Quy hoạch lại ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (Trang 66 - 69)

So với một số ngành xuất khẩu khác như da giày, dệt may..., tuy kim ngạch của hàng thủ công mỹ nghệ chưa cao, nhưng tỉ trọng ngoại tệ thực thu của ngành lại rất lớn, do nguyên liệu nhập khẩu chỉ chiếm từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu. Trong khi đó, các ngành khác do nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, nên giá trị thực thu về cho đất nước nhiều khi chỉ chiểm

tỉ trọng 5-20% trong tổng kim ngạch. Thêm nữa, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ còn có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi, người già, trẻ nhỏ góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Song, các làng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên cả nước vẫn rất manh mún, thiếu định hướng, chủ yếu mạnh ai nấy làm. Nói cách khác, vẫn đang thiếu một nhạc trưởng trong quy hoạch, phát triển làng nghề. Điều này đã góp phần khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thiếu vốn, ít có điều kiện áp dụng công nghệ mới, mẫu mã chậm cải tiến…dẫn tới sản phẩm khó tiếp cận trực tiếp với các thị trường lớn và thường phải thông qua trung gian thương mại. Hơn thế nữa, khi đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, các làng nghề thủ công mỹ nghệ có nguy cơ ngày càng mai một. Vì vậy, đòi hỏi chính phủ cần có những biện pháp để quy hoạch lại ngành sản xuất cũng như xuất khẩu thủ công mỹ nghệ một cách tổng thể. Tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng cho các làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ: Trước hết, Nhà nước cần phát trển hệ thống giao thông nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và sinh hoạt của làng nghề, đảm bảo sự lưu thông hàng hóa giữa càng làng nghề và giữa làng nghề với thị trường. Thứ hai là Nhà nước cần tiến hành xây dựng các hệ thống công trình về cấp thoát nước, xử lý chất thải giảm ô nhiễm môi trường. Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân và doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, quy định rõ trách nhiệm của họ trong việc đóng góp kinh phí cho hệ thống xử lý chất thải bảo vệ môi trường, có những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những doanh nghiệp và hộ sản xuất vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

các làng nghề theo hướng hiện đại hóa, chuyên môn hóa, khai thác triệt để tiềm năng và thế mạnh của mỗi làng nghề thủ công mỹ nghệ. Ở mỗi cụm sản xuất như vậy, cần thành lập các Ban quản lý với chức năng, nhiệm vụ giải quyết các vấn đề chung của toàn khu vực như vấn đề bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, từ đó giúp cho các làng nghề phát triển bền vững hơn, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Việc xây dựng và phát triển các cụm sản xuất này cần phải phù hợp với nguồn nguyên liệu sẵn có của vùng. Trước mắt, cần tập trung hỗ trợ và đầu tư vào những làng nghề có sức sản xuất lớn, có sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường, có thị trường xuất khẩu ổn định, có nhu cầu và điều kiện đổi mới, cải tiến kỹ thuật công nghệ… Đồng thời khuyến khích các Công ty tư nhân hoặc doanh nghiệp cổ phần xây dựng, quản lý các cụm, khu sản xuất tập trung như vậy.

Quy hoạch vùng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ:

Nguồn nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam gồm các chủng loại chính: tre, mây, gỗ, cói, lục bình, bẹ chuối, lá buông, nguyên liệu gốm sứ, sợi… Kết quả thống kê cho thấy, tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu đã diễn ra trên diện rộng những năm gần đây do nhu cầu sản xuất, chế biến sản phẩm tăng cao, trong lúc các vùng nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp, khai thác tràn lan, công tác quản lý ở nhiều địa phương lỏng lẻo. Nếu như trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu trong nước thì đến nay, chúng ta đã phải nhập khẩu đến 50% nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến. Nguyên liệu gỗ là nhóm phải nhập khẩu nhiều nhất. Vì vậy, Nhà nước cần thực thi chương trình “Quy hoạch các làng nghề gắn với vùng nguyên liệu” trên phạm vi cả nước để tránh tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu mà sẽ khiến ngành thủ công mỹ nghệ có thể rơi vào

thoái trào.

Đưa ra quy định cụ thể về việc sử dụng lao động nhàn rỗi không thường xuyên ở nông thôn, đối với lao động gia công hàng thủ công mỹ nghệ, để chi phí tiền gia công được chấp nhận là chi phí hợp lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w