Về phía chính phủ và nhà nớc.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu rau quả (Trang 67 - 71)

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trờng Mỹ

2. Về phía chính phủ và nhà nớc.

Việc đẩy mạnh xuất khẩu nói chung phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó cực kỳ quan trọng là quản lí vĩ mô.

Quản lý vĩ mô đối với hoạt động xuất khẩu có thể thấy trong các mặt: hệ thống thuế, tỉ giá hối đoái, các biện pháp quản lý phi thuế quan, các chính sách tài chính và chính sách xuất khẩu.

Xuất phát từ thực trạng của hoạt động xuất khẩu nớc nhà nói chung và hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty rau quả Việt Nam nói riêng ( đặc biệt là hoạt động xuất khẩu dứa sang Mỹ) cùng với kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu của các n- ớc nh Trung Quốc, các nớc đang phát triển trong khu vực nh đã nghiên cứu. Em có một số kiến nghị đối với nhà nớc về quản lý vĩ mô nh sau:

2.1 Nhà nớc nên có chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp.

Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng để thực hiện chiến lợc ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu.

Tỷ giá hối đoái ảnh hởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.

Hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng chịu ảnh hởng của tỷ giá hối đoái chính thức (TGHĐCT) và tỷ giá hối đoái thực tế (TGHĐTT) .

Tỷ giá hối đoái chính thức là tỷ giá hối đoái do nhà nớc công bố tại một thời điểm nhất định. Nhng tỷ giá hối đoái thực tế thì không phải là nh vậy mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát trong nớc và lạm phát ở các nớc có quan hệ thơng mại. TGHHTT và TGHĐCT có mối liên hệ sau:

TGHĐC T* chỉ số giá cả trong nớc TGHĐTT =

Chỉ số giá cả nớc ngoài.

Việc đa chỉ số giá cả nớc ngoài vào tính giá thực tế cần phải đợc thực hiện cẩn thận và cân nhắc kỹ vì một nớc có thể buôn bán với nhiều nớc khác. Để sử

dụng có hiệu quả chính sánh tỷ giá hối đoái có thể phải tính toán tỷ giá hối đoái song phơng đối với từng bạn hàng thơng mại quan trọng. Nếu tỷ giá hối đoái chính thức là cố định và chỉ số giá cả trong nớc tăng lên hơn so với chỉ số giá cả nớc ngoài thì tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên và ngợc lại.

TGHĐTT thay đổi ảnh hởng tới hoạt động kinh doanh của các Công ty, các doanh nghiệp. Do đó nó có thể gây tác động kìm hãm hay khuyến khích hoạt động xuất khẩu. Điều này thể hiện: Nếu tỷ giá hối đoái thực tế quá cao thì hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với sản phẩm nội địa mà chúng ta chịu chi phí cao hơn do lạm phát nhng hoạt động xuất khẩu trở nên kém sinh lợi do ngoại tệ thu đợc, bán với tỷ giá cố định thấp. Nếu các nhà xuất khẩu tăng giá xuất khẩu để bù đắp chi phí thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề chiếm lĩnh thị trờng. Nh vậy, tỷ giá thực tế tăng so với tỷ giá chính thức sẽ khuyến khích nhập khẩu nhng lại kìm hàm nhập khẩu.

Chính vì vậy, Để đảm bảo cho việc khuyến khích xuất khẩu nhà nớc cần có các giải phát giảm lạm phát ổn định giá trị đồng tiền nội địa và có tỷ giá chính thức hợp lý phù hợp với mục tiêu chung trong chiến lợc phát triển.

Là một đơn vi xuất khẩu đang bớc đầu tạo lập quan hệ với thị trờng Mỹ, một quốc gia có đồng tiền mạnh trên thị trờng thế giới, thì chính sách trên của chính phủ cũng tạo động lực và là cơ sở để đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu rau quả sang thị trờng này ở Tổng Công ty rau quả Việt Nam.

2.2 Nhà nớc nên thực hiện các biện pháp tài chính tín dụng nhằm khuyến khích xuất khẩu. khích xuất khẩu.

Việc nhà nớc áp dụng các biện pháp tài, chính tín dụng nhằm mở rộng xuất khẩu là rất quan trọng, nhất là các nhà xuất khẩu có quy mô vừa và nhỏ. Để chiếm lĩnh thị trờng nớc ngoài, thị trờng mà ở đó cạnh tranh cực kỳ khốc liệt nhà xuất khẩu cần phải thực hiện trả hoặc chậm dới hình thức tín dụng hàng hoá với lãi suất u đãi cho nhời mua. Trong trờng hợp này, sự hỗ trợ của nhà nớc là rất cần thiết đối với các đơn vị. Sự hỗ trợ trong việc đảm bảo tài chính tín dụng, thể hiện qua các hình thức:

Nhà nớc thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu + Cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu:

Vốn bỏ ra cho việc thực hiện hợp đồng sản xuất xuất khẩu thờng rất lớn. Ng- ời xuất khẩu phải có vốn trớc và sau khi giao hàng để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Nhiều khi ngời xuất khẩu cần phải có vốn để kéo dài khoản tín dụng dành cho khách hàng. Đặc biệt với các Công ty hay Tổng Công ty, vấn đề vố đang là vấn đề rất khó khăn nên rất cần đến sự cung cấp tín dụng của nhà nớc với lãi suất - u đãi. Cấp tín dụng trực tiếp cho Tổng Công ty không chỉ đơn thuần là sự hỗ trợ giúp để thực hiện xuất khẩu mà còn giúp cho Tổng Công ty giảm chi phí về vốn cho khách hàng xuất khẩu và giá thành xuất khẩu. Việc đảm bảo tín dụng ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu còn nâng cao hiệu quả xuất khẩu vì: Có vốn Tổng Công ty có thể thực hiện việc mà giá bán chịu thờng bao gồm cả giá bán trả ngay cộng với phí tổn bảo đảm lợi tức. Các ngân hàng nên hỗ trợ cho Tổng Công ty để đẩy mạnh xuất khẩu cả trớc và sau khi giao hàng.

+ Một là tín dụng trớc khi giao hàng. Trớc khi giao hàng Tổng Công ty cần một lợng vốn để mua vật liệu phục vụ sản xuất thu gom hàng xuất khẩu, trang trải các khoản chi phí, vận chuyển hàng tới cảng quy định trả tiền cớc, bảo hiểm, thuế... Lãi suất tín dụng xuất khẩu là yếu tố ảnh hởng tới sự cạnh tranh của tổng Công ty. Lãi suất thấp cho phép Tổng Công ty bán đợc giá thấp để cạnh tranh với hàng hoá khác, đặc biệt là đối với nhà xuất khẩu nớc ngoài nh: Trung Quốc, Hà Lan...

+Hai là tín dụng sau khi giao hàng: Đây là hình thức mua hối phiếu xuất khẩu tạm ứng theo chứng từ hàng hoá cuả ngân hàng đối với Tổng Công ty. Loại tín dụng này thờng để trả các khoản tín dụng trớc khi giao hàng.

Nhà nớc bảo đảm tín dụng

Nh nhiều đơn vị xuất khẩu khác, trong điều kiện cho phép để chiếm lĩnh thị trờng , Tổng Công ty, thực hiện bán chịu, trả chậm cho nớc ngoài. Việc bán chịu nh vậy thờng có rủi ro dẫn đến mất vốn. Trong trờng hợp này, để khuyến khích xuất khẩu nhà nớc cần phát huy hơn hiệy quả của dịch vụ bảo hiểm xuất khẩu, đền bù mất vốn để Tổng Công ty cũng nh các nhà xuất khẩu khác yên tâm hoạt động và tránh đợc rỉu ro. Tuy nhiên bản thân Tổng Công ty cũng sẽ rất quan tâm đến việc kiểm tra khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu và thu tiền bán hàng khi hết thời hạn sử dụng tín dụng.

2.3 Nhà nớc nên đẩy mạnh việc thực hiện trơ cấp xuất khẩu.

Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là giúp cho Tổng Công ty tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu do đó đẩy mạnh đợc xuất khẩu.

Đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu sanh thị trờng Mỹ hiện nay của Tổng Công ty đanh chịu mức lỗ rất cao (Do bị cạnh tranh mạnh mẽ mà cha đợc hởng thuế GSP và MSN.) Chính vì vậy việc trợ cấp xuất khẩu cho tổng Công ty sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động này đạt hiệu quả tốt hơn vợt qua đợc khó khăn trong hiện tại.

Trợ cấp trực tiếp: Là việc áp dụng thuế u đãi với hàng xuất khẩu, miễn hoặc giảm thuế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, cho nhà xuất khẩu đợc hởng giá u đãi đối với các yếu tố đầu vào của sản xuất. Đối với Tổng Công ty, do đợc khuyến khích xuất khẩu nên thuế xuất khẩu đợc miễn, mặc dù vậy hình thức xuất khẩu trực tiếp cần phải đợc phát huy tác dụng hơn nữa, nhất là việc hoàn lại thuế nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất và giá u đãi với các đầu vào khác.

Trợ cấp gián tiếp: là hình thức trợ cấp của Nhà nớc thông qua việc Nhà nớc dùng ngân sách của mình để giới thiệu, triễn lãm, quảng cáo...tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch xuất khẩu hoặc nhà nớc trợ giúp về kĩ thuật, đào tạo chuyên gia, Tổng Công ty rất cần sự giúp đỡ của Chính phủ trong việc nghiên cứu thị trờng, cung cấp thông tin về thị trờng, giới thiệu, triển lãm, quảng cáo hàng. Những vấn đề này bản thân Tổng Công ty làm không có hiệu quả cao đặc biệt là đối với thị tr- ờng Mỹ.

2.4 Biện pháp về thể chế tổ chức.

Nhà nớc tạo điều kiện cho xuất khẩu bằng phơng pháp thâm nhập thị trờng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá ở nớc ngoài thông qua việc:

-Công nhận hoặc thừa nhận, tham gia ký kết các công ớc chung về thơng mại...

- Lập các viện nghiên cứu cung cấp thông tin đầy đủ,kịp thời chính xác cho các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty nói riêng.

- Đào tạo cán bộ chuyên gia giúp tổng công ty.

trong quá trình đổi mới cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu Nhà nớc luôn chú trọng đề ra các biện pháop khuuyến khích mạnh mẽ việc sản xuất hàng xuất khẩu, và đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế... Tuy cơ chế mới làm cho thủ tục xuất khẩu thuận tiện đơn giản hơn nhiều nhng vẫn tồn tại một số thủ tục phiền hà, cần sớm hoàn thiện điều chỉnh.

về hệ thống thuế xuất nhập khẩu, cần hoàn thiện một số điểm để thực sự trở thành công cụ quản lý có hiệu quả, nh nhận xét của các chuyên gia kinh tế thì biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam v\ừa quá đơn giản vừa quá phức tạp và thuế xuất đối với một số mặt hàng tiêu dùng quá cao làm tăng buôn lậu và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

một số vấn đề quan trọng nữa là trong thời gian tới nhà nớc và chính phủ cần có những chính sách, biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy thông qua hiệp định thơng mại Việt Mỹ đã ký kết đợc hởng các quy chế đãi ngộ tối huệ quốc MFN và chế độ u đãi thuế quan phổ cập GSP.

Biểu 21. Biểu thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng vào Mỹ

Hàng hoá Không có MFN Có MFN Có GSP 1. Hàng may 80-90 45-50 - 2. Cao su giầy dép 88 37 - 3. Đồ chơi 70 0 - 4. Sản phẩm thép 20 0-5 - 5. áo khoác nữ 55 19 -

6. áo Jacket nam 54,5 21 2

7. áo sơ mi cọc tay 90 21 2

8. Dứa 35 6 3

( Nguồn: Vụ âu Mỹ- Bộ Thơng Mại )

Đây sẽ là động lực và thuận lợi cho Tổng công ty rau quả Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu dứa sang Mỹ trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu rau quả (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w