1.4.3.1 Nguyên nhân khách quan
• Biến động về kinh tế - chính trị trong nước và trên thế giới: những biến động này có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của bất kì doanh nghiệp xuất khẩu nào. Các biến động của các yếu tố trong nước sẽ ảnh hưởng tới việc thu mua, sản xuất hàng hóa cung ứng cho xuất khẩu của Công ty. Còn các biến động trên thị trường thế giới lại ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu, doanh thu của Công ty. Ví dụ như hiện nay, nền kinh tế thế giới đang trong cơn bão khủng khoảng tài chính, tất cả các nước đều hạn chế nhập khẩu để thắt chặt chi tiêu, như vậy số lượng đơn đặt hàng của các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu giảm mạnh, ảnh hưởng lớn tới doanh thu xuất khẩu đem về.
• Nhu cầu sử dụng mặt hàng thủ công mỹ nghệ không lớn: mặc dù nhu cầu sử dụng hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường thế giới có xu hướng tăng trong các năm qua nhưng do đây không phải là mặt hàng thiết yếu, cần thiết cho cuộc sống của con người nên nhu cầu thực sự đối với hàng thủ công mỹ nghệ thông thực sự lớn như các mặt hàng thủy sản, dệt may hay giày dép. Chỉ có những người tiêu dùng có mức thu nhập cao, ổn định mới có nhu cầu đối với mặt hàng này và khi đó yêu cầu của họ đối với kiểu dáng, chất lượng sản phẩm lại càng cao. • Sức ép cạnh tranh từ các công ty trong và ngoài nước: khi Nhà nước mở
rộng quyền xuất khẩu đối với nhiều loại hình doanh nghiệp thì cạnh tranh giữa các công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ngày càng gay gắt hơn. Các đối thủ trong nước tiềm năng của Công ty Artexport có thể kể đến như: công ty Artex Thăng Long, Artex Bát Tràng, TOCONTAP, các hợp tác xã, các công ty tư nhân, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ…Trong khi đó, các công ty đối thủ nước ngoài cũng là rào cản không nhỏ đối với Công ty Artexport, đặc biệt là các nước xuất khẩu thủ công mỹ nghệ hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, hay một số nước trong khu vực ASEAN như Indonesia, Malaysia…
1.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan
• Yếu kém trong khâu chủ động nguồn hàng: Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể tới: Một là, do khi có những đơn đặt hàng có giá trị lớn, yêu cầu thời hạn giao hàng lại ngắn, Công ty buộc phải đi thu gom hàng ở nhiều nguồn khác nhau, gây nên tình trạng chất lượng sản phẩm không đồng đều. Hai là, do Công ty chưa có sự liên kết thực sự vững chắc với các đơn vị sản xuất của mình, chưa thực sự đầu tư đúng mức vào các xưởng sản xuất đặc biệt là về đầu tư vào máy móc thiết bị sản
xuất và khâu thiết kế sản phẩm. Điều này lý giải tại sao một số hợp đồng Công ty không hoàn thành được, phải bồi thường tổn thất cho đối tác, hoặc bị đối tác trả lại sản phẩm do không đúng với yêu cầu của hợp đồng.
• Chưa chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường: Công ty chưa quan tâm đúng mức tới công tác nghiên cứu thị trường nên không thể đánh giá và dự báo chính xác về nhu cầu tại từng khu vực thị trường. Hậu quả là, Công ty thiếu thông tin về khu vực thị trường mà mình sẽ thâm nhập, do vậy Công ty có thể đã đánh mất thị phần tại một số thị trường tiềm năng mà đáng lẽ Công ty đã có được nếu biết quan tâm đúng mức tới công tác nghiên cứu thị trường. Không quan tâm tới khâu này, Công ty cũng khó có thể nhận ra tiềm năng của những khu vực thị trường mà sẽ là điểm tựa cho Công ty khi thị phần tại các thị trường lớn giảm đột ngột do cú sốc của khủng hoảng kinh tế như giai đoạn hiện nay.
• Chất lượng sử dụng nguồn nhân lực chưa cao: tại Công ty, lề thói làm việc của cán bộ công nhân viên vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp. Họ vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của tác phong làm việc tại cơ quan nhà nước trong suốt 40 năm, mặc dù Công ty đã chuyển sang hình thức cổ phần hóa được gần 5 năm. Bên cạnh đó, cũng xảy ra tình trạng cán bộ nhiều tuổi làm việc không hiệu quả còn cán bộ trẻ tuổi lại không được trọng dụng do không có kinh nghiệm. Đây thực sự sẽ là một tổn thất rất lớn nếu Công ty không kịp đề ra chính sách phát triển và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý. Con người luôn luôn là yếu tố quyết định thành công cho mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh.
• Công tác Marketing chưa hoàn thiện: các chính sách về sản phẩm, xúc tiến xuất khẩu của Công ty được thực hiện nhưng hiệu quả đem lại
thấp. Website của Công ty vẫn còn sơ sài, chưa phải là một kênh quảng cáo hữu ích đối với các bạn hàng nước ngoài. Mẫu mã và giá cả sản phẩm chưa được cập nhật liên tục trên Website.
Chương 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY
ARTEXPORT TRONG GIAI ĐOẠN HẬU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI
2.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT TRONG THỜI GIAN TỚI MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010
• Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 27.900.000 USD
Kim ngạch xuất khẩu: 11.450.000 USD
Kim ngạch nhập khẩu: 16.450.000 USD
• Tổng doanh thu: 631.075 triệu đồng
• Tổng lợi nhuận trước thuế: 24.245 triệu đồng
• Mức cổ tức dự tính: 20%
Thực hiện nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm tài chính 2008, Công ty sẽ dùng lợi nhuận đạt được năm 2009 để bù đắp hết số lũy kế của các năm trước. Như vậy, kết thúc năm 2009, Công ty đã hoàn thành việc bù đắp lỗ lũy kế và có lợi nhuận, hoàn thành trước một năm kế hoạch bù lỗ được Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Căn cứ vào kết quả kinh doanh năm 2009 và kế hoạch kinh doanh năm 2010, Công ty đã ra Nghị quyết về việc quyết định tạm ứng cổ tức năm 2010 ở mức 10%, đồng thời Công ty cũng xin ý kiến cổ đông về việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông theo tỷ lệ 10% từ nguồn vốn thặng dư.
2.1.2 Chiến lược sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 - 2015
• Chiến lược mở rộng thị trường, mặt hàng và ngành nghề mới
Xác định các thị trường xuất khẩu chính yếu cho thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, đồng thời tìm mọi cách tiếp cận với các thị trường mới, tiềm năng
Giữ vững và phát triển quan hệ với các đơn vị sản xuất hàng phục vụ xuất khẩu, lên kế hoạch đầu tư vào khâu sản xuất để có thể chủ động nguồn hàng cho xuất khẩu
Duy trì các ngành hàng truyền thống là hàng thủ công mỹ nghệ, đồng thời tìm kiếm phát triển các ngành hàng khác
• Chiến lược huy động vốn và tài chính
Khai thác triệt để nguồn vốn tín dụng, nhàn rỗi của nội bộ cho phát triển sản xuất và xuất khẩu
Tính toán phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý, tranh thủ tối đa các nguồn vốn ứng trước của khách hàng
Tăng vòng quay vốn, giảm tối đa công nợ và bán trả chậm
Đảm bảo uy tín đối với ngân hàng trong việc vay vốn và thanh toán nợ
Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trợ giúp của chính phủ cho ngành hàng theo quy định của WTO
• Chiến lược marketing
ty thông qua Website
Chủ động tham gia các hội chợ, gian hàng triểm lãm quốc tế về mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở trong và ngoài nước
Xây dựng chính sách Marketing hiệu quả với bốn yếu tố “Uy tín – Chất lượng – Giá cả - Khuyến mãi”
Đẩy mạnh công tác marketing thông qua các hình thức quảng cáo khác như qua báo đài, ti vi …
Có chiến lược khuyến mãi thích hợp đối với các mặt hàng trong từng thời kỳ cho các Công ty đối tác
• Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại cũng như nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý ở trụ sở chính
Trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tạo tác phong làm việc năng động, công nghiệp cho các cán bộ trong Công ty
Đưa cán bộ của Công ty đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, đặc biệt là các nước hàng đầu về xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
Mở các lớp đào tạo nghề, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân ở các xưởng, làng nghề sản xuất hàng cho Công ty
2.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY KHI XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ RA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
2.2.1 Cơ hội
và toàn diện, trong đó ngành thủ công mỹ nghệ đạt được nhiều thành tựu đáng kể, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã không ngừng tăng lên, trở thành một trong những ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất của cả nước.
2.2.1.1 Tiếp cận với nhiều thị trường mới
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận được thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên và vị thế thị trường ngang bằng với tất cả các quốc gia đó. Hàng hóa thâm nhập thị trường khổng lồ này không gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký. Đây cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ tiếp cận được với nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới. Trước đây, Đông Âu – các nước SNG cũ là thị trường xuất khẩu chính của thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Hiện nay, thị trường này đã suy yếu, và hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã hướng tới những thị trường mới có tiềm năng lớn hơn như Nhật Bản, Mỹ, EU…
2.2.1.2 Cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm
Việt Nam sẽ được tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới nhờ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mình, bởi lẽ, thành viên WTO có những quốc gia là những nền kinh tế hàng đầu thế giới về khoa học công nghệ, có năng lực quản lý ở trình độ cao, hệ thống tài chính, tiền tệ phát triển. Như vậy, Việt Nam sẽ tiếp nhận những công nghệ mới để ứng dụng vào sản xuất theo hướng “đi tắt đón đầu”. Ngành thủ công mỹ nghệ cũng được hưởng lợi ích từ chính sách mở cửa nền kinh tế này của Việt Nam. Ngành có khả năng tiếp cận với những kỹ thuật mới trong sản xuất, và học tập được kinh nghiệm về công nghệ sản xuất cũng như quản lý từ các nước hàng đầu về xuất khẩu thủ công mỹ nghệ như Trung Quốc, Thái Lan và một số nước ASEAN.
2.2.2 Thách thức
2.2.2.1 Áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài
Thị trường nội địa có sức mua yếu, trong khi kinh nghiệm thị trường quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế đang là lực cản không nhỏ đối với các doanh nghiệp khi muốn thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của mình. Ngành hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề truyền thống Việt Nam hiện tại còn thiếu tính liên kết giữa khoa học và mỹ thuật học với việc chế tạo, sản xuất sản phẩm nên Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh cao với hàng hóa Trung Quốc, Thái Lan cùng nhiều nước ASEAN cả về giá cả và mẫu mã; chưa kể áp lực từ hàng nhái, hàng giả...của các doanh nghiệp xuất khẩu khác trong nước.
2.2.2.1 Tình trạng vi phạm bản quyền, sao chép mẫu mã, tranh chấp bản quyền
Thách thức lớn nhất đối với hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong quá trình xuất ngoại hiện nay là tình trạng vi phạm bản quyền. Hiện nay, ngành thủ công mỹ nghệ vẫn chưa tìm ra lối thoát cho tình trạng sao chép mẫu mã, tranh chấp bản quyền giữa các doanh nghiệp dẫn đến hạn chế sự phát triển. Hiện nay, tình trạng ăn cắp bản quyền, mẫu mã sản phẩm đang diễn ra một cách thô bạo. Điều này đã hạn chế rất lớn sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ. Chẳng hạn, trong một triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tổ chức tại Đức mới đây, nhiều khách tham quan phản ánh có đến 3 doanh nghiệp trưng bày một sản phẩm giống hệt nhau từ chi tiết đến nguyên liệu. Điều này đã khiến không ít đối tác nước ngoài có cái nhìn thiếu thiện cảm về doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Có thương hiệu riêng là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Để xây dựng được thương hiệu, trước khi tung sản phẩm ra thị trường, điều doanh nghiệp cần làm là đăng ký bản quyền sở hữu mẫu mã lên Cục Sở hữu
trí tuệ để khẳng định trên cơ sở pháp lý quyền sở hữu của mình và được pháp luật bảo vệ. Nhưng các doanh nghiệp không những không đăng ký mà còn ăn cắp của nhau dẫn đến tranh chấp, kiện tụng tràn lan.
Sở dĩ hiện nay các doanh nghiệp lười đăng ký bản quyền là do họ vẫn kinh doanh theo lối “chụp giật”, chạy theo lợi nhuận trước mắt, chưa có định hướng lâu dài cho sự phát triển bền vững. Mặt khác, căn bệnh này cũng là do một số thủ tục pháp lý gây nên. Chúng ta đã có Luật Sở hữu trí tuệ nhưng thủ tục đăng ký bản quyền còn rườm rà, rắc rối, có nhiều chồng chéo, mang tính chất hành chính. Quản lý thì quá lỏng lẻo so với các nước trong khu vực chứ chưa nói gì đến thế giới. Thời gian hoàn thành quá lâu khiến nhiều doanh nghiệp nản mà bỏ cuộc.
2.2.2.2 Thiếu thông tin hỗ trợ thị trường
Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước chưa xứng với tiềm năng về nguồn nguyên liệu và lực lượng lao động hơn 10 triệu người của ngành này. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của các doanh nghiệp hạn chế, thiếu thông tin hỗ trợ thị trường. Hiện nay, đầu ra lớn nhất của thủ công mỹ nghệ Việt Nam là thị trường Mỹ và EU.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam lại không am hiểu về văn hóa của họ, chỉ đưa ra các sản phẩm mang bản sắc văn hóa Việt Nam mà quên mất rằng người tiêu dùng cần những sản phẩm có dấu ấn văn hóa quê hương họ. Vì thế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng xuất khẩu các mặt hàng “lệch pha” với nhu cầu của thị trường và “chậm tiến” so với các đối thủ cạnh tranh.
Theo các chuyên gia, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là việc thiếu thông tin dẫn đến không nắm bắt được giá cả, nhu cầu, xu
thế phát triển của thị trường, chưa am hiểu văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài... trong khi những thông tin này lại vô cùng cần thiết đối với những người làm kinh doanh.
Điều mà các doanh nghiệp cần hiện nay là có một trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu và đẩy mạnh phát triển thị trường từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Hiệp hội thủ công mỹ nghệ mới được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập. Các doanh nghiệp hy vọng đây sẽ là nơi xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, giúp họ giữ gìn, bảo hộ bản quyền, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
2.2.2.3 Đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm tại các thị trường khó tính
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam chủ yếu xuất sang thị