• Lập ra chương trình xúc tiến thương mại kết hợp 3 phương thức xúc tiến “Tiếp thị xuất khẩu tại chỗ”, “Tiếp thị xuất khẩu qua mạng” và “Văn phòng giao dịch ảo” với mục tiêu kết nối Công ty với khách hàng quốc tế để giao dịch, ký kết hợp đồng xuất khẩu tại chỗ, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, thông tin, sản phẩm trên các phương tiện thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường nội địa và quốc tế
• Tham gia các hội chợ, triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước
Việc tham gia các hội chợ, triển lãm này sẽ có tác động rất lớn trong việc thúc đẩy giao thương giữa các doanh nghiệp. Tại những hội chợ như vậy, Công ty vừa có thể trưng bày sản phẩm của mình, tìm kiếm đối tác nhập khẩu, và cũng có thể tìm thêm được các nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu.
Lựa chọn hội chợ thương mại phù hợp là một bước quan trọng để quá trình thâm nhập thị trường và tìm kiếm khách hàng thành công. Chỉ nên chọn từ 1 đến 2 hội chợ, nhưng tham gia thường xuyên để thúc đẩy những mối quan hệ ban đầu thành những hợp đồng kinh doanh và hợp tác thực sự ổn định.
cần thiết như danh mục hàng cung cấp, bảng giá, catalog, địa chỉ trang web, tờ rơi, danh thiếp...để phát cho khách tham quan và các doanh nghiệp nhập khẩu tại hội chợ.
Ngoài ra, Công ty nên mời những khách hàng tiềm năng đến thăm gian hàng, đặc biệt ở những hội chợ thương mại quốc tế qui mô lớn, vì doanh nghiệp rất khó thu hút sự chú ý của khách tham quan và người nhập khẩu.
Bảng 2.1 – Kế hoạch chuẩn bị chi tiết khi đi tham dự hội chợ, triển lãm
STT HOẠT ĐỘNG THỜI HẠN
1 Thông tin hội chợ và nộp đơn đăng ký 12 – 8 tháng
2 Quyết định về ngân sách 12 – 8 tháng
3 Quyết định tham dự hội chợ 11 – 7 tháng
4 Đặt thuê diện tích gian hàng 11 – 6 tháng
5 Họp công ty lên kế hoạch lần thứ nhất 10 – 6 tháng
6 Đề nghị xác nhận của đơn vị tổ chức hội chợ 8 – 5 tháng
7 Lấy báo giá thuê gian hàng 7 – 5 tháng
8 Lập kế hoạch ngân sách chi tiết 7 – 5 tháng
9 Đặt chỗ ở khách sạn 5 tháng
10 Lựa chọn lần cuối các sản phẩm mang đi trưng bày 5 tháng
11 Quyết định về chiến dịch quảng bá sản phẩm 5 tháng
12 Chuẩn bị danh sách gửi thư 5 tháng
13 Nhận được sự chấp thuận của đơn vị tổ chức về thiết kế gian hàng
4 tháng
14 Lấy báo giá của công ty giao nhận 4 tháng
15 Gửi mẫu catalog cho đơn vị tổ chức 4 tháng
16 Chuẩn bị tài liệu giới thiệu về công ty, sản phẩm 4 tháng
18 Chỉ định nhân viên phụ trách gian hàng 4 tháng 19 Đặt vé máy bay, phương tiện đi lại phục vụ cho chuyến đi 4 tháng 20 Sắp xếp người tiếp đón, nhân viên bản địa, người phiên dịch 3 tháng 21 Chuẩn bị thẻ ra vào cho nhân viên và doanh nghiệp tham gia hội chợ 3 tháng
22 Tổng kết danh sách gửi thư 3 tháng
23 Gửi thông cáo báo chí cho đơn vị tổ chức hội chợ và các báo chí thương mại
3 tháng
24 Gửi thư mời cho khách tham quan (lần thứ nhất) 2 tháng
25 Giao hàng triển lãm cho đại lý giao nhận 1 tháng
26 Gửi thư mời cho khách tham quan (lần thứ hai) 1 tháng 27 Lập danh sách khách hàng chào hàng qua điện thoại 2 tuần
28 Hàng gửi đi trển lãm tới hội chợ 10 ngày
29 Các nhân viên tham gia đoàn tới được hội chợ 2 ngày
Nguồn: www.viettrade.gov.vn
• Đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử (e-Marketing): Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, thương mại điện tử ngày càng trở nên hữu ích, việc giao dịch trở nên dễ dàng và không còn sự cản trở về không gian. Thông qua quảng cáo trên Internet, khách hàng (nhà nhập khẩu) sẽ có đầy đủ thông tin về sản phẩm, giá cả, mẫu mã, phương thức thanh toán…còn người bán (Công ty) sẽ có thể quảng bá sản phẩm và hình ảnh của mình đến khách hàng trên toàn thế giới với chi phí rẻ mà vẫn nhanh chóng và tiện lợi. So với phương thức tham gia hội chợ triễn lãm tại nước ngoài, nếu biết sử dụng e-Marketing một cách hiệu quả, chắc chắn Công ty sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho khâu quảng cáo.