Thực trạng hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Đông Á Chi nhánh Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Đông Á - chi nhánh Hà Nội (Trang 45 - 49)

Biểu đồ 4: Dưnợ TD và TDNH tại EAB Hà Nội qua các năm.

2.2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Đông Á Chi nhánh Hà Nội.

nhánh Hà Nội.

Lê Hồng Phong Ngân hàng 45 B

* Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn.

Biểu đồ 6:Tín dụng ngắn hạn qua các năm.

139,014 202,444 202,444 313,078 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2004 2005 2006 năm triệu đồng dư nợ tín TDNH

Dư nợ tín dụng ngắn hạn cao nhất vào năm 2006 đạt hơn 313 tỷ đồng, chiếm hơn 85% tổng dư nợ tín dụng. So với các đối thủ cạnh tranh như các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng TMCP lớn ở Việt Nam thì tỷ lệ này vẫn còn nhỏ thể hiện thị trường hoạt động chính của ngân hàng Đông Á là ở thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh EAB-Hà Nội chỉ là chi nhánh cấp hai trực thuộc. Tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng thị trường Hà Nội là một thị trường mục tiêu rất hấp dẫn mà ngân hàng cần phải khai thác triệt để.

Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng dần qua các năm, năm 2004 là 139,014 triệu đồng; năm 2005 là 202,444 triệu đồng tăng 54.65% so với năm 2004; năm 2006 là 313,078 triệu đồng tăng 54.65% so với năm 2005. Qua biểu đồ cho thấy tăng trưởng tín dụng ngắn hạn qua các năm tại chi nhánh là rất cao. Thể hiện chi nhánh đã thực hiện khá tốt những biện pháp nhằm cạnh tranh cũng như mở rộng quy mô cho vay.

* Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn.

Lê Hồng Phong Ngân hàng 45 B

Bảng 7: Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

chỉ tiêu 2004 2005 2006

Doanh số thunợ TDNH 842,852 782,763 1,090,564

Dư nợ TDNH BQ 187,301 195,203 222,564

Vòng quay vốn TDNH 4.5 4.01 4.9

Đối với chi nhánh vòng quay vốn cho vay ngắn hạn năm 2004 là 4.5; năm 2005 là 4.01; và đạt mức cao nhất là 4.9 năm 2006. So với toàn hệ thống cũng như toàn ngành thì chỉ số này là khá cao. Tại chi nhánh, công tác phân tích tín dụng, lựa chọn doanh nghiệp để cho vay, định kỳ hạn nợ, gia hạn nợ vay, kểm tra, kiểm soát đã được coi trọng khá kỹ. Đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới là các công ty nhập khẩu. Các công ty này thu hồi vốn khá nhanh. Số liệu trên phản ánh tình hình kinh doanh của khách hàng của chi nhánh là khá tốt

* Tình hình nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là phần nợ mà khách hàng không hoàn trả được đúng hạn cho nhân hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Bảng 8: DƯ NỢ QUÁ HẠN QUA CÁC NĂM 2005 – 2006

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng dư nợ tín dụng triệu đồng 163,951 240,632 365,361 Dưnợtín dụng bình quân triệu đồng 227,721 243,912 265,780

Dư nợ quá hạn triệu đồng 882 882 882

Dư nợ quá hạn ngắn hạn triệu đồng 882 880 882

Dư nợ trung và dài hạn. triệu đồng 0 0 0

Tỷ lệ dư nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ tín dụng % 0.54 0.37 0.24 Tỷ lệ dư nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ bình quân % 0.39 0.36 0.33

Lê Hồng Phong Ngân hàng 45 B

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Đông Á Hà Nội năm 2006.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại chi nhánh giảm dần qua các năm, giảm từ 0.54% năm 2004 xuống còn 0.37% năm 2005 và 0.24% năm 2006.

Tổng dư nợ quá hạn của EAB Hà Nội là 882 triệu đồng và qua hai năm tiếp theo, không phát sinh nợ quá hạn. Nguyên nhân trực tiếp là chi nhánh đã không ngừng cải tiến quy trình tín dụng và quán triệt những chính sách tín dụng chi nhánh đề ra đầu mỗi kỳ kinh doanh. Trong số 882 triệu đồng nợ quá hạn, 100% là nợ quá hạn ngắn hạn không có nợ quá hạn trung và dài hạn. Điều này cho thấy hiệu quả trong tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh chưa cao bằng tín dụng trung và dài hạn, công tác cho vay ngắn hạn của chi nhánh còn nhiều bất cập cần phải sửa đổi bổ sung. Nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh khoản nợ quá hạn ngắn hạn này là do cán bộ tín dụng chưa coi trọng đúng mức tầm quan trọng của việc tuân theo quy trình tín dụng và từ phía người vay làm ăn thua lỗ mất khả năng trả nợ.

So với các ngân hàng quốc doanh, tỷ lệ này là rất thấp và có thể nói là tốt. Là một ngân hàng thương mại cổ phần, không có sự bảo hộ của nhà nước. Việc quyết định cho vay mỗi khoản vay đều liên quan trực tiếp đến lợi ích của chi nhánh cũng như toàn hệ thống, vì vậy chi nhánh đều phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tuyệt đối rủi ro cho mình.

Trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động kinh doanh là điều tất yếu, do đó nợ quá hạn của ngân hàng thương mại luôn tồn tại rất khó tránh khỏi. Nhưng nếu một ngân hàng thương mại có nhiều khoản nợ quá hạn hay tỷ lệ nợ quá hạn quá cao sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, sẽ có nguy cơ mất vốn, dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản một ngân hàng. ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là có chất lượng Lê Hồng Phong Ngân hàng 45 B

vay thấp, do đó giải quyết nợ quá hạn là mối quan tâm thường trực của tất cả các ngân hàng thương mại.

* Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng ngắn hạn.

4.87 7.09 7.09 11.58 0 2 4 6 8 10 12 tỷ đông 2004 2005 2006 năm

Biểu đồ 7: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ngắn hạn

East

Không chỉ chiếm phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng, tín dụng ngắn hạn còn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh tăng dần qua các năm, 4.87 tỷ đồng năm 2004; 7.09 tỷ đồng năm 2005 (tăng 46% so với năm 2004); 11.58 tỷ đồng (tăng 63% so với năm 2005).

Sở dĩ có được sự tăng trưởng nhảy vọt này của lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ngắn hạn là bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của dư nợ tín dụng ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Đông Á - chi nhánh Hà Nội (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w