Theo mô hình này, độ dài của chu kỳ đặt hàng là bị giới hạn. Bên cạnh sự giới hạn này nha quản lý tồn kho có thể thực hiện kiểm tra tồn kho nhiều hơn một lần trong thời gian của một chu kỳ đặt hàng để loại bỏ các hàng hóa lỗi thời.
Trong mô hình này mức độ tồn kho được xem xét liên tục tại mỗi thời kỳ. Các đơn đặt hàng chỉ được giao tại lúc bắt đầu của chu kỳ đặt hàng. Quy mô đặt hàng là sự chênh lệch giữa mức độ tồn kho sẵn có hiện tại và mức đặt hàng đủ khả năng. Số lượng được yêu cầu sẽ trở nên lớn hơn tại một mức cao hơn của tồn kho cho đến tỷ lệ nhu cầu tồn kho phụ thuộc. Vì vậy tại mỗi chu kỳ của đơn đặt hàng, mức độ tồn kho giảm bớt nhanh chóng. Khi tồn kho được cấp phát hết thì sự giảm bớt của tỷ lệ mức độ tồn kho giảm xuống một cách chậm chạp. Xét tới lợi nhuận tiềm năng từ tỷ lệ nhu cầu cao kết hợp với mức tồn kho cao, nó có thể làm xuất hiện một mong muốn đặt hàng với số lượng lớn hơn. Điều đó sẽ dẫn đến một vài hàng hóa tồn kho chưa bán được trở nên lỗi thời.
Với mô hình này, hàng hóa tồn kho sẽ không xảy ra tình trạng cạn dự trữ. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp đáp ứng một cách nhanh chóng nhu cầu của khách hàng cũng như đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh. Nó là một sự kết hợp giưa phương pháp FIFO và LIFO. Vì thế mà nó hạn chế được những bất lợi từ việc kinh doanh các mặt hàng dễ hỏng, nhanh chóng lỗi thời. Điều đó sẽ tiết kiệm không ít chi phí tồn kho cũng như chi phí của doanh nghiệp, đồng thời sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.